013-2023 - page 13

13
THẢOPHƯƠNG-HOÀNG LAN
N
hững ngày này, không
khí tết đã len lỏi khắp
mọi nơi. Nếu không
may đang phải điều trị ở
bệnh viện (BV), chắc hẳn ai
cũng mong muốn sớm được
xuất viện về sum họp với gia
đình. Thế nhưng, có những
người bệnh không có giấy tờ
tùy thân lại hôn mê bất tỉnh.
Mọi việc từ điều trị, thuốc
men đến ăn uống, vệ sinh cá
nhân đều phải nhờ các bác
sĩ, điều dưỡng tại BV.
Hết ca trực vẫn vào
thăm nom
Tại BVNhân dânGiaĐịnh,
hiện có một bệnh nhân vô
danh nam, khoảng 60 tuổi,
bị chấn thương sọ não nhập
viện đã hơn hai tháng. Cách 2
tiếng các điều dưỡng, hộ lý lại
thay phiên nhau thay tã, mỗi
ngày cho ăn sáu cữ. Chị Trần
Phi Yến, điều dưỡng trưởng
khoaNgoại thần kinh, cho biết
những lúc xoay trở cho bệnh
nhân, phải cần đến hai điều
dưỡng và một hộ lý hỗ trợ.
“Dù hết ca trực, chúng tôi
vẫn ravô thămnombệnhnhân.
Những ca bệnh vô danh đều
có một điểm chung là thiếu
thốn tình cảm nên chúng
tôi xem họ như người thân.
Người yếu liệt dễ bị lở loét,
cần sự chăm sóc tỉ mỉ xuyên
suốt của người thân. Vì thế
chúng tôi rất cảm thông và
thay phiên nhau chăm sóc
như người nhà. Tết đến xuân
về, tôi mong muốn bệnh nhân
vô danh còn lại này tìm được
người nhà để đoàn tụ” - chị
Yến tâm sự.
Theo BS CK2 Đặng Duy
Tâm, PhóTrưởng khoa Ngoại
thần kinh, bệnh nhân này bị
tai nạn nhập viện trong tình
trạng lơ mơ, không khai thác
được bệnh sử. Bệnhnhânđược
ban giám đốc chỉ định mổ để
giữ lại tính mạng. Bệnh nhân
không có thẻ BHYT, chi phí
điều trị đã hơn 50 triệu đồng.
Không chỉ vậy, các điều
dưỡng thường nhờ tổ công
tác xã hội của BV vận động
xin cơm từ thiện, tã lót cho
họ. Nhiều người khi tỉnh lại
không nhớ nổi mình là ai. Lúc
này, các điều dưỡng tiếp tục
khơi gợi ký ức cho họ. “Có
những ca bệnh nhân không
nhớ số điện thoại nhưngmình
cứ kiên nhẫn hỏi. Lúc đầu họ
nhớ không đủ số, mình hỏi
mỗi ngày và gọi thử đến khi
nào đúng số thì thôi. Chúng
tôi mở nhạc hay chương trình
thời sự hằng ngày bên tai để
bệnh nhân nghe, kích thích
não bộ với hy vọng họ dần
dần có ý thức” - chị Yến kể.
Ngày vui sum họp
Niềmanủi lớnnhất với nhân
viên y tế là người bệnh tìm lại
được người thân sau thời gian
thập tử nhất sinh. Chị Yến kể
cách đây vài năm, có một bà
cụ hơn 60 tuổi, đi bán vé số
và bị té chấn thương cột sống,
được người dân đưa vào. Cụ
bà chỉ nhớ quê ở huyệnMang
Thít, tỉnh Vĩnh Long. Nắm
bắt thông tin ít ỏi này, BV đã
nhờ các sơ trong nhà thờ gần
khu vực đó và công an địa
phương tìm người thân giúp.
Khoảng vài tuần sau, dù
tìmđược địa chỉ của cụ nhưng
người nhà rất khó khăn, không
có tiền đi xe đò lên TP. Vì thế,
các nhân viên y tế đã góp mỗi
người một ít hỗ trợ vé xe khứ
hồi giúp người nhà bệnh nhân
lên BV nhận người thân.
Một trường hợp khác bị đột
quỵ cách đây bốn năm, được
người bạn đưa vào viện. Sau
hơn hai tháng nằmviện, thanh
Các y bác sĩ đóng vai trò như người nhà chămsóc ca bệnh vô danh. Ảnh: HOÀNG LAN
Mong mở rộng hành lang pháp lý
tiếp nhận ca vô danh
Từ năm 2020 đến hết 2022, BV tiếp nhận 40 ca bệnh vô
danh, đặc biệt những tháng cuối năm 2022, BV tiếp nhận
đến 10 ca.
Khi có ca bệnh vô danh, phòng Kế hoạch tổng hợp và
công tác xã hội sẽ hỗ trợ tìm người nhà bệnh nhân bằng
cách báo công an hay đăng tin trên mục tìm người của các
báo.Trường hợp không tìmđược người nhà, khi tỉnh lại, nếu
bệnh nhân có nguyện vọng sẽ làm đơn, BV chuyển bệnh
nhân vào trung tâm bảo trợ xã hội (TT).
Có bệnh nhân sau khi tỉnh dậy đã nhớ và tự khai thông
tin cá nhân. Cũng có người bệnh nhớ ra nhưng vì lý do gì đó
đã giấu tên, không khai bất kỳ thông tin gì. Trong ba năm
qua, có vài người đi TT, cũng có vài người xin xuất viện để
vào các mái ấm do họ tự tìm. Hiện kinh phí chăm sóc, điều
trị cho người bệnh vô danh là nguồn chi của BV và vận động
một phần từ mạnh thường quân.
Chúng tôi mong có thể mở rộng chính sách hành lang
pháp lý để có thêm nhiều TT, mái ấm tình thương nhận
nuôi người bệnh vô danh. Chẳng hạn như công bố danh
sách những trung tâm, mái ấm được phép tiếp nhận. BV sẽ
liên hệ và cùng hội chẩn với trung tâm trong quá trình tiếp
nhận bệnh nhân. Hy vọng các TT cũng sẽ đảm bảo cơ sở
y tế, có người chăm sóc các bệnh nhân sau điều trị, từ đó
giảm tải khó khăn cho BV.
BV luôn trên tinh thần điều trị dứt điểmmới đưa họ đến
TT. Có những ca cố gắngđiều trị một thời gian nhưng không
may tử vong, BV sẽ trình báo công an. Cũng có những ca
đã tử vong thì người nhà mới tìm thấy, sau đó vô BV làm
giấy báo tử.
ThS
VŨ NGỌC LAN
,
phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhân dân Gia Định
Tiêu điểm
Những ngày gần đây, khu vực ngã ba Ông Tạ, chợ Phạm
Văn Hai, quận Tân Bình, TP.HCM không khí tết đến gần
hơn khi có nhiều điểm bán lá dong, lá chuối xuất hiện phục
vụ người dân mua lá về gói bánh chưng, bánh tét.
Tùy nguồn gốc lá ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước…
mà giá dao động 90.000-100.000 đồng/bó lá lớn và
50.000-65.000 đồng/bó lá nhỏ.
Bên cạnh đó, khuôn gỗ thông minh được bày bán giúp
cho những ai không chuyên có thể gói bánh chưng dễ
dàng hơn. Một số người dân cho biết chọn mua lá dong
về gói bánh chưng nhằm có không khí tết và một phần sẽ
biếu hàng xóm.
Theo ông Công (ở huyện Bình Chánh), vì hay đi giao
hàng nên biết được khu vực ngã ba Ông Tạ này nhiều nhà
vườn lấy lá dong từ các tỉnh về bán nên năm nào cũng ghé
mua lá về gói bánh chưng.
Còn ông Tuấn, chủ một điểm bán trên đường Cách Mạng
Tháng Tám, cho biết do kinh tế khó khăn, người dân giảm
chi tiêu nên người bán cũng ít hơn so với năm ngoái.
Trong khi đó, theo chủ một vườn dong chuyên xuất khẩu
và cung cấp đi các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Vũng Tàu,
Đồng Nai, đối với thị trường xuất khẩu lá dong năm nay
giảm 1/3. Riêng thị trường trong nước vẫn sôi động nhưng
sức mua cũng giảm đi khoảng 50% so với năm trước.
“Với ba mẫu trồng lá dong nên nguồn hàng dồi dào.
Đồng thời, cơ sở làm quanh năm với bạn hàng nên giá cả
vẫn ổn định. Theo đó, dịp tết năm nay giá lá dong tại vườn
là 1.200 đồng/lá lớn, lá vừa 800 đồng/lá, loại nhỏ 400
đồng/lá. Mối hàng nào ở Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM
đặt mua trên 100.000 lá chúng tôi sẽ giao tận nơi, nếu số
lượng ít hơn khách phải trả tiền cước vận chuyển” - chủ
vườn dong cho biết.
TÚ UYÊN
Khi bệnh nhân tỉnh lại, họ
từ từ tiếp xúc và dần hồi phục,
nhớđượchọlàai.Khigặpngười
nhà, có người đã khóc òa lên.
Khoảnh khắc đó tôi cũng xúc
động như chính mình gặp lại
người thân vậy.
Điều dưỡng
TRẦN PHI YẾN
Đời sống xã hội -
ThứHai 16-1-2023
Chuyện đằng sau những ca bệnh
vô danh
Người bệnh vô danh nhập viện, không người thân chăm sóc, các nhân viên y tế đóng vai trò vừa là thầy thuốc
vừa là thân nhân.
niên này tỉnh lại và gọi cho
người nhà từ Hà Nội bay vào
gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
Hiện tại gia đình anh vẫn giữ
liên lạc và gọi hỏi thăm mỗi
dịp tết. Anh Nguyễn Thành
Luân (35 tuổi) cho biết vào
TP.HCM làm công nhân và
ở trọ tại quận Bình Thạnh.
Vào ngày nhập viện, anh bị
mất giấy tờ chưa kịp làm lại,
người bạn cùng phòng không
mở được mật khẩu điện thoại.
“Lúc tỉnh lại, được các y
bác sĩ cho biết tôi đã hôn mê
hơn hai tháng. Các chị giúp
tôi tắm rửa, vệ sinh cá nhân
mà không ngại việc gì. Ơn
nghĩa của BV, tôi không bao
giờ quên” - anh Luân bày tỏ.
Ông Nguyễn Đức Toản,
cha anh Luân, cho biết vào
ngày 29 tết anh vẫn gọi về
nhà bình thường, sau đó cả
nhà gọi không được nhưng
chỉ nghĩ anh bận việc, không
ngờ xảy ra cơ sự.
“Các y bác sĩ đã sinh ra
cháu lần thứ hai. Khi nào cháu
khỏe ổn định hẳn tôi sẽ đưa
cháu vào cám ơn các y bác
sĩ lần nữa” - ông Toản nói.•
Sôi động thị trường ládonggói bánh chưngngày tết
Niềm an ủi lớn nhất
đối với nhân viên y
tế là người bệnh tìm
lại được người thân
sau thời gian thập
tử nhất sinh.
Người dânmua lá dong, khuôn thôngminh về gói bánh chưng.
Ảnh: TÚUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook