011-2023 - page 13

13
THẢOPHƯƠNG
C
hiều 12-1, Trường ĐHY
khoa PhạmNgọc Thạch
trang trọng tổ chức lễ tri
ân những người hiến thi hài
cho khoa học - Macchabee.
Đây là lễ tri ân lần thứ 29 với
chủ đề
Hoa nở ngày gặp lại.
Buổi lễ là cơ hội để người
ở lại bày tỏ niềm tri ân sâu
sắc đến “những người thầy
thầm lặng” của sinh viên (SV)
y khoa. Đây cũng là dịp nhà
trường gửi lời cám ơn đến
gia đình có thân nhân hiến
tặng thi hài.
Hoa nở ngày gặp lại
“Không về với đất, bạn
về trời
Ra đi vẫn nhớ nghiệp trồng
người
Xác thân gửi tặng nền y học
Thác rồi bạn vẫn ngát
hương thơm”.
Đây là những câu thơ
thay lời tiễn biệt của bà Đỗ
Thị Đào (65 tuổi) dành tặng
người đồng nghiệp đã hiến
xác cho y khoa. Bà Đào cho
biết bà bắt xe từVũngTàu lên
TP.HCM để tham gia lễ tri ân
này. Không giấu nỗi niềmxúc
động, bà kể rằng bạn mình là
giáo viên sinh học, yêu nghề
và yêu học sinh.
Bản thân bà rất ngưỡng mộ
đức hy sinh cao cả và tấm
lòng nhân ái vô bờ của đồng
nghiệp. Các giáo viên khác
khi biết bà lặn lội lên TP tham
gia lễ tri ân của đồng nghiệp
đã nhờ bà thắp hộ những nén
hương để tiễn bạn mình.
Như lời nhắn gửi cuối cùng
đến người bạn thân yêu, bà
Đào nghẹn ngào: “Bạn ra đi
không về với đất mà về với
Trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, hiến thân xác
cho sự nghiệp y học, tất cả
vì sự sống của con người.
Tiếng thơm của bạn còn mãi
lưu truyền. Hãy yên nghỉ bạn
thân yêu nhé!”.
Là chị của người đã hiến
xác cho Trường ĐH Y khoa
Phạm Ngọc Thạch, bà Tăng
Thị An Nhi (67 tuổi) không
kìm được nước mắt khi gặp
mặt em gái lần cuối.
“Thân xác em tôi nằm lại
nhà trường, phục vụ cho bộ
môn giải phẫu và đào tạo các
y bác sĩ giỏi. Hy vọng nhà
trường sẽ bảo quản thật tốt
thi hài. Tôi cũng mong mọi
người vượt qua định kiến về
một cái chết toàn thây, ủng
hộ hành động hiến xác cho y
học của người thân để ngày
càng có nhiều bác sĩ giỏi giúp
đời, cứu người” - bà Nhi xúc
động bày tỏ.
Trong không gian tĩnh lặng,
căn phòng của bộ môn Giải
phẫu ngập tràn hoa và nến.
Tại đây, những SV với chiếc
áo blouse trắng quen thuộc
cũng nghiêng mình kính cẩn
trước những con người đang
say giấc.
Lần đầu tham gia lễ tri
ân người hiến thi hài, Đặng
Minh Huy, SV năm hai khoa
Y (Trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch), tỏ ra vô cùng
thành kính và cảm động. Huy
cho hay trước đây học giải
phẫu đã có cơ hội tiếp xúc
với thi hài, tuy nhiên tại lễ tri
ân này, Huy càng xúc động
và rõ hơn sự kính trọng mà
nhà trường dành cho những
xác hiến.
“Khi học thực hành trên thi
hài, tôi luôn thể hiện sự trân
trọng bằng cách xem xong
đóng lại cẩn thận, không đùa
giỡn, nghịch phá. Ngành y
có nhiều sự đổi mới, SV học
trên lý thuyết thôi chưa đủ.
Càng thực hành trên nhiều
BàTăngThịAnNhicầmđóahoahồngđểtriânngườiemđãhiếnxácchokhoahọc.Ảnh:THẢOPHƯƠNG
8.460 hồ sơ đăng ký với 336 thi hài
đã tiếp nhận
Bộ môn Giải phẫu thuộc khoa Y, y học cơ sở (Trường ĐH
Y khoa Phạm Ngọc Thạch) bắt đầu tiến trình tiếp nhận xác
hiến từ năm 1997. Cố GS Nguyễn Quang Quyền là người
phục dựng lễ hội Macchabee - lễ tri ân những người cống
hiến thân xác sau khi qua đời cho khoa học.
Trải qua 25 năm, đến cuối năm 2022, nhà trường nhận
được 8.460 hồ sơ đăng ký, trong đó riêng năm 2022 là 358
hồ sơ. Tổng số thi hài nhà trường đã tiếp nhận là 336, trong
đó có 146 thi hài đã hoàn mãn.
Ngày 12-1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam (VN)
đã tổ chức họp báo
Ngày thơ VN 
lần thứ 21. Thời gian tổ
chức của
Ngày thơ VN
năm nay gồm cả ngày rằm tháng
Giêng (tức ngày 5-2).
Ngày thơ VN 2023
mang chủ đề
Nhịp điệu mới
 thể hiện
ước vọng, thông điệp hướng tới tương lai tràn đầy hy
vọng về những điều tốt đẹp khi đất nước chúng ta đã vượt
qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với
nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng sự phục hồi mọi
mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn VN,
nhấn mạnh câu chuyện mang thơ ca đến với ngày thơ nghĩa là
mang một ý nghĩa tinh thần đến với công chúng, với đời sống.
Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần
đầu tiên
Ngày thơ VN
được diễn ra tại Hoàng thành Thăng
Long. Không gian
Ngày thơ VN
gồm toàn bộ khu vực sân
Đoan môn của Hoàng thành Thăng Long. Không gian được
thiết kế đặc biệt với
Cổng thơ
. Bước qua
Cổng thơ
, du khách,
khán giả sẽ dạo bước trên
Đường thơ
để vào
Cõi thơ.
Trên
Đường thơ
, du khách sẽ được thưởng lãm 100
câu thơ hay của thi ca VN được viết trên giấy dó tạo hình
thành những chiếc quạt - cánh bướm. Cuối
Đường thơ
,
khán giả sẽ đến với
Nhà ký ức
, nơi trưng bày các hiện vật
đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn
học VN do Bảo tàng Văn học VN cung cấp.
Bên cạnh
Nhà ký ức
Quán thơ
, nơi các nhà thơ nhiều
thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện
về nền thi ca VN. Song song với
Đường thơ
, phía phố
Nguyễn Tri Phương sẽ có
Đường sách
với khoảng 40 kiốt
dành cho các nhà xuất bản, Công ty Văn hóa, phát hành
sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn
học, tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.
Tại vị trí trung tâm, trước cửa Đoan môn là sân
khấu
Đàn thơ
, nơi sẽ diễn ra
Đêm thơ Nguyên tiêu
. Từ
trên tường thành sẽ có hai tấm panô lớn được thả xuống.
Trên mỗi tấm panô có bài thơ
Thần
của Lý Thường Kiệt
và bài thơ
Nguyên tiêu
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên trái sân khấu là hai
Cây thơ
, từ trên cành cao sẽ thả
xuống những phong thư, bên trong có những câu hỏi thú vị,
đố vui kiến thức thơ dành cho các bạn yêu thơ, người chiến
thắng sẽ nhận được những phần quà thú vị từ ban tổ chức.
VIẾT THỊNH
Đời sống xã hội -
ThứSáu 13-1-2023
Tri ân những người ra đi nhưng…
không về với đất
Người ra đi không về với đất mà về với TrườngĐHY khoa PhạmNgọcThạch, hiến thân xác cho sự nghiệp
y học, tất cả vì sự sống của con người.
thi hài, chúng tôi mới biết
những điểm đặc biệt, dị biệt
của mỗi cơ thể con người. Từ
đó giúp mình thành thạo để
sau này trở thành thầy thuốc
giỏi” - Huy trải lòng.
Thắp nên sự sống
từ cõi chết
Tại buổi lễ tri ân, TS-BS
Lê Quang Tuyền, Trưởng
bộ môn Giải phẫu, cho rằng
các thành tựu khoa học, bước
tiến dài trong y học có được
một phần nhờ sự đóng góp
và cống hiến thầm lặng của
những thi hài.
Ông gửi lời tri ân đến thân
nhân đã kìm nén đau thương,
mất mát để đồng hành cùng
nhà trường, giúp các SVđược
trải nghiệm những tiết thực
hành giá trị và bổ ích.
“Thân nhân đã vượt qua
những định kiến cổ xưa, giúp
người thân hoàn thành tâm
nguyện đóng góp cho xã hội.
Những di hài này không hề
khiếm khuyết mà thực sự trở
nên trọn vẹn hơn hết khi còn
sống cũng như lúc lìa trần. Họ
chính là hoa của đất, góp phần
tô điểm cho cuộc sống thêm
tươi đẹp” - ông Tuyên bày tỏ.
PGS-TS-BSNguyễnThanh
Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường,
cho biết phong trào hiến xác
chokhoahọcđã trở thànhnghĩa
cử cao đẹp được xã hội trân
quý. Hiện nay số người đăng
ký hiến nhiều hơn số lượng
tiếp nhận, là tín hiệu vui.
ÔngHiệp chia sẻ thêmcông
tác giữ gìn xác hiếnmang tính
chất ảnh hưởng đến sức khỏe,
dù được xử lý tốt nhưng làm
việc liên tục trong môi trường
này sức khỏe sẽ sa sút phần
nào. Các thầy cô phải thay
phiên nhau trực 24/7 để sẵn
sàng tiếp nhận xác hiến mọi
lúc. Tuy vậy, thầy trò luôn
khắc cốt ghi tâm những đóng
góp to lớn của họ nên rất tận
tụy chăm chút trong việc bảo
tồn xác hiến.
“Là một hiệu trưởng, tôi
đã từng chứng kiến vài người
thân hằng ngày vẫn luôn ghé
thăm khuôn viên trường, tươi
cười ngồi nhìn vào bộ môn
Giải phẫu. Đây được xem là
nơi cuối cùng họ gặp và chia
tay người thân, tình cảm này
quý lắm. Tuy nhiên, nếu ghé
thăm nhiều sẽ gây ảnh hưởng
quá trình bảo quản. Dù quyến
luyến nhưng xin người thân
hãy chia sẻ với nhà trường,
hỗ trợ chúng tôi trong công
tác bảo quản xác hiến” - PGS-
TS-BS Hiệp nói.
Ông Hiệp cũng nhắn nhủ
SVnên học trong tâm thế trân
trọng, biết ơn, trao trả ơn đó
cho những người khác, đem
đến giá trị tốt đẹp nhất cho
cuộc đời.•
Ngày thơViệtNam
lần thứ21 sẽ có
Cổng thơ
,
Đường thơ
Cõi thơ
“Tôi cũng mong
mọi người vượt qua
định kiến về một cái
chết toàn thây, ủng
hộ hành động hiến
xác cho y học của
người thân.”
Hiệu trưởngNguyễn ThanhHiệp đặt đóa hoa tri ân người đã hiến
xác cho khoa học. Ảnh: THẢOPHƯƠNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook