012-2023 - page 13

13
Sáng 13-1 (nhằm ngày 22 tháng Chạp), ký túc xá
(KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức chương trình
họp mặt “Sinh viên (SV) đón tết xa nhà mừng xuân
Quý Mão 2023”.
Đây là hoạt động thường niên được tổ chức mỗi độ
xuân về nhằm mang lại không khí tết ấm áp, thân tình
giúp các SV không về quê đón tết vơi bớt nỗi nhớ
nhà. Năm nay, KTX ĐH Quốc gia TP.HCM có 66 SV
ở lại.
Tại chương trình, ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH
Quốc gia TP.HCM, chia sẻ cũng từng là một SV ở tỉnh
lẻ lên TP.HCM học tập. Suốt bốn năm học, ông cũng
chưa một lần về quê ăn tết vì nhiều lý do khác nhau.
Đồng cảm với nỗi buồn xa nhà của các bạn SV khi
không được đón tết cùng gia đình, ông Quân hy vọng
rằng món quà hôm nay sẽ phần nào chia sẻ cùng các
SV, mang đến cho các SV một cái tết ấm áp hơn.
“Nhân dịp năm mới, tôi gửi lời chúc mừng sức khỏe,
thành đạt đến các SV, mong rằng các em dù đón tết xa
nhà hãy trân trọng mỗi khoảnh khắc của thời SV. Sau
này kỷ niệm đón tết cùng thầy cô, bạn bè sẽ là vô giá”
- ông Quân xúc động.
Dịp này, mỗi SV sẽ được nhận lì xì 1 triệu đồng, một
phần quà trị giá 300.000 đồng gồm bánh, mứt, sữa...
Vào mùng 1 tết, các SV đón tết xa nhà sẽ được lãnh
đạo KTX đến từng phòng trao lì xì đầu năm mới.
Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động
hỗ trợ như bố trí phòng ở tại KTX, tổ chức thăm hỏi và
động viên SV...
Tại chương trình, Chung Ngọc Huyền (quê Bắc
Giang), SV năm hai Trường ĐH KHXH&NV, thay mặt
các bạn gửi lời cám ơn trước sự quan tâm của ban lãnh
đạo KTX, quý thầy cô khiến những SV xa nhà cảm
thấy ấm áp hơn rất nhiều. “Vì chi phí đi lại đắt đỏ và
những lý do khác nên em quyết định ở lại. Lần đầu tiên
ăn tết xa quê nhất định sẽ là những ngày tết rất khác
biệt và đáng nhớ nhất thời SV của em” - Huyền nói.
TÚ NGÂN
đời khác. Những cây hương
trầm thơm ngát không chỉ
phục vụ cho đời sống tâm
linh của người dân trong tỉnh
mà còn các tỉnh, thành khác
trong cả nước.
“Đến nay gia đình tôi cũng
trải qua nhiều đời làm nghề
hương trầm. Nghề này tuy
không mang lại thu nhập cao
như bao nghề khác nhưng
đây là nghề truyền thống do
cha ông để lại, mình có trách
nhiệm và bổn phận phải giữ
gìn” - bà Tuyết tâm sự.
Còn theo bà Tôn NữMộng
Hoa, nhờ nghề làm hương
trầm, bà có thể nuôi các con
trưởng thành. Bà Hoa cho biết
hiện tại con gái bà là Đặng
Thảo Nguyên (36 tuổi) cũng
theo nghề như cách để giữ
gìn nghề truyền thống.
Chị Nguyên cho biết bản
thân đã có hơn 18 năm làm
nghề hương trầm này. “Lúc
nhỏ, tôi thường ngồi xem
mẹ xe hương, lâu dần nghề
làm hương ngấm vào người
lúc nào không hay” - chị
Nguyên nói.
Theo chị Nguyên, trải qua
hơn 18 năm làm nghề xe
hương trầm với nhiều thăng
trầm, giữa thời kỳ hội nhập
nghề làm hương cho thu nhập
không cao so với những nghề
khác. Tuy nhiên, những năm
gần đây các hộ dân tại làng
hương Thủy Xuân vừa làm
hương trầm vừa kết hợp làm
du lịch, nhờ đó thu nhập cũng
tăng lên.•
việc cho thuê áo dài và mua
hàng lưu niệmmỗi ngày cũng
từ vài trăm ngàn đến khoảng
1 triệu đồng.
Lưu giữ nghề xưa
Quay ngược thời gian,
bà Tôn Nữ Ánh Tuyết cho
biết làng hương Thủy Xuân
không biết xuất hiện từ khi
nào nhưng đến nay trải qua
hàng trăm năm, người dân
nơi đây vẫn tiếp tục duy
trì và lưu giữ nghề truyền
thống này.
Theo bà Tuyết, ở đa số gia
đình nghề làm hương trầm
được truyền từ đời này sang
NGUYỄNDO
N
ằm cách trung tâm
TP Huế khoảng 7 km,
làng hương Thủy Xuân
(phườngThủy Xuân, TPHuế,
Thừa Thiên-Huế) thường
được nhiều du khách quan
tâm mỗi lần đến với vùng
đất cố đô.
Những năm gần đây, du
khách trong và ngoài nước đổ
về đây ngày càng nhiều. Bằng
chứng là khi tìm kiếm dòng
hashtag #langhuongthuyxuan
trên mạng xã hội Facebook,
sẽ có hàng ngàn kết quả cho
ra những bức ảnh đủ màu sắc
về làng nghề được du khách
đăng tải.
Điểmcheck-innổi tiếng
Nằm trên trục đường có
nhiều địa điểm tham quan
như lăng Vua Tự Đức, đồi
Vọng Cảnh, làng hươngThủy
Xuân giờ đây không chỉ là
một làng nghề truyền thống,
mà còn là địa điểm thu hút
đông đảo khách du lịch đến
tham quan, chụp ảnh.
Những ngày gần tết Nguyên
đán, đang làm hương trong
một gian quán nhỏ, bà Tôn
Nữ Ánh Tuyết (73 tuổi) ngơi
tay tiếp các du khách dừng xe
vào quán tham quan.
Mỗi lần du khách đến, bà
thường giới thiệu du khách
thamquan các gian hàng trưng
bày, khu vực làm hương theo
phương thức truyền thống.
Rồi nhiều hôm bà cũng trở
thành mẫu ảnh chụp chung
với du khách hay nhân vật
của các nhiếp ảnh gia.
“Những ngày này, nhiều
nơi đặt hương để thắp trong
dịp lễ, tết nên mệ cũng làm
nhiều. Mỗi khi có du khách
đến chụp ảnh, mệ rất mừng.
Hầu nhưmọi người thường đi
đường xa xôi đến Huế cũng
ghé thăm làng hương của
mình thì còn gì bằng” - bà
Tuyết nói.
Là một trong những người
đầu tiên vừa làm hương vừa
kết hợp làm du lịch, bà Tôn
Nữ Mộng Hoa (53 tuổi) cho
biết cách đây nhiều năm có
một đoàn khách nước ngoài
đến tham quan tại khu lăng
mộ của Vua Tự Đức.
“Khi họ trở về thì nhiều
người trong đoàn khách đã
dừng lại bên quầy hàng để
chụp ảnh và họ tỏ vẻ rất thích
thú. Từ đây, tôi bắt đầu nhen
nhóm ý tưởng làm du lịch”
- bà Hoa nói.
Sau đó, bà Hoa cùng người
dân ở đây đã nảy ra ý tưởng
ngoài làm hương kiếm tiền
thì họ còn tạo ra một không
gian cho du khách đến tham
quan, chụp ảnh. Những bó
hương nhiều màu sắc được
chủ những gian hàng bài trí
rất bắt mắt khiến du khách
không thể từ chối mỗi lần đi
ngang qua.
“Đây cũng là một cách để
tăng thu nhập và tạo động lực
để làng nghề hàng trăm tuổi
này phát triển” - bà Hoa nói.
Theo bà Hoa, mỗi ngày
cửa hàng của bà đón tiếp
hàng chục du khách đến tham
quan, chụp ảnh. Thu nhập từ
Bà TônNữÁnh Tuyết tại gian hàng củamình. Ảnh trong bài: NGUYỄNDO
Công nhận làng nghề hương trầm
truyền thống
ÔngNguyễn BáVương, Phó Chủ tịchUBNDphườngThủy
Xuân (TP Huế), cho biết hiện nay trên địa bàn phường có
khoảng 25-30 hộ dân làm nghề hương trầm dọc tuyến
đường từ HuyềnTrân Công Chúa đến đườngĐoànNhữ Hài.
Trong đó, khoảng 5-7 hộ dân vừa làm hương vừa kết hợp
làm du lịch. Cuối năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã
công nhận nghề làmhương trầmThủy Xuân là nghề truyền
thống của tỉnh này.
Tiêu điểm
Những bó hương
nhiều màu sắc
được chủ những
gian hàng bài trí
rất bắt mắt khiến
du khách không
thể từ chối mỗi lần
đi ngang qua.
EmChungNgọcHuyềnnhậnquà tết từban lãnhđạoĐHQuốc gia.
Ảnh: TÚNGÂN
TôibiếtlànghươngThủyXuân
quacáchìnhảnhrấtđẹpdobạn
bè đi du lịch ởHuế đăng tải lên
mạng xã hội Facebook. Khi đặt
chânđếnlànghươngThủyXuân,
tôi càng ấn tượng với cách bài
trí những nén hương truyền
thống. Điều này tạo nên một
khung cảnh tuyệt đẹp để mọi
người đến check-in, sống ảo.
Chị
NGUYỄN THỊ TÂM
(đến từ Quảng Trị)
Đời sống xã hội -
ThứBảy14-1-2023
Làng hương Thủy Xuân
Làng hươngThủy Xuân thường được du khách lựa chọn thamquan
và lưu lại những bức ảnh kỷ niệmmỗi lần đến với xứHuế.
Những làng nghề
nức tiếng đất cố đô
- Bài 2
Du khách thamquan các gian hàng tại làng hương Thủy Xuân.
Trong ảnh: Chị Đặng ThảoNguyên đang làmhương.
Sinhviênđón tết xanhà xúc độngkhi nhậnquà, lì xì
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook