015-2023 - page 15

13
Tiêu điểm
Đường sách với không gian văn hóa
Hồ Chí Minh
Với chủ đề “TP.HCM - Xuân an vui, xuân thịnh vượng”, Lễ
hội đường sách tết Quý Mão 2023 diễn ra trên tuyến đường
Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến bùng binh Quách Thị Trang,
quận 1, TP.HCM).
Đường sách dự kiến mở cửa phục vụ khách tham quan
trong tám ngày, từ 17 giờ ngày 19 đến 22 giờ ngày 26-1 (28
tháng Chạp đến hết mùng 5 tết).
Đoạn từ Nguyễn Huệ đến Pasteur triển lãm tư liệu, hình
ảnh, các xuất bản phẩmvề Không gian văn hóa Hồ Chí Minh
với chủ đề “Đảng - Bác Hồ với mùa xuân”. Triển lãm hình
ảnh tư liệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch
Tôn Đức Thắng nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ
tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 – 20-8-2023). Triển lãm báo
xuân QuýMão - năm2023, cùng nhiều hình ảnh, tư liệu gắn
với các dấu mốc lịch sử khác, trưng bày nghệ thuật sách với
các cuốn sách quý, có giá trị và các cuốn sách có bìa sách
đẹp, ý nghĩa…
Phim Việt, truyền hình và hoạt hình
sôi động tết
Ba dự án phim tết chính thức được công bố sẽ ra rạp vào
mùng 1 tết Quý Mão là
Chị chị em em 2
(đạo diễn Vũ Ngọc
Đãng)
, Nhà bà Nữ (
đạo diễn Trấn Thành)
, Siêu lừa gặp siêu
lầy (
đạo diễn Võ Thanh Hòa). Mỗi tác phẩm đều có một nội
dung riêng để thu hút khán giả đến rạp.
Ngoài ra, dự án điện ảnh
Võ sinh đại chiến
của đạo diễn Bá
Cường. Phim sẽ chính thức được phát hành trên nền tảng
Netflix vào ngày 23-1 (mùng 2 tết).
Nếu như phimchiếu rạp dịp tết này khá ảmđạm thì phim
truyền hình lại sôi động hơn bao giờ hết.
Theo đó, nhiều dự án phim truyền hình sẽ được chiếu
trong dịp tết Quý Mão 2023 như
Lộc Xuân 2, Có hẹn với yêu
thương, Ăn tết miệt vườn, Về nhà là tết, Bà chủ vắng nhà, Hồn
Trương Bốn - cốt hàng thịt; Tết ngọt tết thơm; Trốn tết - tết tìm.
Còn với phim hoạt hình, các dự án đổ bộ phòng vé dịp
tết khá đa dạng về thể loại. Theo đó, các phim như
Shin
cậu bé bút chì: Truyền thuyết nhẫn thuật Ninja
,
Xác ướp:
Cuộc phiêu lưu đến London (Mummies)
,
Pororo: Cuộc phiêu
lưu đến dinh thự Rồng
,
Mèo béo siêu đẳng
(The Amazing
Maurice),
Mèo đi hia: Điều ước cuối cùng
.
Quý Mão
Các tỉnh, thànhkhác đón tết ra sao?
Hà Nội: Chùa Hương khai hội
Tại
phố cổ Hà Nội
sẽ diễn ra chương trình với chủ đề
Tết Việt - Tết phố 2023
. Chương trình kéo dài tới ngày
28-1 (tức mùng 7 tết). Đến với Đình Kim Ngân (42-44
Hàng Bạc), khách tham quan sẽ được thưởng lãm không
gian tết cũng như giới thiệu con giáp của năm Quý Mão,
dựng cây nêu, ông đồ viết thư pháp, giới thiệu các dòng
tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ…
Tại
Ngôi nhà di sản
(87 Mã Mây), ban tổ chức (BTC)
sẽ sắp đặt và giới thiệu không gian sinh hoạt, đón tết của
một gia đình Hà Nội xưa.
Từ ngày 1 đến 31-1 (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tại
Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
(Đồng Mô,
Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề
“Hội xuân” nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm
cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán dịp đầu năm mới.
Điểm nhấn của “Hội xuân” là không gian chợ phiên
ngày tết với chương trình “Món ngon vùng miền - chào
xuân 2023” và chương trình giới thiệu di sản văn hóa phi
vật thể đại diện nhân loại “Thực hành Then của người
Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”. Bên cạnh đó là các hoạt
động giới thiệu không khí ngày xuân của các dân tộc phía
Bắc qua các tiết mục dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, sản
vật truyền thống, những món ăn ngày xuân.
Đây là dịp để các cộng đồng dân tộc anh em tại “Ngôi
nhà chung”, đặc biệt là các dân tộc phía Bắc cùng nhau hân
hoan chung vui cất lên những lời ca tiếng hát, trò chơi dân
gian đặc sắc cho những ngày mở đầu của một năm mới.
Chương trình “Hội xuân” có sự tham gia của khoảng
100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, H , Mông, Dao,
Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Raglai,
Gia Rai, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer) nhằm giới thiệu nét văn
hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động
trải nghiệm tại đây. Ngày 27-1 (mùng 6 tết),
Lễ hội chùa
Hương
năm 2023 sẽ chính thức khai hội. Lễ hội diễn ra
từ ngày 23-1 đến 23-4, với chủ đề “Lễ hội chùa Hương an
toàn - văn minh - thân thiện”.
Lễ hội chùa Hương năm 2023 được tổ chức quy mô cấp
huyện gắn với tôn vinh, quảng bá giá trị di tích quốc gia
đặc biệt di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh
Hương Sơn.
V.THỊNH
Thừa Thiên-Huế
sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại ba
điểm gồm: Huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, TP Huế.
Bên cạnh đó,
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
tổ
chức bắn pháo hoa tầm thấp phía trên Cột Cờ trong chương
trình văn nghệ chào năm mới Quý Mão lúc 22 giờ ngày
21-1 (30 tết). Ngoài ra sẽ tổ chức mở cửa miễn vé đón nhân
dân tham quan di tích từ mùng 1 đến mùng 3 tết Nguyên
đán, cùng với nhiều chương trình hấp dẫn.
NGUYỄN DO
TP Đà Nẵng: Nhiều chương trình văn hóa
đặc sắc
UBND TP Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa đêm giao
thừa tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại ba địa điểm là trên
cầu Nguyễn Văn Trỗi, khu đất thuộc dự án Phương Trang
(quận Liên Chiểu) và khu trung tâm hành chính huyện
Hòa Vang. Cũng trong đêm giao thừa,
Nhà hát Trưng
Vương
phối hợp Phòng Văn hóa - Thể thao quận Sơn Trà
tổ chức chương trình văn nghệ chào xuân Quý Mão 2023
tại Công viên bờ đông cầu Rồng, trên khu đất đường Trần
Hưng Đạo - Lý Nam Đế.
Trung tâmVăn hóa - Điện ảnh TP
tổ chức như chương
trình nghệ thuật Mừng Đảng đón xuân Quý Mão 2023 “Xuân
quê hương” và tổng kết trao giải cuộc thi tài năng nghệ
thuật “Xuân và tuổi trẻ” tại Công viên APEC từ ngày 4 đến
29-1. Vũ hội đường phố có hóa trang kết hợp biểu diễn nhạc
hơi các tác phẩm âm nhạc Việt Nam và quốc tế trên đường
Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Lý Nam Đế đến Triệu Việt
Vương) ngày 28-1.
Ngoài ra,
Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh TP Đà Nẵng
và Trường CĐ
Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng còn tổ chức
nhiều chương trình đặc sắc như: Hô hát bài chòi, biểu diễn
hòa tấu, độc tấu các nhạc cụ dân tộc tại vỉa hè đường Trần
Hưng Đạo, phía Nam cầu Rồng vào thứ Bảy, Chủ nhật
hằng tuần trong tháng 1.
Chương trình
Ảo thuật đường phố
tại sàn cảnh quan
phía nam, bờ tây cầu Rồng (đối diện Bảo tàng điêu khắc
Chăm) vào ngày 28-1. Chương trình Âm nhạc đường phố,
biểu diễn nghệ thuật, trưng bày nhạc cụ tại sàn cảnh quan
công viên phía bắc, bờ đông cầu Trần Thị Lý ngày 28-1.
Cũng xuyên suốt trong tháng 1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ
chức chương trình “Trẩy hội đầu xuân” với các trò chơi
dân gian, hoạt động trải nghiệm tết cổ truyền.
TẤN VIỆT
Khanh Hòa: Hơn 20 hoat đông đon têt
Quy Mao
Tư ngay 11 đên 27-1 (20 thang Chap đên mung 6 têt),
chương trinh biêu diên nghê thuât do
Đoàn
ca múa nhạc
Hải Đăng, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh
tỉnh, Nhà
hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh luân phiên tô chưc phuc
vu ngươi dân va du khach tai Quang trương 2-4, TP Nha
Trang. Nơi đây cung diên ra chương trinh nghê thuât chao
năm mơi vao đêm giao thưa va chương trinh biêu diên lân
- sư - rông vao tôi mung 1 têt.
Ngoai ra trưng bày giới thiệu bộ sưu tập độc đáo về các
loài ốc ở vùng biển Khánh Hòa, triển lãm ảnh đất nước,
con người trong cộng đồng ASEAN, hoạt động trò chơi
dân gian tai bao tang tinh.
Ninh Thuân
: Bao tang tinh triên lam chuyên đê vơi
cac hiên vât, hinh anh vê quê hương Ninh Thuân, cac san
phâm đăc săc cua
gôm Bau Truc
nhăm giơi thiêu nghê
thuât lam gôm cua ngươi Chăm vưa đươc UNESCO đưa
vao danh muc di san văn hoa phi vât thê cân bao vê khân
câp. Bên canh đo, đia phương cung tô chưc băn phao hoa
phuc vu ngươi dân tai TP Phan Rang - Thap Cham va
huyên Ninh Sơn.
HUỲNH HAI
Du lịch dịp tết ở miền Tây
Cần Thơ
: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, một
trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở miền Tây, tọa
lạc tại huyện Phong Điền. Cạnh đó, du khách có thể tham
quan, ăn uống tại các khu du lịch sinh thái đậm chất miệt
vườn như: Làng du lịch Mỹ Khánh, Ông Đề...
Kiên Giang
: Tham quan, nghỉ dưỡng tại TP đảo Phú
Quốc và trải nghiệm các dịch vụ vui chơi hấp dẫn, đặc sắc
tại Vin Wonders Phú Quốc. Đến Hòn Sơn, đảo Nam Du để
thưởng thức, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ cùng các
món hải sản.
Đồng Tháp:
Tham quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa lớn
nhất ĐBSCL với hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc,
trong đó có không ít những loài hoa lạ, độc đáo. Cạnh đó,
du khách có thể tham quan các kiến trúc cổ của nhà cổ
Huỳnh Thủy Lê, hay đến Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi
sinh sống của khoảng 130 loài thực vật, hơn 230 loài chim
nước cùng hàng trăm loài động vật có xương sống. 
Bạc Liêu
: Tham quan nhà công tử Bạc Liêu, nơi lưu
dấu những giai thoại nức tiếng một thời về cậu Ba Huy, vị
công tử ăn chơi bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Đến tham quan và chụp ảnh check-in tại cánh đồng điện
gió ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu),
chùa Xiêm Cán, vườn nhãn cổ...
Cà Mau
: Du lịch đến tỉnh cực Nam của Tổ quốc, du
khách có thể tham quan khu du lịch Đất Mũi, nơi đặt cột
mốc tọa độ GPS 0001 (cây số 0), nơi đây còn là điểm cuối
cùng của đường Hồ Chí Minh. Cạnh đó, thưởng thức món
cua Cà Mau nổi tiếng và các món đặc sản khác như vọp, ba
khía, cá thòi lòi, cá nâu kho trái giác...
CHÂUANH HÀO
Khu du lịch
ĐấtMũi, nơi
đặt cộtmốc
tọa độGPS
0001 (cây số
0) và là điểm
cuối cùng của
đườngHồ Chí
Minh.
Ảnh: BTC
Lễ hội
chùa
Hương
năm2021.
Ảnh: TÔ
THẾ
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 18-1-2023
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18
Powered by FlippingBook