9
Tiêu điểm
VIẾT LONG
N
gày 13-1, tại buổi tổng kết
ngành giao thông, Thủ tướng
Phạm Minh Chính yêu cầu
Bộ GTVT phối hợp với các bộ,
ngành tìm cơ chế, chính sách để
khởi động lại hình thức đầu tư
BOT, BT (xây dựng - chuyển
giao) nhằm huy động nguồn lực
xã hội. Bên cạnh đó, Thủ tướng
cũng yêu cầu phải có công cụ
kiểm soát, không để xảy ra tiêu
cực, tham nhũng.
Tháo gỡ pháp lý
liên quan đến hình thức
đầu tư BOT
TheoThủ tướng, năm2022 điểm
sáng của ngành giao thông đó là
hoàn thành cả “núi” công việc,
triển khai đầu tư và hoàn thành
nhiều dự án giao thông quan trọng.
Công tác giải ngân lên đến 47.905
tỉ đồng, khoảng 87% kế hoạch.
Tuy nhiên, người đứng đầu
Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ
công tác quản lý nhà nước ở nhiều
mảng còn chưa theo kịp thực tiễn,
còn chồng chéo giữa các quy định
của pháp luật. Các dự án triển khai
còn vướng mắc trong giải phóng
mặt bằng, nguồn vật liệu, một số
dự án chậm tiến độ, xảy ra tình
trạng bán thầu.
Về dự án đường bộ cao tốc Bắc
- Nam giai đoạn 2 (2021-2025),
Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT rút
kinh nghiệm trong việc phân chia
“be bét” các gói thầu. “Cứ 2-3 km
lại một nhà thầu, đi kèm với đó là
hàng loạt thủ tục, việc giám sát
cũng gặp khó khăn. Tôi đi kiểm
tra mà còn rối cả đầu. Dự án lớn
phải chọn nhà thầu lớn, đủ năng
lực thì vào. Cứ thế này sau khi
doanh nghiệp trúng thầu xong lại
bán đi bán lại cho hàng chục người,
đến khi có việc xảy ra không tìm
thấy ông trúng thầu lần đầu đâu
cả…Nên việc này dứt khoát phải
dẹp bỏ để tránh tiêu cực, tham
nhũng” - Thủ tướng nói.
Còn vụ việc xảy ra ở lĩnh vực
đăng kiểm, Thủ tướng cũng yêu
cầu ngành rút kinh nghiệm, tổ
chức lại hoạt động đăng kiểm, xử
lý các sai phạm, đồng thời phải có
tư duy và cách làmmới để không
xảy ra tiêu cực nữa.
Đối với các dự án BOT, Thủ
tướng khẳng định hình thức BOT
“không có tội tình gì”. Bộ GTVT
cần nhanh chóng tháo gỡ pháp
lý liên quan đến hình thức đầu
Cấm xe trên 16 chỗ và xe tải
từ 2,5 tấn qua cầu cống đập
Rạch Chiếc
SởGTVT TP điều chỉnh giao thông khu vực cầu
cống đập Rạch Chiếc, TP ThủĐức. Ảnh: TN
Điện lực miền Trung
hỗ trợ xây dựng
70 căn nhà tình nghĩa
Ngày 13-1, Tổng công ty Điện lực
miền Trung (EVNCPC) cho hay đã
giao cho 13 công ty điện lực thành
viên và Công ty Dịch vụ Điện lực
miền Trung phối hợp với chính
quyền các tỉnh lựa chọn năm hộ gia
đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở
trên địa bàn đơn vị quản lý để hỗ trợ
kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa với
mức 60 triệu đồng/căn nhà.
Đề cập đến vấn đề này, Tổng giám
đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư cho biết:
“Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ
cung cấp điện phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh,
quốc phòng và đời sống nhân dân
trên địa bàn 13 tỉnh, thành miền
Trung - Tây Nguyên, nhiều năm
qua EVNCPC rất chú trọng đến
công tác an sinh xã hội và coi đây là
trách nhiệm của đơn vị đối với cộng
đồng”.
Theo ông Cư, năm nay, EVNCPC
quyết định hỗ trợ 60 triệu đồng/căn
nhà để bà con có điều kiện, động lực
xây dựng được căn nhà kiên cố, vững
chắc, chống chịu được với thiên tai,
bão lũ thường xuyên ở miền Trung -
Tây Nguyên.
Được biết từ nguồn quỹ phúc lợi
và sự đóng góp của cán bộ, công
nhân viên lao động, trong bốn năm
2019-2022, EVNCPC đã hỗ trợ xây
dựng 280 căn nhà tình nghĩa với tổng
kinh phí 14 tỉ đồng.
HOÀI AN
Sở GTVT TP.HCM vừa thông báo
cấm xe khách trên 16 chỗ và xe tải
từ 2,5 tấn trở lên lưu thông qua cầu
cống đập Rạch Chiếc, TP Thủ Đức.
Lộ trình thay thế: Đường Đỗ Xuân
Hợp → Xa lộ Hà Nội → đường D1
Khu công nghệ cao → đường D2
Khu công nghệ cao → đường Võ Chí
Công → đường Nguyễn Duy Trinh
→ đường Đỗ Xuân Hợp hoặc đường
Đỗ Xuân Hợp → Xa lộ Hà Nội
→ đường Mai Chí Thọ → cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
→ đường Đỗ Xuân Hợp.
Đồng thời sẽ tổ chức lưu thông
một chiều các loại xe hai bánh, ô tô
con, xe khách từ 16 chỗ trở xuống,
xe tải dưới 1,5 tấn, xe buýt trên cầu
tạm bên cạnh cầu cống đập Rạch
Chiếc theo hướng lưu thông từ
đường Liên Phường đến Xa lộ Hà
Nội.
Cấm xe khách trên 16 chỗ và xe tải
từ 1,5 tấn trở lên lưu thông qua cầu
tạm.
TN
Thủ tướng: Bộ GTVT
cần phân cấpmạnh hơn
cho địa phương
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành rút kinh nghiệm, tổ chức lại hoạt động đăng kiểm,
xử lý các sai phạm.
Thủ tướng
phát biểu
chỉ đạo hội
nghị. Ảnh:
VGP
Ngày 30-6, khởi công
đường vành đai 3
TP.HCM
ÔngBùiXuânCường,PhóChủtịch
UBND TP.HCM, cho biết hiện TP đã
phối hợp với các địa phương hoàn
thiện các thủ tục để khởi côngdựán
đường vành đai 3TP.HCMvào ngày
30-6. Ngoài ra,TP đang hoàn tất các
thủ tục để trình Chính phủ báo cáo
Quốc hội thôngqua chủ trươngđầu
tưdựánđườngvànhđai 4 theohình
thức hợp tác công tư.
Khởi công thêm 23 dự án giao thông mới
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết năm
2023 bộ được Thủ tướng giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 94.100 tỉ
đồng. Đây là số vốn rất lớn với mục tiêu khởi công thêm23 dự án giao
thông mới, hoàn thành 29 dự án khác đang thi công. “Dù vốn lớn, bộ
vẫn đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm nay thấp nhất đạt
90% kế hoạch được giao” - ông Thắng nói.
Đối với các dự án đang triển khai, Bộ GTVT cũng sẽ phối hợp chặt
chẽ với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết khó khăn về vật liệu,
công tác giải phóngmặt bằng, biến động giá nhiên liệu, vật liệu; tăng
cường kiểm tra hiện trường, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực
hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động xây
dựng, cản trở tiến độ giải ngân.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cũng thẳng thắn nhìn nhận
sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm vừa qua khiến nhiều cán bộ Cục
Đăng kiểm Việt Nam và các nhân viên đăng kiểm trên cả nước bị bắt
là một hạn chế lớn nhất của ngành trong năm 2022. Ông Thắng cho
rằng nguyên nhân sai phạm này một phần là do công tác kiểm tra,
giám sát chưa kịp thời để cảnh tỉnh toàn ngành.
Theo Thủ tướng, năm
2022 điểm sáng của
ngành giao thông đó
là hoàn thành cả “núi”
công việc, triển khai
đầu tư và hoàn thành
nhiều dự án giao thông
quan trọng.
tư BOT. Đối với các dự án gặp
vướngmắc do chính sách thay đổi
cần có điều khoản chuyển tiếp.
“Năm nay huy động tối đa về
đầu tư công mới được 500.000
tỉ đồng trong nhiệm kỳ này. Chủ
trương của Đảng là đầu tư công
dẫn dắt đầu tư tư, phải kích hoạt
mọi nguồn lực xã hội, phải có
cơ chế, chính sách để khởi động
lại BOT, BT để huy động nguồn
lực…” - Thủ tướng nói và cho
rằng thời gian qua Bộ GTVT làm
chưa tốt công tác này và “những
cái chưa được là nhức nhối lắm”.
Cơ chế xin - cho
dễ sinh ra tiêu cực
Xác định năm 2023 kinh tế đối
diện với nhiều thử thách, Thủ
tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục
tăng cường quản lý chặt chẽ tiến
độ, chất lượng các công trình, dự
án; tuyệt đối không để xảy ra tình
trạng tham nhũng, thất thoát, lãng
phí, tiêu cực, đặc biệt trong hoạt
động vận tải.
“Chẳng hạn như việc cấp slot ở
các sân bay, tiêu cực lắm. Nó thể
hiện ở chỗ tại sao có hãng toàn
được bay giờ tốt và ngược lại.
Tóm lại, xin - cho dễ nảy sinh tiêu
cực, không sờ vào thì thôi, sờ vào
sẽ có chuyện” - Thủ tướng lưu ý.
Người đứng đầuChính phủ cũng
yêu cầu Bộ GTVT cần phân cấp
mạnh hơn cho địa phương, không
ôm những việc mà mình không
nắm rõ. Chẳng hạn như công tác
nạo vét luồng lạch, quản lý các
cảng nội địa phải giao ngay cho
địa phương.
Thủ tướng nói: “Ngành giao
thông mỗi năm xuống kiểm tra
được từ một đến hai lần thì quản
cái gì, còn địa phương ở đó cả
ngày lẫn đêmmới quản được nên
tôi đề nghị Bộ GTVT dứt khoát
không ôm việc này, giao ngay cho
địa phương và báo cáo Chính phủ
trong quý này. Để như hiện nay
địa phương lại phải chạy lên bộ
xin, rất mất thời gian”.
Cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ
GTVT đẩy nhanh nghiên cứu dự
án đường sắt tốc độ cao (khoảng
200 km/giờ), trước tiên là nghiên
cứu đoạn TP.HCM đi Cần Thơ
trên tinh thần tìm hướng tuyến
thẳng nhất, tạo không gian phát
triển mới. “Tập trung cao độ với
tỉnh Đồng Nai để hoàn thành giải
phóng mặt bằng sân bay Long
Thành. Đẩy nhanh hơn nữa tiến
độ lựa chọn nhà thầu theo nguyên
tắc đảm bảo sự minh bạch, đặt lợi
ích của quốc gia lên trên hết…”
- Thủ tướng chỉ đạo.•