011-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Sáu13-1-2023
Quy hoạch dọc các tuyến đường sắt đô thị nên được quan tâmvà làmtheomô hình TOD. Ảnh: ĐT
TP.HCM chưa triển khai quy hoạch
phân khu dọc tuyến metro số 1
TP.HCMhiện chưa triển khai quy hoạch phân khu dọc tuyếnmetro số 1 dù đây được xem làmột trong những
nội dung quy hoạch quan trọng của khu phía đông TP.HCM.
Vụ dừng thu phí Quốc lộ 51:
Bộ GTVT phê bình Cục Đường bộ
Sau khi Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo về hạn chót
dừng thu phí Quốc lộ 51, Bộ GTVT liền có văn bản phê
bình Cục Đường bộ Việt Nam vì chưa nghiêm túc thực hiện
đúng trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong giai
đoạn kinh doanh khai thác, cơ quan ký kết hợp đồng và các
nhiệm vụ khác được bộ trưởng giao trong việc thực hiện dự
án.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ cần nghiêm
túc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm
chủ động xử lý theo thẩm quyền các nội dung liên quan của
dự án BOT Quốc lộ 51, bao gồm việc tạm dừng thu phí và
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồi cuối tháng 11-2022, Cục Đường bộ báo cáo Bộ
GTVT về việc hoàn vốn dự án mở rộng Quốc lộ 51. Theo
đó, đơn vị này đề xuất ngày 17-12-2022 dừng thu phí dự án
này. Tuy nhiên, Công ty CP Phát triển đường cao tốc Biên
Hòa - Vũng Tàu (BVEC - nhà đầu tư) có văn bản gửi Bộ
GTVT đề nghị chưa dừng thu phí.
Sau đó, Bộ GTVT giao Cục Đường bộ làm việc lại với
nhà đầu tư và đưa ra quyết định dừng thu phí dự án theo
thẩm quyền.
Ngày 9-1, Cục Đường bộ thống nhất với nhà đầu tư tạm
dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án đầu tư xây
dựng mở rộng Quốc lộ 51 lúc 7 giờ ngày 13-1-2023.
Để đi đến kết luận này, Cục Đường bộ và nhà đầu tư đã
đàm phán 18 phiên về việc dừng thu phí Quốc lộ 51. Trong
đó có những cái theo quy định của pháp luật rất rõ, có
những vấn đề hợp đồng nhà đầu tư chưa đồng thuận nên cần
phải có đàm phán nhiều lần.
V.LONG
VEC xin lỗi vì chậm thông báo điều chỉnh
phí cao tốc
Ngày 12-1, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC)
phát thông cáo bày tỏ xin lỗi khách hàng về sơ suất khi chậm
thông báo rộng rãi việc điều chỉnh phương pháp tính giá theo
cách làm tròn các mệnh giá do áp dụng công nghệ thu phí tự
động không dừng.
Theo VEC, quyết định của Thủ tướng về việc thí điểm một
số cơ chế, chính sách áp dụng cho dự án đầu tư, khai thác
đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư quy định: “VEC
quyết định mức thu phí đường cao tốc do VEC làm chủ đầu
tư, đảm bảo yêu cầu hoàn vốn của dự án, trừ các dự án cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu áp dụng mức thu phí
do Nhà nước quy định”.
Về quy định mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tối đa, Bộ
GTVT là cơ quan quy định cho từng nhóm phương tiện. Khi
các yếu tố hình thành giá trong nước có biến động ảnh hưởng
đến phương án tài chính của dự án, Bộ GTVT xem xét, điều
chỉnh mức giá tối đa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định
của pháp luật về giá. Mức giá khởi điểm trong quá trình lập
dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư không vượt quá
mức giá tối đa do bộ quy định.
Theo VEC, hiện nay mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ
đối với toàn bộ các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác
không vượt mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021 của
Bộ GTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ
các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
Cụ thể: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có mức phí 1.500
đồng/km cho đoạn bốn làn xe và 1.000 đồng/km cho đoạn hai
làn xe, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có mức phí 1.500
đồng/km, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có mức phí
1.500 đồng/km, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây là 2.000 đồng/km.
Trong trường hợp mức giá VEC điều chỉnh cao hơn giá tối
đa tại Thông tư 28, VEC sẽ báo cáo Bộ GTVT theo quy định.
P.PHONG
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây làmột trong những cao tốc
do VEC đầu tư, khai thác. Ảnh: V.LONG
HUYVŨ
T
heo các chuyên gia quy
hoạch, trong giai đoạn
TP.HCM đang thực hiện
nhiệmvụ điều chỉnh quy hoạch
chungTP.HCMđến năm2040,
tầm nhìn đến năm 2060 thì
việc phát triển đô thị, quy
hoạch dọc các tuyến đường
sắt đô thị nên được quan tâm
và làm theo mô hình lấy định
hướng phát triển giao thông
làm cơ sở cho phát triển, quy
hoạch đô thị (TOD).
Đề xuất không
nghiên cứu độc lập
“Quy hoạch phân khu dọc
tuyến metro số 1 chưa triển
khai vì đang nghiên cứu điều
chỉnh ranh các đồ án quy hoạch
phân khu trên địa bàn TPThủ
Đức” - báo cáomới nhất của Sở
QH-KT TP về kế hoạch triển
khai đề án hình thành và phát
triển đô thị sáng tạo, tương tác
cao phía đông TP.HCM giai
đoạn 2020-2035 cho biết.
Để triển khai việc quy hoạch
khu vực dọc tuyến metro số 1
trong thời gian tới, trước đó vào
năm 2022 Sở QH-KTTP cũng
đã ban hành quy chế quản lý
kiến trúc chungTP.HCM, trong
đó nêu cụ thể sẽ phát triển 10
khu đô thị (KĐT) dọc tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối
Tiên) tương lai.
Đầu tư sáu dự án metro còn lại
theo TOD
Trong văn bản gửi UBND TP về việc đầu tư xây dựng hoàn
thiện hệ thống đường sắt đô thị gắn với phát triển đô thị, Sở
GTVT kiến nghị UBND TP.HCM giao Sở QH-KT TP khẩn trương
nghiên cứu về quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng
TOD, cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
TP.HCMgiao Sở KH&ĐTTP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND TP phương án, kế
hoạch huy động nguồn vốn để đầu tư sáu dự án metro còn lại
theomô hình như trên. Đồng thời, khai thác quỹ đất vùng phụ
cận xung quanh các nhà ga để tạo nguồn vốn cho ngân sách.
Sở QH-KT TP đề
xuất không thực
hiện nghiên cứu tách
thành đồ án độc lập
mà tích hợp nghiên
cứu trong các đồ án
quy hoạch sau này.
Toàn bộ khu vực 10 KĐT
này nằm trọn trong phạm vi
11 phường của TP Thủ Ðức.
Cụ thể, điểm đầu là cầu Sài
Gòn, cuối tuyến là Công viên
Lịch sử văn hóa dân tộc với
chiều dài 14,83 km, diện tích
hơn 577 ha.
Về phát triển đô thị dọc
tuyến metro số 1, cuối năm
2022, Sở GTVT đã có văn
bản gửi UBND TP về đầu tư
xây dựng hoàn thiện hệ thống
đường sắt đô thị gắn với phát
triển đô thị.
SởGTVTcho rằng phát triển
quy hoạch dọc tuyếnmetro nên
theo mô hình TOD.
Cụ thể, dọc tuyến đường sắt
đô thị sẽ phát triển đô thị với
dân cư tập trung mật độ cao,
qua đó nâng cao giá trị sử dụng
đất trong khu vực bán kính
500 m từ các nhà ga đường sắt
đô thị. Đây được xem là một
giải pháp tài chính mang tính
chiến lược nhằm huy động và
tối ưu hóa nguồn lực từ khai
thác quỹ đất để đầu tư phát
triển hệ thống đường sắt đô thị.
Quy hoạch dọc tuyến
metro số 1 nên theo
TOD
“Chúng ta đang làm nhiệm
vụ điều chỉnh quy hoạch chung
TP.HCM đến năm 2040, tầm
nhìn đến năm 2060. Đây là
điều kiện thuận lợi để quan
tâm đến quy hoạch dọc tuyến
metro số 1” - ôngKhươngVăn
Mười, nguyên Chủ tịch Hiệp
hội Kiến trúc sưTP.HCM, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
.
Theo ôngMười, hiện quỹ đất
quanh các nhà ga, dọc tuyến
metro số 1 nên được phát triển
các KĐT, có thể tận dụng cách
làm các khu tái định cư cho
người dân.
“Như khi chúng ta thực hiện
di dời nhà trên và ven kênh
rạch thì phải có các khu tái
định cư cho người dân. Có thể
làm các khu tái định cư này ở
các đầu mối ga metro số 1, tận
dụng các tiện ích về giao thông
công cộng, dịch vụ kèm theo
như trường học, siêu thị… để
phục vụ cho người dân” - ông
Mười góp ý.
Về phát triển theo mô hình
TOD dọc tuyến metro số 1,
TS khoa học - kiến trúc sư
Ngô Viết Nam Sơn cho biết
chúng ta hay nói làm theoTOD
nhưng đến nay chưa có dự án
nào thực sự làm theo TOD.
“Ví dụ làmmột conđường thì
quan tâm đến sự phát triển hai
bên con đường, đómới làTOD,
chứ không phải làmmetro chỉ
quan tâm đến việc giải quyết
kẹt xe” - ông Sơn nói thêm.
“Đơn cử như tuyếnmetro số
1, quanh tuyến phải có trường
học, xe buýt, trung tâm thể
thao… lúc đó người dân chỉ
cần dùng metro (không cần
dùng xe cá nhân) mà vẫn đảm
bảo nhu cầu của mình với các
dịch vụ đô thị đầy đủ” - ông
Sơn góp ý trong việc tiến tới
đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung TP.HCM, trong đó có
tuyến metro số 1.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook