9
Chungcư440TrầnHưngĐạocómứcđộnguyhiểmlànhàcấpD.
Ảnh:VIỆTHOA
Vận động các hộ dân di dời khỏi
chung cư 440 Trần Hưng Đạo
UBND quận 5 (TP.HCM) vừa đưa ra kế hoạch di dời
khẩn cấp các hộ dân tại chung cư 440 Trần Hưng Đạo,
phường 11. Theo kết luận kiểm định của các cơ quan chức
năng, chung cư 440 Trần Hưng Đạo có mức độ nguy hiểm
là nhà cấp D, khả năng chịu lực của kết cấu chung cư này
không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất
hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể nên cần phải di dời, phá
dỡ khẩn cấp.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của cư
dân, UBND quận 5 tổ chức thực hiện di dời khẩn cấp đối
với các hộ dân cư ngụ tại chung cư 440 Trần Hưng Đạo đến
tạm cư tại chung cư An Phú (961 Hậu Giang, phường 11,
quận 6). UBND quận 5 muốn hoàn thành việc di dời trước
ngày 10-3.
Quận đã có thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng
khẩn trương thực hiện việc vận động các hộ dân tại chung
cư 440 Trần Hưng Đạo di dời trong thời hạn trên.
NGUYỄN CHÂU
Đã xác định vị trí xây cầu đi bộ vượt sông
Sài Gòn
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có
kết luận tại cuộc họp về lĩnh vực quy hoạch đô thị. Liên
quan đến phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông
Sài Gòn, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường cũng đã
có kết luận.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở QH-KT khẩn
trương hoàn chỉnh lại nội dung tờ trình. Trong đó thể hiện
rõ, ngắn gọn và đầy đủ quá trình tham mưu, thực hiện các
chỉ đạo xuyên suốt của TP trong thời gian qua. Bên cạnh đó
là các nội dung tiếp thu, hoàn chỉnh để trình tập thể Thường
trực UBND TP thông qua, kèm dự thảo để Ban cán sự đảng
UBND TP báo cáo, xin phép Thường trực Thành ủy. Thời
gian hoàn thành trước ngày 15-1.
Phó Chủ tịch UBND TP giao Văn phòng UBND TP
theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện và đăng ký lịch họp
Thường trực UBND TP để xin ý kiến thông qua trước khi
xin ý kiến Thường trực Thành ủy.
Vị trí xây dựng cầu đi bộ được xác định giữa cầu Ba Son
và hầm vượt sông Sài Gòn. Đầu cầu phía quận 1 nằm trong
khu vực Công viên bến Bạch Đằng và gần nhất với phố đi
bộ Nguyễn Huệ. Phía quận 2 bố trí tại công viên bờ sông và
ngoài ranh khu A, phía nam quảng trường trung tâm tại khu
đô thị mới Thủ Thiêm.
Chức năng của cầu đi bộ chủ yếu để sử dụng đi bộ, có thể
kết hợp băng chuyền, ram dốc, thang máy... phù hợp cho người
già, người khuyết tật, phụ nữ có thai. Cho phép sử dụng xe đạp
trên cầu, phân làn cho người đi xe đạp.
ĐÀO TRANG
Mức phí cao nhất là
4,8 triệu đồng/tháng
Mức phí qua trạm thu phí BOT trên
đường Đồng Khởi (TP Biên Hòa) như
sau: Ô tô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn
và các loại xe buýt công cộng là 20.000
đồng/lượt, 600.000 đồng/tháng. Xe
12-30 chỗ, xe tải có tải trọng từ 2 tấn
đến dưới 4 tấn là 30.000 đồng/lượt,
900.000 đồng/tháng.
Đối với xe từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4
tấnđếndưới 10 tấn là44.000đồng/lượt,
1,32 triệu đồng/tháng. Xe tải từ 10 tấn
đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng
container 20 feet là 80.000 đồng/lượt,
2,4 triệu đồng/tháng. Xe tải từ 18 tấn
trở lên và xe chở hàng bằng container
40 feet là 160.000 đồng/lượt, 4,8 triệu
đồng/tháng.
Tiêu điểm
Chủ đầu tư: Đang chờ ý kiến của UBND tỉnh
Trao đổi với PV, bà Phan Kim Hồng, Phó Giám đốc Xí nghiệp BOT (thuộc
Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức), cho biết hệ thống thu phí không
dừng đã được công ty lắp đặt xong, đã được Sở GTVT tỉnh Đồng Nai chấp
thuận nghiệm thu kiểm tra toàn tuyến để đảmbảo có thể thu phí được hay
không. Sau khi kiểm tra toàn tuyến, Sở GTVT có văn bản trình lên UBND
tỉnh kiến nghị việc thu phí. Hiện công ty đang chờ UBND tỉnh có văn bản
chấp thuận cho thu phí thì công ty sẽ triển khai thu phí trở lại.
Tuy nhiên, khi PV hỏi về việc người dân ở hai phường Tân Phong và
Trảng Dài (TP Biên Hòa) không đồng thuận việc chủ đầu tư đặt trạm BOT
ở đường Đồng Khởi, bà Hồng cho biết: “Công ty thực hiện theo đúng chủ
trương quy định của pháp luật từ trước. Công ty đã thu phí một thời gian
dài và chính vì do tạm dừng thì người dân lại có ý kiến”.
VŨHỘI
T
rạm thu phí BOT trên đường
Đồng Khởi (TPBiên Hòa, Đồng
Nai) là một trong bốn trạm thu
phí nằm trong dự án BOT đường
tỉnh 768 với tổng chiều dài hơn 48
km, do Công ty cổ phần Sonadezi
Châu Đức làm chủ đầu tư. Các trạm
BOT đường tỉnh 768 bắt đầu hoạt
động từ năm 2010. Theo dự kiến,
thu phí trong 35 năm (từ năm 2010
đến 2044).
Theo khảo sát, người dân
không đồng ý
Đầu năm 2021, trạm thu phí BOT
đường tỉnh 768 tạm dừng thu phí vì
lý do chưa lắp đặt hệ thống thu phí
tự động không dừng. Vì vậy sau khi
lắp đặt xong thì chủ đầu tư tiếp tục
thu phí, trong đó có trạmBOT đường
Đồng Khởi. Tuy nhiên, nhiều hộ dân,
doanh nghiệp vận tải gần khu vực
trạm thuộc hai phường Trảng Dài
và Tân Phong (TP Biên Hòa) không
đồng ý việc chủ đầu tư tiếp tục thu
phí trạm BOT đường Đồng Khởi và
đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan
chức năng kiểm tra, xem xét lại vị
trí đặt trạm.
Theo nhiều hộ dân, việc đặt trạm
thu phí BOT trên đường Đồng Khởi
để thu phí thực hiện dự án đầu tư
đường tỉnh 768 là không hợp lý. Khi
trạm thu phí này hoạt động, ô tô của
người dân năm khu phố phường Tân
Phong và người dân nửa phường
Trảng Dài hằng ngày qua trạm đều
phải đóng phí mặc dù không đi vào
đường tỉnh 768.
Lãnh đạo hai phường Tân Phong
và Trảng Dài cho biết đã ban hành
nhiều văn bản, tổ chức tuyên truyền
bằng nhiều hình thức nhằm giải thích
về việc lắp đặt trạm thu phí BOT trên
đườngĐồngKhởi cho người dân theo
Các bên nói về trạm
BOT đường Đồng
Khởi, Đồng Nai
Người dân cho rằng vị trí lắp đặt trạm thu phí trên đường Đồng
Khởi (TP BiênHòa, Đồng Nai) để thực hiện dự án đường tỉnh 768
là “nhầm chỗ”, không đúng vị trí.
đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên.
Đồng thời, các phường triển khai ghi
nhận, tổng hợp rà soát ý kiến của các
hộ dân sinh sống gần khu vực trạm
thu phí. Kết quả, 100% người dân
không đồng thuận việc đặt trạm thu
phí BOT trên đường Đồng Khởi.
Sở GTVT nói gì?
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh
Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 19
năm 2010 về việc thu phí chi tiết của
dự án BOT đường tỉnh 768 xác định
vị trí đặt trạm trên đường Đồng Khởi
hướng từTPBiên Hòa đi huyệnVĩnh
Cửu: Trạm thứ nhất đặt giữa ngã ba
Bùi Trọng Nghĩa và ngã ba Thiết
Giáp (cây xăng 26), thu phí cho xe
chạy từ đường Nguyễn Ái Quốc đi
đường tỉnh 768. Còn trạm ngược lại
đặt sau ngã ba Thiết Giáp, thu phí
cho chiều xe chạy ra dự án từ đường
tỉnh 768 đi đường Nguyễn Ái Quốc.
Trong dự án BOT đường tỉnh 768
cũng xác định đoạn đườngĐồngKhởi
từ ngã tư Tân Phong đến đường tỉnh
768 dài hơn 6 km chủ yếu là nâng
cấp, tu sửa vệ sinh. Tuy nhiên, trạm
BOT đặt để thu phí chỉ cách ngã tư
Tân Phong khoảng 500 m. Do đó,
người dân ở hai phường của TPBiên
Hòa cho rằng việc đặt trạm thu phí
như vậy là không hợp lý.
Về vấn đề này, lãnh đạo Sở GTVT
tỉnh Đồng Nai cho biết dự án đường
tỉnh 768 theo hình thức BOT đã
được Bộ KH&ĐT cấp giấy chứng
nhận đầu tư vào năm 2010, quy mô
dự án gồm sáu nội dung hạng mục.
Trong đó có hạng mục đầu tư, cải
tạo đường Đồng Khởi từ ngã tư Tân
Phong đến đường tỉnh 768.
Ngoài ra, căn cứ theo hợp đồng
giữa Sở GTVT tỉnh Đồng Nai và chủ
đầu tư là Công ty cổ phần Sonadezi
Châu Đức ký kết thì chủ đầu tư đã
thực hiện đầu tư, cải tạo đường Đồng
Khởi đoạn từ BVPhổi Đồng Nai (hết
địa phận TP Biên Hòa) đến ngã ba
Thiết Giáp khoảng 18 tỉ đồng, hoàn
trả kinh phí đầu tư trước đây cho
ngân sách khoảng 16 tỉ đồng. Tổng
kinh phí thực hiện trên tuyến đường
Đồng Khởi đến nay trên 34 tỉ đồng.
Như vậy, đường Đồng Khởi đoạn
từ ngã tư Tân Phong đến đường
tỉnh 768 là một trong các hạng
mục đầu tư của dự án đầu tư đường
tỉnh 768 theo hình thức BOT. Nhà
đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện
công tác bảo trì, duy tu, sửa chữa
đoạn đường này theo hợp đồng đã
được ký kết.•
100%người dân không đồng ý đặt trạmthu phí BOT trên đườngĐồng Khởi trong dự án đầu tư đường tỉnh 768. Ảnh: VH
Các trạmBOT đường tỉnh
768 bắt đầu hoạt động từ
năm 2010. Theo dự kiến,
thu phí trong 35 năm (từ
năm 2010 đến 2044).