266-2022 - page 13

13
Trong mỗi tiết dạy, tôi thường hay để ý
từng học trò để không chỉ dạy mà muốn hiểu
tâm tư các em.
Tôi cảm thấy nghề giáo như nghiệp của
mình vậy, không sao bỏ được. Dù thu nhập
thấp, lại đối diện với bao thay đổi của chương
trình nhưng nếu nghỉ tết vài ngày thôi là tôi
đã thấy buồn, thấy nhớ học trò.
NGÔ HỒ MINH
NGỌC
, giáo viên
dạy ngữ văn
Trường THPT Gia
Định, TP.HCM.
Người đoạt giải
thưởng Nhà giáo trẻ
tiêu biểu năm 2022:
Không cần phải giữ “lửa”
vì “lửa” luôn có sẵn
Tôi thích làm giáo viên từ nhỏ, thích cảm
giác đứng trên bục giảng để giảng dạy, truyền
cảm hứng cho học trò nên tôi thường tự mua
bảng và đóng vai giáo viên để tự giảng, tự
nghe, tự giải bài. Sau này, tôi chọn xét tuyển
sư phạm theo môn học tôi thích là ngữ văn.
Đi dạy được một, hai năm, một số thầy cô
cũng chia sẻ rằng nghề giáo cực, rồi nản vì
lương thấp… nhưng tôi luôn có cảm hứng
với nghề dạy học thôi. Khi đó lại đang đổi
mới dạy học nên tôi cảm thấy đây là cơ hội
được làmmôn văn “sống lại” vì nhiều học trò
hiện nay chỉ tập trung những môn tự nhiên,
xem nhẹ môn xã hội.
Với tôi, nghề giáo rất sáng tạo vì luôn phải
nghĩ ra cách thức, phương pháp để học sinh
hiểu được bài. Và khi được dạy, tôi lắng nghe
từ các em, cảm thấy như một dịp để được mở
rộng kiến thức. Từ đó thôi thúc mình phải
cố gắng hơn, sáng tạo hơn để mỗi giờ học
đều phải thật vui.
Tôi không nghĩ đến việc phải giữ “lửa”
với nghề mà “lửa” lúc nào cũng có sẵn trong
lòng rồi. Nên tôi nghĩ ai chọn nghề giáo phải
thực sự yêu nghề, chỉ cần tập trung thật tốt,
say mê công việc thì mình sẽ nhận được kết
quả xứng đáng.•
PHẠMANH
N
hân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt
Nam 20-11 (1982-2022), trò chuyện với
Pháp Luật TP.HCM,
nhiều nhà giáo đã
có những chia sẻ chân tình về mối duyên
đặc biệt với nghề.
NGND-GS-TS
TRẦN DOÃN SƠN
,
giảng viên cao cấp
tại Trường ĐH Bách
khoa (ĐH Quốc gia
TP.HCM). Người
được Hội đồng cấp
Nhà nước tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh năm 2022 trong lĩnh
vực khoa học công nghệ:
Hạnh phúc lớn nhất
là thấy trò thành đạt
Tôi có một “gia tài” đồ sộ với chín sáng
chế, 13 đề tài nghiên cứu các cấp, 33 bài báo
khoa học, cùng cựu sinh viên chuyển giao
hơn hàng trăm dây chuyền sản xuất, chế biến
lương thực, thực phẩm và nông sản cho khách
hàng trong và ngoài nước…
Với tôi, sáng tạo là niềm vui vô tận nhưng
giá trị tinh thần đặc biệt hơn là được gắn với
nghiệp “trồng người” từ năm 1976 đến nay.
Tôi đam mê nghề dạy học từ nhỏ, phần
vì từ định hướng của mẹ nên tôi nhận thấy
chỉ nghề sư phạm mới có thể truyền được
kiến thức, tình cảm và đam mê cho nhiều
thế hệ học trò.
Tôi quan niệm đi dạy không đơn thuần là
truyền kiến thức mà quan trọng hơn là tạo
dựng đam mê, khơi gợi tư duy cho học trò
bằng chính tình thương, trách nhiệm và đam
mê của mình. Có lẽ vì thế, hạnh phúc lớn
nhất trong đời tôi là được giúp đỡ, hướng
nghiệp các em học sinh, sinh viên và thấy các
em trưởng thành, thành đạt. Thậm chí đã có
trường hợp cả gia đình ba thế hệ đều là học
trò của tôi, khiến tôi rất tự hào.
TRANG THỊ
NHÀN
, Trường Tiểu
học An Phú Tây,
huyện Bình Chánh,
TP.HCM. Người nhận
giải thưởng Võ Trường
Toản vì sự nghiệp giáo
dục năm 2022:
“Đã đến lớp đều là con của cô”
Suốt 36 năm là giáo viên tiểu học, tôi trải
qua nhiều khó khăn về vật chất khi thu nhập
cũng chỉ đủ trang trải đời sống cơ bản cho
gia đình. Nhưng đi dạy cứ nhìn vào ánh mắt
học trò thơ ngây, trong sáng, bao nhiêu mệt
mỏi tan biến.
Đứng trước các em, tôi thấy mình cao cả
lắm. Hoặc dù mình thiếu thốn nhưng khi gặp
hoàn cảnh các em khó khăn, đi học mà mặt
mũi tèm nhem, có em đói xỉu vì thiếu ăn, có
em áo này quần nọ… khiến tôi càng thương
các con, muốn lo cho các con và cứ thế gắn
bó với nghề đến hôm nay.
CôĐặng Bích Thu, giáo viên Trường THCS Bình Tân, quận Bình Tân nghỉ hưu từ năm2016 nhưng
đến năm2017, cô nhận ở lại trường thỉnh giảng vì trường thiếu giáo viên và vẫnmuốn gắn bó
với nghề. Trong ảnh: Cô Thu trò chuyện với học trò. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
“Tôi quan niệmđi dạy không
đơn thuần là truyền kiến thức
mà quan trọng hơn là tạo dựng
đammê, khơi gợi tư duy cho học
trò bằng chính tình thương, trách
nhiệm và đammê củamình.”
Đời sống xã hội -
ThứBảy19-11-2022
Thành công của trò
chính là hạnh phúc của thầy
Với nhiều thế hệ nhà giáo, lửa nghề xuất phát từ chính niềmđammê, trách nhiệm
và tình thương đối với học trò.
KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
Những người
giữ lửa
nghề giáo
- Bài 2
Năm 2022, hơn 16.000 giáo
viên, trong đó có nhiều giáo viên
giỏi đã xin nghỉ việc hoặc chuyển
qua khối tư thục bởi thu nhập từ
nghề không đáp ứng đủ những nhu
cầu căn bản của cuộc sống. Bên
cạnh đó, sự quá tải với các thủ tục và yêu cầu công việc
khiến họ không cân bằng được thời gian cho công việc và
gia đình. Ngoài ra, môi trường làm việc nhiều rủi ro và
những áp lực hữu hình hoặc vô hình trong cuộc sống làm
họ trở nên kiệt quệ về cảm xúc.
Thế nhưng trong bối cảnh khó khăn là vậy, chúng ta vẫn
nhìn thấy những tấm gương thầy cô đang kiên cường với
trách nhiệm trồng người.
Chúng ta nhìn thấy những nhà giáo đã nghỉ hưu vẫn
quay lại giảng dạy theo hợp đồng công việc với trường chỉ
vì yêu trường, nhớ trò. Những gia đình cả ba thế hệ đều
làm nghề giáo và giáo dục định hướng cho những thế hệ
tiếp theo trong gia đình những giá trị của nghề làm thầy.
Tôi tin đó là những con người thành công và hạnh phúc
nhất.
Với những người đã chọn nghề làm thầy, có lẽ họ không
chọn nghề này như một công việc chỉ để làm và nhận tiền
công. Những người chọn nghề thầy vốn mang sẵn trong
mình những giá trị tích cực. Họ yêu trẻ, họ muốn tạo ra
sự khác biệt trong cuộc sống của học sinh, họ thích sáng
tạo để giúp học sinh hứng thú và thay đổi khác biệt mỗi
ngày. Họ thích truyền cảm hứng và nhìn thấy người khác
trưởng thành... Tất cả giá trị tinh thần đó với họ lớn hơn,
đã bù trừ cho những khó khăn, vất vả và thiếu hụt vật chất
của nghề giáo.
Việc kiến tạo một xã hội văn minh và thành công phụ
thuộc vào việc giáo dục ra những đứa trẻ biết quan tâm
đến người khác; biết thấu cảm với những khổ cực; biết
bất bình với những cái sai trái, sách nhiễu, cũ kỹ. Thế
nhưng dường như chúng ta đang đánh lừa những đứa trẻ
rằng thành công đạt được là do điểm số, thành công được
đo bằng việc cá nhân tích lũy được bao nhiêu của cải vật
chất hay vị trí quyền lực trong xã hội.
Trong khi xu hướng xã hội chỉ ích kỷ tập trung vào
thành công cá nhân như thế, chúng ta càng phải tôn vinh
những nhà giáo, những người dám xả thân hy sinh những
lợi ích vật chất để tạo ra một thế hệ mới biết quan tâm, có
sự thấu cảm với những vấn đề của thời cuộc, của đất nước
và dám hành động để tạo ra những giá trị tích cực cho xã
hội trong nhiều thập niên tới.
Hãy dành cho họ sự tôn trọng xứng đáng vì chính họ là
những người ươm mầm, giúp cải cách xã hội trong tương
lai.
PGS-TS
TRẦN THÀNH NAM
,
Trường ĐH Giáo dục
(ĐH Quốc gia Hà Nội)
Cầndành sự tôn trọng xứngđáng chonhàgiáo
(Tiếp theo trang 1)
TP.HCM vinh danh nhiều nhà giáo tiêu biểu
Theo công bố của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm nay TP có 50 nhà giáo được trao danh hiệu giải
thưởng Võ Trường Toản lần thứ 25 năm 2022. Trong đó có 40 giáo viên và 10 cán bộ quản
lý. Đây là giải thưởng ghi nhận, tôn vinh những nhà giáo có nhiều năm cống hiến cho giáo
dục, sáng tạo và đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy, được phụ huynh, học trò và đồng
nghiệp tin yêu, quý mến.
Cũng dịp này, Thành Đoàn TP.HCM tuyên dương 244 nhà giáo trẻ tiêu biểu đang công tác
tại TP.HCM. Đây là những nhà giáo trẻ tuổi, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn xông xáo
các hoạt động phong trào.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook