12
TÚNGÂN
C
hiềumuộnmột ngày giữa
tháng 11-2022, chờ mãi
tôimới gặpđược emTQD
tại căn nhà nhỏ xíu chừng 10
m
2
, ọp ẹp nằm sâu trong con
hẻm nhỏ phường 4, quận 8
(TP.HCM). Đưa tay lau mồ
hôi trên trán, D cho biết giờ
này mới đi học về. Năm nay
D học lớp 9 Trường THCS
Dương Bá Trạc, quận 8.
Nhiều đêm em nằm
mơ thấy ba!
“Mẹ mất khi em vừa tròn
sáu tuổi, em sống cùng ba và
anh. Tháng 8-2021, cả gia đình
mắc COVID-19, ba không
may qua đời. Chỗ dựa duy
nhất của hai anh em không
còn, phải đến gần một năm
sau tụi emmới thích nghi được
với hoàn cảnh hiện tại” - cậu
bé tâm sự, giọng trầm buồn.
Đều đặn 6 giờ 30 mỗi ngày
sau khi đưa em đến trường,
anh của D lại tất bật với guồng
quay cơm áo bằng nghề chạy
xe ôm công nghệ để chăm
lo cho em trai. Còn D sau
khi đi học về cũng tranh thủ
phụ giúp anh rửa bát, quét
nhà, làm việc lặt vặt. Nguồn
sống chính của hai anh em
phụ thuộc vào số tiền kiếm
được từ anh của D. Khó khăn
là vậy nhưng nhờ sự chở che
và tình yêu thương của anh, D
luôn đạt kết quả học tập tốt.
“Khi còn sống ba đi bán
bánh tiêu để lo cho em, ba
lúc nào cũng quan tâm em.
Giờ ba mất rồi, em rất nhớ ba.
Phụ nữ phường An Lạc A
nhận làm con nuôi. Không
đành lòng nhìn đứa trẻ lên
10 tuổi phải sinh sống ở mái
ấm tình thương, anh Trần
Khoa Tuấn (người anh cùng
cha khác mẹ) đã quyết định
làm thủ tục nhận em trai về
chăm sóc, nuôi dưỡng.
Nhớ lại những ngày đầu
khi đưa T từ mái ấm về nhà,
anh Tuấn kể: “Lúc đó T rất ít
nói, không mấy khi chia sẻ
điều gì. Em tôi hiền nhưng
tính cách lầm lì, nhiều việc
cá nhân cũng không biết làm,
phải mất gần nửa năm vợ
chồng tôi mới chỉ bảo được
em để có thể tự lo những sinh
hoạt thường ngày đơn giản”.
“Trước khi ba tôi mất, ông
có tâm nguyện mong tôi dìu
dắt, nuôi dưỡng em trai nên
người. Tôi không nghĩ nhiều
về chuyện đổ vỡ trước kia của
ba mẹ, mà chăm sóc, lo lắng
cho em vì tình yêu thương.
Không muốn em thiệt thòi
nên ngoài giờ học ở lớp, tôi
cũng tạo điều kiện cho em
đi học thêm môn này môn
kia, mong em học giỏi để
sau này đỡ cực” - anh Tuấn
trải lòng.
Anh Tuấn cho hay mỗi
thángTđều đượcThànhĐoàn
TP.HCM hỗ trợ chi phí tiền
học ở trường, ngoài ra còn
nhận 2 triệu đồng từ Hội Liên
hiệp Phụ nữ phường An Lạc
A. Cạnh đó, chính quyền địa
phương cũng thường xuyên
dành cho T những phần quà
vào các dịp tết Thiếu nhi, tết
Trung thu…•
Nhiều chính sách
chăm lo thiết thực
Trong năm 2021, trên địa
bàn phường có 18 trẻ emmất
ba hoặcmẹ do dịch COVID-19.
Nămqua, phường đã chăm lo,
trao tặnghọc bổngNguyễnThị
MinhKhai, tặngquàbánhvà sổ
tiết kiệm cho các em này. Với
phương châm“không ai bị bỏ
lại phía sau”và để giúp các em
vơi đi nỗi đau mất mát, chúng
tôi mong là những điều đã và
đang làmsẽ phần nào giúp gia
đình các em có điều kiện tốt
hơn trong cuộc sống, xoa dịu
những thiếu hụt về tinh thần
của các em.
Bà
TRẦN THỊ DIỄM LOAN
,
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường
An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM
Tiêu điểm
EmTKĐT (quận Bình Tân, TP.HCM) nhận được sự yêu thương và trở thành con nuôi
củaHội Liên hiệp Phụ nữ phườngAn Lạc A. Ảnh trong bài: TÚNGÂN
Ngày trước tụi em luôn đợi
ba về ăn cơm chung cho vui,
từ khi ba mất nhiều đêm em
nằm mơ thấy được ăn cơm
cùng ba… Hai anh em bây
giờ chỉ biết động viên nhau
cố gắng từng ngày vượt lên
khó khăn” - cậu bé kể, ánh
mắt rưng rưng.
Khi được hỏi về ước mơ, D
ngước đôi mắt đỏ hoe lên nhìn
bàn thờ ba, nghẹn ngào: “Em
đã tự hứa với ba và bản thân
mình sẽ cố gắng học tập tốt
đến hết lớp 12, sau đó mong
kiếm được công việc ổn định
tự nuôi sốngmình…Em thực
sự không dám nghĩ nhiều”.
Anh TNV (anh của D) cho
biết mỗi tháng D nhận được
2,5 triệu đồng từmạnh thường
quânhỗ trợchoviệchọc.Trong
đợt học online, D cũng được
nhận một máy tính bảng, bàn
“Em đã tự hứa
với ba và bản thân
mình sẽ cố gắng học
tập tốt đến hết lớp
12, sau đó mong
kiếm được công việc
ổn định tự nuôi
sống mình…”
học và những dụng cụ học tập
do địa phương hỗ trợ.
Mong em học giỏi
sau này đỡ cực
Đột ngột rời xa vòng tay ba
mẹ trong đợt dịchCOVID-19,
em TKĐT, học lớp 6 Trường
THCSAn Lạc A (quận Bình
Tân), được Hội Liên hiệp
Đời sống xã hội -
ThứBảy19-11-2022
Cùng chung tay chăm sóc
trẻ mồ côi sau đại dịch
Đại dịch
COVID-19
đã đẩy nhiều
emnhỏ trở
thành trẻ mồ
côi nhưng các
emkhông cô
đơn bởi rất
nhiều tấm
lòng nhân ái
luôn sẵn sàng
là chỗ dựa
cho các em.
Đãmột nămtrôi qua nhưng emTQD (quận 8, TP.HCM) vẫn chưa
thể nguôi ngoai nỗi nhớ về ba.
Tròn một năm đại dịch COVID-19 tại
TP.HCM đã đi qua, cuộc sống tất bật hối hả
đã trở lại nhưng những nỗi đau COVID-19
để lại vẫn luôn là điều ám ảnh đối với
người dân TP.
Tuy nhiên, bên cạnh những mất mát thì
tình người, sự yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau đã vươn lên tất cả trong giai đoạn
dịch bệnh cũng như sau khi người dân đã
trở lại với cuộc sống “bình thường mới”.
Là một trong những nghệ sĩ chứng kiến,
đồng hành và luôn hết mình trong công tác
thiện nguyện, NSND Kim Cương đã có dịp
chia sẻ về những tâm niệm của mình đối với
những trẻ mồ côi vì dịch COVID-19.
Chia sẻ với
Pháp Luật TP.HCM,
NSND
Kim Cương bày tỏ: “Sau dịch COVID-19,
hàng ngàn trẻ em mất cha, mẹ. Riêng với
tôi, vì đã lớn tuổi nên con không cho tôi đi
ra để hỗ trợ bà con vì sợ tôi nhiễm bệnh.
Nhưng một hôm tôi vô tình xem đoạn
clip chị công nhân có đứa con nhỏ, chị
nhiễm COVID-19. Bên y tế xuống đưa chị
vào bệnh viện để cách ly thì đứa con sáu
tuổi của chị xách đồ đi theo mẹ nhưng nữ
công nhân ngăn lại và dặn con trai là mình
đi một tuần sẽ về nhưng cuối cùng cô mất
trong bệnh viện.
Hôm gia đình nội, ngoại đến đón đứa trẻ
về thì đứa trẻ ôm túi xách ngồi dưới bàn
thờ của mẹ, nhất quyết không chịu đi vì mẹ
đã dặn đi một tuần sẽ về nên nó nhất quyết
ngồi chờ.
Xuất phát từ sự việc trên, tôi nghĩ bản
thân phải làm một điều gì đó nên tôi đi vận
động bạn bè, mạnh thường quân…
Tôi và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo
thành lập một quỹ với tên gọi “Trái tim yêu
thương” để lo cho 150 trẻ 6-18 tuổi và khi
học xong lớp 12, các con học giỏi muốn học
lên đại học thì chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các
con”.
Về việc hỗ trợ, NSND Kim Cương cho
biết mỗi tháng sẽ gửi cho các em 2 triệu
đồng. Ngoài ra còn tập trung các em lại
để đưa đi chơi, mỗi chuyến đi sẽ lo bữa ăn
sáng, trưa và hỗ trợ tiền xe đi lại 200.000
đồng.
“Tôi lo an ủi tinh thần của các con để các
con cảm thấy mình không bị bỏ rơi. Các
con không còn gia đình nhưng tình cảm của
xã hội sẵn sàng dang tay đón các con” -
NSND Kim Cương tâm sự.
Với NSND Kim Cương, điều bà hạnh
phúc chính là cả TP, tất cả đều xúc động
trước nỗi đau, hoàn cảnh mồ côi của các
con. Bà đi đến đâu để xin hỗ trợ cũng được
sẵn sàng giúp đỡ, từ sân khấu đến bến tàu
Bạch Đằng hay các rạp chiếu phim…
Trong hành trình tìm hiểu cũng như giúp
đỡ đúng trường hợp, NSND Kim Cương
cho biết bà đã nhận được sự hỗ trợ của các
cấp lãnh đạo, tổ chức của TP. Bên cạnh đó,
nhiều tổ chức hội phụ nữ, hội bảo vệ quyền
trẻ em cũng tham gia hỗ trợ các con trẻ mồ
côi mà bà không thể lo được hết.
“TP sau đợt dịch COVID-19 có mấy
ngàn trẻ mồ côi nhưng sức của chúng tôi
thì không thể lo hết, thành ra tôi đến thương
binh xã hội. Thương binh xã hội giới thiệu
xuống quận, quận lại giới thiệu xuống
phường.
Hoàn cảnh nào cũng đáng thương nhưng
tôi từ chối rất nhiều, tôi cho các tình
nguyện viên đến từng nhà tìm hiểu hoàn
cảnh thực sự và tôi lọc lại 150 trẻ gia đình
thực sự khó khăn.
Cái khó của chúng tôi là lựa chọn 150 em
thực sự khó khăn và phải lựa chọn làm sao
cho đừng giống với những người khác” -
NSND Kim Cương bộc bạch.
Nhìn lại một năm đã đi qua, NSND Kim
Cương nói bằng niềm tự hào: “Tôi hãnh
diện khi là công dân của TP giàu lòng nhân
ái. Và bạn cứ tin đi. Cuộc đời bây giờ khó
khăn, xấu xa nhưng nó vẫn có những tâm
hồn rất tốt”.
VĂN HÀ
TP.HCMluôngiàu lòngnhânái
Sổ tay
NSNDKimCương tặng tiền hỗ trợ các trẻ em.
Ảnh: VĂNHÀ