253-2022 - page 7

7
HUỲNHDU
C
hiều 3-11, TAND tỉnh Long
An tuyên án phúc thẩm vụ lợi
dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân xảy ra tại Tịnh thất
Bồng Lai đối với bị cáo Lê Tùng
Vân và các đồng phạm.
HĐXX bác kháng cáo của các
bị cáo, tuyên y án sơ thẩm. Cụ thể,
HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Tùng
Vân năm năm tù; Lê Thanh Hoàn
Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên,
Lê Thanh Trùng Dương mỗi bị cáo
bốn năm tù; Lê Thanh Nhị Nguyên
ba nămsáu tháng tù và CaoThị Cúc
ba năm tù, cùng về tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
HĐXX nhận định các bị cáo
kháng cáo kêu oan nhưng không
cung cấp được chứng cứ mới nên
không có căn cứ để chấp nhận. Do
đó cần giữ nguyên án sơ thẩm, cần
cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội
một thời gian để răn đe.
Tại phiên tòa ngày 3-11, bị cáo
Lê Tùng Vân tiếp tục vắng mặt vì
lý do sức khỏe. Luật sư bào chữa
cho rằng đơn kháng cáo kêu oan
của ông Vân nêu rõ: “Tôi không
xúc phạm Phật giáo Việt Nam tỉnh
Long An, cũng không xúc phạm
Công an huyện Đức Hòa... Tôi yêu
cầu tòa phúc thẩm sửa bản án sơ
thẩm, tuyên tôi và các đệ tử của tôi
vô tội, trả tự do cho các đệ tử của
tôi, đình chỉ vụ án”.
Đây cũng là lời đề nghị của các
bị cáo trong phần bào chữa của
mình. Các luật sư đề nghị HĐXX
ghi nhận để qua đó xác định trong
trường hợp này, vụ án đã vi phạm
luật tố tụng, không đảm bảo việc
xét xử, tuyên án đối với các bị cáo.
Từ đó, luật sư cho rằng các bị cáo
bị oan sai, đề nghị tòa tuyên không
phạm tội và trả tự do cho các bị cáo.
Tuy nhiên, theoVKS, căn cứ vào
hồ sơ, quá trình điều tra và xét hỏi tại
tòa, nhận thấy các bị cáo đã có hành
vi sử dụng các phương tiện điện tử,
sử dụng mạng xã hội để đăng tải,
chia sẻ nhiều clip, nội dung chứa
thông tin sai sự thật, bịa đặt, xúc
phạm giáo lý Phật giáo, xúc phạm
uy tín của Công an huyệnĐức Hòa,
cá nhânThượng tọaThíchNhật Từ,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Long An...
Các bị cáo đã sản xuất và đăng
tải năm video và một bài viết trên
mạng xã hội Facebook. Những
người xuất hiện trong các video
nêu trên đã được giám định và căn
cứ vào lời khai của những người
làm chứng, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan xác định là các
bị cáo. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX
bác kháng cáo của các bị cáo, giữ
nguyên án sơ thẩm.
Được nói lời sau cùng trước khi
tòa nghị án, các bị cáo không chấp
nhậnmà yêu cầu được tiếp tục tranh
luận. Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở
các bị cáo nếu không nói lời sau
cùng thì HĐXX sẽ vào nghị án vì
đây không còn là phần tranh luận.
Bị cáo Hoàn Nguyên cho rằng
mình bị oan, xinHĐXXxemxét để
có bản án khách quan, công bằng.
Còn bị cáo Nhị Nguyên thì yêu cầu
thay đổi HĐXX. “Tôi không tranh
luận được nên tôi yêu cầu thay đổi
thành phầnHĐXX. Tôi thấy không
khách quan, những lời tranh luận tôi
không được tranh luận, tất cả clip
tôi không tham gia, tôi bị oan” - bị
cáo này nói.
HĐXX sau đó đã vào nghị án và
tuyên án như trên.•
Tòa tuyên
y án 6 bị cáo
vụ Tịnh thất
Bồng Lai
HĐXX nhận định các bị cáo kháng cáo
kêu oan nhưng không cung cấp được
chứng cứmới nên bác kháng cáo,
tuyên y án sơ thẩm.
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu4-11-2022
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: HUỲNHDU
Bộ trưởng Trần
HồngHà phát biểu
tại buổi thảo luận
tổ về dự thảo Luật
Đất đai (sửa đổi).
Ảnh: QUANGPHÚC
BộtrưởngTrầnHồngHànóivề
giábồi thườngkhi thuhồiđất
Sẽ không còn chuyệnNhà nước thu hồi đất để làmquốc phòng, an ninh
thì giá rẻ hơn đất làm thươngmại, dịch vụ.
Sáng 3-11, theo lịch trình, các
đại biểu (ĐB) Quốc hội thảo
luận tại tổ về dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi). Tại buổi thảo luận,
các ĐB đặc biệt quan tâm đến
vấn đề thu hồi đất, nhất là đối
với các dự án để phát triển kinh
tế - xã hội.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)
dẫn Điều 86 về thu hồi đất để
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng. Theo
đó, Điều 86 đưa ra rất nhiều loại
dự án thuộc diện Nhà nước thu
hồi, trong đó có cả dự án khu đô
thị, nhà ở thương mại, dự án lấn
biển, dự án chỉnh trang đô thị,
khu dân cư nông thôn...
ĐB Ngân đề nghị rà soát, quy
định cụ thể hơn về điều kiện,
tiêu chí đối với từng trường hợp
thu hồi đất để phát triển kinh
tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia,
công cộng, để đảm bảo quyền
của người dân theo Hiến pháp và
pháp luật. Ông Ngân cho rằng
dự thảo luật nên hạn chế tối đa
những dự án Nhà nước đứng ra
thu hồi đất, để các dự án kinh
tế - xã hội cho người dân và nhà
đầu tư tự thương lượng theo giá
thị trường. Ngoài ra, chỉ xem xét
thu hồi đất nông nghiệp và hạn
chế đến mức tối đa thu hồi đất
phi nông nghiệp của dân.
“Khi đi tiếp xúc cử tri, người
dân cho biết đất của họ tự nhiên
bị quy hoạch đất công viên, cây
xanh và được bồi thường giá rất
thấp. Trong khi ngay bên cạnh,
nhà dân khác thuộc quy hoạch
đất thương mại lại được bồi
thường giá cao hơn nhiều. Tôi
cho rằng phải xem xét mặt bằng
giá để đảm bảo quyền lợi của
người dân” - ông Ngân nói.
Bên cạnh đó, ĐB Ngân cũng
nêu thêm: Sau khi thu hồi đất,
việc bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất phải bảo đảm người
có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm
bảo thu nhập và điều kiện sống
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ là rất
gian nan.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan
(TP.HCM) cho biết từ lần sửa
đổi Luật Đất đai năm 2003, bà
và nhiều ĐB đã đặt vấn đề Nhà
nước chỉ nên tập trung thu hồi
đất vì mục đích an ninh, quốc
phòng. Qua gần 10 năm thực
hiện luật, thực tế cho thấy vấn
đề thu hồi đất đã gây không ít
sự việc mất an ninh trật tự, ảnh
hưởng đến quyền lợi, lòng tin
của người dân.
Nữ ĐB cho rằng mục đích phát
triển kinh tế - xã hội, lợi ích công
cộng rất rộng, liệt kê vào luật sẽ
“chỗ thiếu, chỗ thừa”. Do vậy, bà
kiến nghị luật chỉ quy định Nhà
nước thu hồi, trưng dụng đất cho
mục đích an ninh, quốc phòng,
các dự án còn lại để doanh nghiệp
tự thương lượng với người dân.
Có mặt tại buổi thảo luận tổ,
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần
Hồng Hà đã ghi nhận, tiếp thu,
đồng thời giải trình thêm một
số nội dung mà các ĐB quan
tâm. Đặc biệt, liên quan đến vấn
đề thu hồi đất, Bộ trưởng Trần
Hồng Hà khẳng định: Sẽ không
còn khái niệm Nhà nước thu hồi
đất để làm quốc phòng, an ninh
và làm đường thì giá thu hồi rẻ
hơn đối với đất đai làm thương
mại, dịch vụ của doanh nghiệp.
“Chúng tôi muốn tất cả các
vấn đề này sẽ trên một mặt bằng
về chính sách. Luật lần này
mong muốn và cố gắng làm như
vậy” - Bộ trưởng Hà nói.
Theo Bộ trưởng Hà, để làm
được điều đó, Nhà nước sẽ trực
tiếp điều tiết địa tô chênh lệch do
Nhà nước điều chỉnh mục đích,
xây dựng hạ tầng và Nhà nước
phải hài hòa được các lợi ích
này cho địa phương này với địa
phương khác, giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân sử
dụng đất cũng như bảo đảm công
bằng cho các đối tượng khác.
Ông Hà nói: “Ở đây có quan
điểm nên mở rộng đối tượng
thuộc diện Nhà nước thu hồi
hay giảm tối đa việc Nhà nước
thu hồi? Về phía Bộ TN&MT,
quan điểm là chỉ thu hồi khi dự
án chứng minh được đó là dự
án công, những dự án an ninh,
quốc phòng, dự án kinh tế - xã
hội nhưng mang lại lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng. Vấn đề
quan trọng nhất là bằng cách nào
chứng minh được dự án đó mang
lại lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc này chúng tôi xác định sẽ
để những người dân trực tiếp bị
thu hồi đất nêu ý kiến việc có tạo
ra lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng không, có tạo ra khoảng
cách giàu nghèo không, có tạo ra
bất ổn xã hội không, vấn đề giá
cả bồi thường hợp lý không, tái
định cư hợp lý không...”.
Bộ trưởng Hà cho biết nếu
người dân nói đồng ý thì đó là vì
mục đích quốc gia, công cộng.
Nếu người dân bảo không phải
thì chúng ta chỉ dừng lại ở danh
mục các dự án vì mục đích quốc
phòng, an ninh và dự án Nhà
nước bỏ tiền ra đầu tư.
NHÓM PV
Cần sự công bằng trong xác định giá đất
Theo quy định hiện hành, có năm phương pháp để xác định giá đất
cụ thể. Việc xác định giá đất cụ thể dùng để bồi thường cho dân khi Nhà
nước thu hồi đất và để xác định nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp.
Hiện nay, một số trường hợp được dùng nhiều phương pháp để tính
giá đất cho một hồ sơ dự án. Tuy nhiên, nhiều khi kết quả xác định giữa
các phương pháp lại cho ra kết quả chênh lệch khá lớn.
Có ý kiến cho rằng cứ làm hết năm phương pháp, cái nào cho ra giá
cao nhất thì áp dụng để tránh thất thu ngân sách nhà nước. Nếu chúng
ta dùng hết nămphương pháp xác định giá đất rồi chọn ra phương pháp
có giá cao nhất thực hiện theo cách làm này thì có ý kiến thắc mắc: Khi
Nhà nước bồi thường cho người dân thì có gây thiệt hại cho ngân sách
nhà nước hay không? Và khi dùng giá cao nhất đó để xác định nghĩa vụ
tài chính cho doanh nghiệp thì liệu có công bằng với họ?
Đó cũng chính là lý do khiến cho các hội đồng thẩm định giá đất
TP bất an khi tham gia thẩm định giá đất cụ thể. Từ thực tiễn đó, bà
Hạnh kiến nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về việc xác định
giá đất cụ thể để tạo hành lang pháp lý an toàn cho việc tổ chức thực
hiện. Đồng thời tạo sự công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp.
ĐB
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
,
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook