292-2022 - page 9

9
Lượng xe đón khách tại sân bay
Tân Sơn Nhất tăng 20%
Ngày 19-12, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã
công bố phương án khai thác phục vụ cao điểm tết Dương
lịch 2023, tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cụ thể, giai
đoạn tết Dương lịch sẽ đạt sản lượng mỗi ngày khoảng 720
chuyến bay và 115.000 hành khách.
Giai đoạn cao điểm tết Nguyên đán 2023
từ ngày 6-1 đến
5-2-2023, lịch bay tăng cao, dự kiến trung bình mỗi ngày có
khoảng 820 chuyến bay đi/đến. Lượng khách tại cảng trung
bình ngày khoảng 130.000 khách. Như vậy, tỉ lệ tăng so với
năm 2019 không nhiều, trong đó sản lượng khách quốc nội
tăng trung bình khoảng trên 20% so với năm 2019.
Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất khái quát giai đoạn cao
điểm tết 2022, hoạt động khai thác bay nội địa từng bước
phục hồi sau đại dịch. Tần suất bay và sản lượng hành
khách đi/đến cảng có những thời điểm tăng đột biến hơn
năm 2019. Rút kinh nghiệm thực tiễn, để chuẩn bị cho
giai đoạn cao điểm tết năm 2023 sắp tới, cảng đã nỗ lực
thực hiện nhiều giải pháp, cải thiện cơ sở hạ tầng, điều
chỉnh phương án khai thác, đề xuất các giải pháp điều
hành phù hợp để cải thiện tình hình, đáp ứng nhu cầu đi
lại của hành khách.
Theo đó, cảng phối hợp với các đơn vị vận tải yêu cầu
tăng số lượt vận chuyển xe lên hơn 20% so với hiện tại,
tổng cộng khoảng 13.000-14.000 lượt/ngày. Trong đó, taxi
là 5.700-6.000 lượt, xe hợp đồng 1.800-2.000 lượt, xe công
nghệ 5.500-6.000 lượt.
Cùng với đó, cảng phối hợp với các lực lượng Đồn công
an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, thanh tra giao
thông trong việc xử lý các trường hợp cò mồi, chèo kéo bắt
khách, taxi “dù” hoạt động trái phép. Thiết lập kênh thông
tin liên lạc với các hãng xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ
để kịp thời thông báo bổ sung, tăng cường phương tiện
phục vụ hành khách.
Đại diện sân bay thông tin thêm trong giai đoạn cao điểm,
các đơn vị linh hoạt bố trí, điều động, tăng cường 100%
quân số thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí trực.
PHONG ĐIỀN
Phạt 3 công ty gây ô nhiễm môi trường
ở Đắk Nông
Ngày 19-12, một nguồn tin xác nhận Thanh tra Sở
TN&MT tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dầu FO Tây
Nguyên (Khu công nghiệp Tâm Thắng, xã Tâm Thắng,
huyện Cư Jút) 70 triệu đồng.
Thanh tra Sở TN&MT xác định công ty trên thực hiện
không đầy đủ các biện pháp khử mùi bằng các chế phẩm
ở những nơi phát sinh mùi, dẫn đến phát tán mùi hôi (hơi
dầu) ra môi trường tại các khu vực xung quanh bể chứa dầu
phát sinh. Thanh tra Sở TN&MT yêu cầu Công ty TNHH
Dầu FO Tây Nguyên tiến hành các biện pháp khắc phục mà
đoàn thanh tra đã nêu.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty TNHH Dầu FO Tây
Nguyên cho biết đã chấp hành nộp phạt theo quyết định của
Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông. Đồng thời đã tiến
hành xử lý các tồn đọng về khói bụi.
Cùng ngày, đại diện Phòng TN&MT huyện Cư Jút xác nhận
UBND huyện đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty
TNHH TM&DVAn Toàn Phát và Công ty TNHH MTVVinh
Phượng (tại Khu công nghiệp Tâm Thắng) mỗi công ty 3,5
triệu đồng. Lý do hai doanh nghiệp này không có công trình xử
lý khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu theo quy định...
VŨ LONG
Gia tăng an ninh, an toàn nguồn nước
Trong Đề án phát triển hệ thống cấp nước TP giai đoạn 2020-2050 và
Chương trình cung cấp nước sạch và chấmdứt khai thác nước TP.HCM giai
đoạn 2020-2030 của UBNDTP cũng nêu giải pháp đảmbảo an ninh nguồn
nước. Trong đó có giải pháp di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía
thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, kết hợp với việc xây dựng các
hồ hoặc cụm hồ dự trữ nước thô, gia tăng an ninh, an toàn nguồn nước
khi đối diện với các rủi ro và nhiễmmặn từ tác động biến đổi khí hậu, cũng
như vấn đề ô nhiễm nguồn nước…
Đề án này cũng đề nghị khảo sát và xây dựng cụm hồ chứa nước thô
số 1, với các hạng mục chính dự kiến như: Công trình thu nước sông Sài
Gòn, công suất 1.000.000 m
3
/ngày đêm, chia làm hai giai đoạn. Công suất
mỗi giai đoạn 500.000 m
3
/ngày đêm; kênh (hoặc ống) dẫn nước về cụm
hồ chứa; cụm hồ chứa, tổng dung tích 10 triệu m
3
/ngày đêm diện tích đất
sử dụng khoảng 200 ha.
HUYVŨ
M
ới đây, tại hội thảo “Tiến
tới đồ án quy hoạch chung
TP.HCM”, góp ý làm thế
nào để đảm bảo an ninh nguồn nước
đang cung cấp cho khoảng 10 triệu
dân TP.HCM, nhiều chuyên gia cho
rằng cần có các giải pháp ngắn hạn
và lâu dài, trong đó có cả việc nên
xây hồ chứa tích trữ nước ngọt.
Nguồn nước sạch của
TP.HCM bị đe dọa
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn
TrungViệt, nguyênChánhVăn phòng
Biến đổi khí hậu TP.HCM, thuộc Sở
TN&MTTP.HCM, nói: “Về an ninh
cấp nước, chúng tôi đã nhấn mạnh rất
nhiều, TP đang sử dụng chủ yếu là
nguồn nước sông Đồng Nai, nếu có
chuyện gì xảy ra thì rất nguy hiểm.
Nguy hiểm không chỉ cho người dân
TP mà cho cả kinh tế - xã hội TP”.
Ông Việt cho rằng những năm
trước, việc nhiễm mặn tại địa điểm
lấy nước của TP có khi chỉ vài giờ
nhưng đến nay, nhiều thời điểm
nhiễm mặn có khi vài ngày, trong
khi toàn bộ hệ thống cấp nước hiện
nay ở TP.HCM không có công trình
nào để xử lý nước mặn.
Tương tự, kỹ sư Nguyễn Đình
Thi, Viện Quy hoạch xây dựng
TP.HCM, góp ý: “Hiện tượng xâm
nhập mặn do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp
đối với Nhà máy nước BìnhAn (một
số thời điểm độ mặn tại cầu Đồng
Nai vượt quy chuẩn cho phép)”.
Ông Thi cũng cho rằng nguồn nước
sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng (hữu
cơ, ammonia, vi sinh, mangan),
đặc biệt là khu vực hạ nguồn do
tiếp nhận nguồn nước ô nhiễm từ
nhánh sông Thị Tính đổ vào sông
Sài Gòn (bao gồm cả vị trí trạm
bơm Hòa Phú).
Đề xuất có “siêu hồ”
để đảm bảo an ninh
nguồn nước TP.HCM
TheoUBNDTP.HCM, nguồn nước thô hiệnnay được lấy trực tiếp
tại sông Sài Gòn và sôngĐồngNai, chất lượng nguồnnước đang có
xu hướng bị ô nhiễmvà nhiễmmặn.
Theo tìm hiểu của PV, vấn đề
ô nhiễm nguồn nước cũng được
UBND TP.HCM nhắc tới trong
quyết định phê duyệt Đề án phát
triển hệ thống cấp nước TP giai
đoạn 2020-2050, Chương trình
cung cấp nước sạch và chấm dứt
khai thác nước TP.HCM giai đoạn
2020-2030. Trong đó UBND TP
cho biết nguồn nước thô hiện nay
được khai thác trực tiếp tại sông
Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vị trí
lấy nước hiện nay thuộc hạ lưu hệ
thống sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn. Chất lượng nguồn nước thô
hiện nay có xu hướng bị ô nhiễm
và nhiễm mặn.
Đồng thời, giải pháp khai thác
nước thô hiện nay gặp bất lợi do
phụ thuộc vào việc kiểm soát chất
lượng nước thải của các tỉnh, TP
nằm trong lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai.
“Siêu hồ” để tích trữ
nước ngọt
“Không có nước với TP.HCM
rất nguy hiểm, biện pháp phòng
ngừa vấn đề về an ninh nguồn
nước hiện nay rất chậm, gần như
là không có, mặc dù trước đây
có công ty bên Hà Lan đề xuất
việc xây dựng một loạt hồ chứa
rất lớn nằm gần khu địa đạo Củ
Chi” - ông Việt nói.
Nêu quan điểm của mình, ôngViệt
cho rằng nếu xây dựng các hồ chứa
này thì TP hoàn toàn có diện tích
có thể chứa vài chục triệu m
3
nước
để đảm bảo an ninh cấp nước, thậm
chí có thể cấp nước cho TP đến cả
10 ngày với khu hồ này.
Còn theo ông Thi, quy hoạch
mạng lưới cấp nước TP được cấu
tạo không có những bể chứa nước
để điều phối trên hệ thống cấp nước
nên còn tồn tại một số khó khăn về
áp lực nước và chất lượng nước.
Vì vậy, TP nên xem xét triển khai
các giải pháp tăng cường dự trữ và
tiền xử lý nước thô, giải pháp xâm
nhập mặn.
“Nên xem xét bài toán lắp đặt
các bể chứa ngầm trong nội vi từng
vùng cấp nước với mục tiêu giảm
tải áp lực cho các trạm bơm và hệ
thống mạng lưới đường ống chuyển
tải cũng như nâng cao mức độ an
toàn cấp nước cho mạng lưới phân
phối nước sạch” - ông Thi nêu thêm
giải pháp.
Ngoài ra, về lâu dài, ông Thi góp
ý nên đầu tư đổi mới công nghệ cho
các nhà máy nước nhằm đáp ứng
yêu cầu thích ứng với sự thay đổi
của chất lượng nước nguồn (ngày
càng xấu đi) và đáp ứng mục tiêu
nâng cao chất lượng nước. Đồng
thời là phát triển mở rộng hệ thống
quan trắc chất lượng nước tự động
với sự tham gia giám sát của cộng
đồng nhằm đảm bảo an ninh nguồn
nước cấp.•
Phía trong Công ty CP Cấp nước ThủĐức, cung cấp nước cho thành phố này. Ảnh: ĐÀOTRANG
Về an ninh cấp nước, TP
đang sử dụng chủ yếu là
nguồn nước sông Đồng
Nai, nếu có chuyện gì xảy
ra thì rất nguy hiểm.
Dịptết,sânbayTânSơnNhấtsẽphốihợpvớicácđơnvịvậntảiyêucầu
tăngsốlượtvậnchuyểnxelênhơn20%sovớihiệntại.Ảnh:PHONGĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook