292-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 20-12-2022
xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi
bỏ gần 6.000 văn bản.
Theo Phó Thủ tướng, năm 2022
chúng ta phải thực hiện một loạt
chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình phục hồi kinh tế, triển
khai đầu tư công...
“Tất cả các vấnđề đó, khi thực hiện,
chúng ta đều thấy có vướng mắc về
thể chế, trong đó có trường hợp văn
bản này quy định chồng chéo, thậm
chí khác biệt với văn bản khác...” -
Phó Thủ tướng nói thêmvà cho rằng
điều này cũng đóng góp cho công tác
cải cách thủ tục hành chính.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng ghi nhận
Bộ Tư pháp đã đóng góp vào việc
xây dựng Đề án định hướng Chương
trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XV. Theo ông, đây
là lần đầu tiên chúng ta đưa ra một
định hướng về việc xây dựng pháp
luật trong năm năm.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng
ghi nhận đóng góp của Bộ Tư pháp
trong việc xây dựng bộ máy Chính
phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV,
với trách nhiệm thẩm định tất cả
dự thảo nghị định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các bộ, ngành, bảo đảm bộ
máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng...
Tăng cường năng lực
“phản ứng chính sách”
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, PhóThủ
tướng lưu ý một số nhóm nhiệm vụ
trọng tâm. Trong đó, Phó Thủ tướng
đề nghị Bộ Tư pháp thammưu thực
hiện thực chất, hiệu quả Nghị quyết
27 của trung ương về tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong giai đoạn mới.
Cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu
tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể
chế, pháp luật về tổ chức thi hành
và theo dõi thi hành pháp luật; xác
định rõ cơ chế phân công, phối hợp,
kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan
trong thi hành pháp luật.
“Các bộ, ngành, địa phương cần
tăng cường hơn nữa năng lực phản
ứng chính sách trong quá trình tổ
chức thi hành pháp luật, nhất là
trong việc tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của người dân, doanh
nghiệp” - Phó Thủ tướng yêu cầu.
Ngoài ra, ông Phạm Bình Minh
cũng nhấn mạnh cần kiên quyết
chấm dứt tình trạng nợ đọng văn
bản. Đáng chú ý, Phó Thủ tướng
yêu cầu tiếp tục tăng cường công
tác quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư
pháp. Trong đó, một mặt cần tập
trung hoàn thiện thể chế, pháp luật
trong lĩnh vực này; mặt khác tiếp tục
rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ
tục đảm bảo phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của xã hội, người dân.
“Chú trọng kiểm tra, thanh tra
ĐỨCMINH
C
hiều 19-12, Bộ Tư pháp tổ
chức Hội nghị toàn quốc triển
khai công tác tư pháp năm
2023. Hội nghị có sự tham dự của
Phó Thủ tướng thường trực Phạm
Bình Minh.
Đứng đầu về cắt giảm,
đơn giản hóa thủ tục
hành chính
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ
tướng cho rằng đối với công tác xây
dựng thể chế, pháp luật thì một trong
những công việc quan trọng là rà soát
các văn bản pháp luật, thể chế xem
còn vấn đề gì vướngmắc để tháo gỡ.
“Bộ Tư pháp đóng góp rất quan
trọng trong việc rà soát này” - ông
Phạm Bình Minh nói và dẫn số liệu
cho thấy trong năm, toàn ngành rà
soát gần 28.000 văn bản, từ đó đề
Phó Thủ tướng PhạmBìnhMinh tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác
tư pháp năm2023 chiều 19-12. Ảnh: TN
Bộ Tư pháp đóng góp
quan trọng trong
công tác xây dựng
pháp luật
Theo PhóThủ tướng, việc rà soát các văn bản pháp luật xem
còn vấn đề gì vướngmắc để tháo gỡ làmột trong những công việc
quan trọng của công tác xây dựng thể chế, pháp luật.
chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm
cáchànhvi vi phạm” - ông lưuý thêm.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
cũng yêu cầu triển khai đồng bộ
các giải pháp để hoàn thành chỉ
tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự,
thi hành án hành chính được Quốc
hội giao. Theo Phó Thủ tướng, thi
hành án hành chính hiện còn nhiều
khó khăn, là lĩnh vực Quốc hội hết
sức quan tâm.
Ông Phạm Bình Minh nhắc tới
việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ
thị số 04-CT/TWcủa Ban Bí thư về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thu hồi tài sản bị
thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ
án hình sự về tham nhũng, kinh tế,
nhất là các vụ việc Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham
nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ
Tư pháp nghiên cứu, tham mưu
hoàn thiện cơ chế để chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu
rộng, thực chất.
Theo ông, đây là lĩnh vực hết sức
mới, quan trọng. Bộ Tư pháp được
Chính phủ giao là cơ quan đại diện
pháp lý về giải quyết các tranh chấp
quốc tế. Các vụ kiện nếu xảy ra sẽ
rất phức tạp, Bộ Tư pháp cần tham
mưu và xây dựng được đội ngũ có
thể tham gia các vụ kiện, đảm bảo
bảo vệ được lợi ích của Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân.•
Còn tình trạng “nợ đọng” văn bản hướng dẫn
thi hành
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cho rằng một số
mặt công tác tư pháp thời gian qua vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định.
Cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng chất lượng pháp luật trong một số
lĩnh vực còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, chưa có luật điều chỉnh,
nhất là các quy định nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, hội nhập quốc tế.
Mặt khác, công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa có giải pháp thực
sự đột phá, nhất là trong việc đảm bảo tính răn đe nên hiệu quả chưa
cao; tình trạng“nợ đọng”quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp
lệnh chưa được khắc phục triệt để...
Theo Phó Thủ tướng,
thi hành án hành chính
hiện còn nhiều khó
khăn, là lĩnh vực Quốc
hội hết sức quan tâm.
TP.HCMthuhồi hơn14.700 tỉ trong các vụánvề thamnhũng, kinh tế
Năm2022, thi hành án dân sự thu hồi 16.000 tỉ đồng trong các vụ án thamnhũng, kinh tế, tăng hơn 290% về tiền so với năm2021;
trong đó TP.HCM thu hơn 14.700 tỉ đồng.
Chiều 19-12, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công
tác tư pháp năm 2023 do Bộ Tư pháp tổ chức, quyền
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM
Nguyễn Văn Hòa cho hay đặc thù của TP.HCM là nơi
khối lượng việc án tham nhũng, kinh tế chiếm tỉ lệ thấp,
chỉ chiếm khoảng 5%-7% của cả nước, tuy nhiên lượng
tiền lại chiếm tỉ trọng rất cao, tùy từng năm nhưng rơi vào
80%-88% cả nước.
“Việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế chủ yếu là ở TP.HCM” - ông Hòa nói.
Ông Hòa dẫn số liệu THA ba năm qua của TP cho thấy
năm 2020, Cục THADS TP.HCM thu hồi được 13.200 tỉ
đồng. Năm 2021, dù có bảy tháng dịch bệnh nhưng TP.HCM
thu trên 3.000 tỉ đồng. Và năm 2022, TP.HCM thu hơn
14.700 tỉ đồng, chiếm gần như tuyệt đối trong hệ thống THA.
Nêu kinh nghiệm, quyền cục trưởng Cục THADS
TP.HCM nhắc tới biện pháp “tăng cường phối hợp” để
xử lý các vấn đề bởi “Tính chất vụ việc đặc biệt phức tạp.
Đối tượng phạm tội phải THA có trình độ cao; nguồn gốc
tài sản, nguồn tiền không rõ ràng. Việc mua các dự án, bất
động sản, mua các cổ phần, cổ phiếu phần lớn đều nhờ
người thân đứng tên. Giai đoạn điều tra thì khai ngay để
kê biên, phong tỏa nhưng đến lúc THA lại phủ nhận tài
sản không phải của mình” - ông Hòa nói thêm.
Ngoài ra, ông Hòa cho hay Cục THADS TP.HCM đã rút
kinh nghiệm, đưa ra cách làm hay là cử cán bộ THA trực
tiếp theo dõi các phiên tòa đại án để nắm rõ dòng tiền,
giấy tờ.
“Trước đây hay bị vướng về giấy tờ, THA thường phải
đề nghị tòa giải thích dẫn đến sai lệch về số liệu. Nay cán
bộ THA trực tiếp cùng đối chiếu số liệu tại tòa nên ra bản
án tương đối khớp” - ông Hòa nói thêm.
Ngoài ra, theo ông Hòa, các giải pháp khác là thành lập
các tổ đại án, báo cáo trưởng ban chỉ đạo phòng chống
tham nhũng, tiêu cực TP.HCM các vụ việc thuộc diện Ban
chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ đạo TP theo dõi, chỉ đạo…
Báo cáo của Tổng cục THADS cho hay năm 2022 đã
thu hồi được gần 16.000 tỉ đồng, tăng hơn 11.000 tỉ đồng,
tương đương tăng hơn 290% về tiền so với năm 2021.
ĐỨC MINH
Tiêu điểm
Đóng góp quan trọng
của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp được đánh giá đứng
đầu trong các bộ, ban ngành về cắt
giảm,đơngiảnhóathủtụchànhchính,
tạo điều kiện tối đa cho người dân và
doanh nghiệp. Đây là thành tích rất
quan trọng.
Phó Thủ tướng
PHẠM BÌNH MINH
QuyềnCụctrưởngCụcThihànhándânsựTP.HCMNguyễnVănHòa.
Ảnh:NGÂNNGA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook