13
VĂNHÀ
T
hời gian qua, sự ra đi của
nhiều cây đa, cây đề như
NSNDDiệpLang, NSƯT
Vũ Linh, Bạch Mai… đã để
lại khoảng trống lớn cho bộ
môn cải lương.
Tuy nhiên, bên cạnh sự
tiếc nuối thì vấn đề “tre già
măng…chưa kịp mọc”, thậm
chí “tre già măng…không có
cơ hội mọc” của sân khấu cải
lương đã khiến nhiều người
suy nghĩ.
Diễn viên trẻ vật lộn
với “thánh đường”
Thời gian gần đây, tình hình
sân khấu cải lương có nhiều
khởi sắc. Hàng loạt sân khấu
cũng như các đoàn cải lương
Huỳnh Long, Minh Tơ, đoàn
đồng ấu Bạch Long… đã cố
gắng dàn dựng và cho ra các
vở diễn phục vụ khán giả.
Những gương mặt nghệ
sĩ tên tuổi và bán vé thường
xuyên xuất hiện như NSƯT
Tú Sương, Trinh Trinh, Điền
Trung, Lê Thanh Thảo, Võ
Minh Lâm… trong khi đó các
nghệ sĩ trẻ vẫn đang cố gắng
vật lộn với “thánh đường”.
Tại TP.HCM, đội ngũ nghệ
sĩ của các sân khấu cải lương
hiện nay được đào tạo đa
phần theo phương thức xã
hội hóa. Tuy nhiên, không
ít nghệ sĩ trẻ loay hoay tìm
cho mình sân khấu để gắn
bó với nghề. Và giữa thực
trạng cải lương đã qua thời
hoàng kim thì điều này khó
càng thêm khó.
Nghệ sĩ ít đất diễn, không
có cơ hội được hát trên sân
khấu, các đoàn cải lương lại
khó khăn trong việc bán vé.
Điều này không chỉ khiến
các ông bà bầu hay trưởng
đoàn cải lương đau đầu mà
còn là lý do đẩy các nghệ sĩ
trẻ trầy trật trong việc kiếm
sống bằng nghề mà mình theo
đuổi. Chính vì vậy, không ít
diễn viên đã bỏ nghề để chọn
công việc khác mưu sinh.
NSNDTrầnNgọcGiàu,Chủ
tịch Hội Sân khấu TP.HCM,
cho hay: “Thời kỳ đỉnh cao
của cải lương (khoảng năm
1960-1980), gần như tỉnh nào
ở phía Nam cũng có đến cả
chục đoàn cải lương.
Thời điểm đó, để có một
vai diễn chính, nghệ sĩ phải
trải qua nhiều năm gắn bó
với đoàn, bắt đầu tìm kiếm
cơ hội từ những vai rất nhỏ.
Thậm chí có người rong ruổi
theo đoàn hát từ những năm
13-14 tuổi. Họ phải trau dồi
trong khoảng 15 năm mới
có cơ hội đoạt huy chương.
Khi cải lương thoái trào, số
lượng suất diễn giảm chỉ còn
1/3 (là nhiều) so với trước,
nhiều đoàn cải lương chuyên
nghiệp “khai tử” nhưng lại
tồn tại nghịch lý về lực lượng
nghệ sĩ biểu diễn, tre giàmăng
chưa mọc.
Chưa kể hiện nay nhiều
nghệ sĩ cải lương thay vì tìm
học nghề ở các đơn vị đào tạo
uy tín, dày công luyện tập từ
các vở diễn, họ lại tìm danh
tiếng bằng cách học các trích
đoạn để tham gia cuộc thi
không chuyên, gameshow
cải lương…
Trong khi đó, không ít nghệ
sĩ thật sự đammê với nghề lại
có cuộc sống chật vật. Gánh
nặng cơm áo gạo tiền khiến
họ bị phân tâm với nghề vì
phải phân bổ thời gian, làm
thêm các công việc khác để
nuôi đam mê.
Nỗ lực “gìn giữ
vàng son”
Đối diện với hiện thực cải
lương đang “thoi thóp”, chật
vật để sống thì nhiều nghệ sĩ
trẻ vẫn đang cố gắng tìm cách
duy trì cũng như gìn giữ bộ
môn nghệ thuật dân tộc.
Điển hình là nghệ sĩ cải
lương trẻ Thanh Long, học trò
của nghệ sĩ Thanh Sơn (em
NSND Thanh Tòng), vừa tổ
chức đêm diễn
Vàng son gìn
giữ
quy tụ những diễn viên
cải lương trẻ cũng như các
học trò của anh như Huyền
Châu, Bảo Khánh, Hà Mỹ
Anh, bé Khả Hân, bé Thảo
Nhi…với các trích đoạn
Lang
Lăng Vương nhập trận khúc,
ca cảnh
Vàng son gìn giữ
…
sau hai tháng tập luyện.
Dù không bán được vé,
khán giả đa số là người thân,
bạn bè đến ủng hộ thế nhưng
ThanhLong cùng các bạn diễn
Tiêu điểm
Ngày 7-4, Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức lễ phát
động
Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện
tại Nhà thiếu
nhi TP Thủ Đức.
Tại buổi lễ, ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ TP.HCM, cho hay mỗi năm tại TP cần trung bình
200.000 túi máu để điều trị, cấp cứu, dự trữ nhằm đảm
bảo an toàn về chất lượng, số lượng máu và thực hiện
đúng quy trình cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh
trong và ngoài TP.
Để đạt được mục tiêu này, ông Sơn cho biết Hội Chữ
thập đỏ TP sẽ phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các
cấp ủy, chính quyền của các quận, huyện, TP Thủ Đức
thực hiện ba nhiệm vụ chính.
Cụ thể, một là duy trì thành tích đạt được; cải tiến, đổi
mới công tác vận động, phục vụ, chăm lo cho người hiến
máu; tiếp tục tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng
chuyển đổi số vào quá trình nâng cao chất lượng hiến máu
tình nguyện; đảm bảo nghiêm ngặt quy trình tiếp nhận
máu một cách an toàn.
Hai là đề xuất ngành y tế có đề án quy hoạch, thành lập
các điểm hiến máu cố định, có lộ trình giảm các tua hiến
máu cố định từ đây đến năm 2025 và các năm tiếp theo;
Hội Chữ thập đỏ TP thành lập mỗi năm 4-5 điểm hiến
máu Chữ thập đỏ; phổ biến thông tin cần thiết cho người
hiến máu.
Ba là vận động tiếp nhận đủ 220.000 túi máu/năm; vận
động có tỉ lệ túi máu 350-450 ml trên 80%; máu sạch đạt
trên 95%.
Theo ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã
hội (HĐND TP.HCM), tính từ tháng 12-1994 đến tháng
12-2022, toàn TP đã vận động trên 2,8 triệu người tham
gia hiến máu (hơn 3 triệu đơn vị máu). Nhờ vậy TP luôn
đảm bảo đủ nguồn máu cho cấp cứu và điều trị tại 150 BV
trên địa bàn TP và hỗ trợ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện của
TP.HCM luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng,
chất lượng máu. Lượng máu tiếp nhận tương đương 1/5
tổng đơn vị máu cả nước. Số lượng người hiến máu tình
nguyện năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây là thành
quả của sự hưởng ứng tích cực từ mọi tầng lớp nhân dân
sống trên địa bàn TP.
THẢO PHƯƠNG
Báo động thiếu hụt
diễn viên trẻ
Theo thống kê gần đây nhất
của Cục Biểu diễn nghệ thuật,
sốlượngdiễnviêntrongđộtuổi
20-25 ở các đơn vị sân khấu cả
nước chỉ chiếm tỉ lệ 5,6%, độ
tuổi 25-30 chỉ chiếm 42,3%.
Bên cạnh việc “đỏ mắt” tìm
diễn viên trong công tác đào
tạo ở các trường ĐH Sân khấu
Điện ảnh, mà ngay cả các cuộc
thi tuyển chọngiọng ca vàdiễn
viên cải lương tổ chức hằng
năm hoặc cách hai năm một
lần như các giải
Bông lúa vàng,
Chuông vàng vọng cổ, Giọng ca
cảilươngNguyễnThànhChâu…
vẫn đang“hụt hơi”vì thiếu lực
lượng thí sinh, cực khó tìmkiếm
được giọng ca hay.
Đời sống xã hội -
ThứBảy 8-4-2023
Sân khấu cải lương: Tre già măng
chưa có cơ hội mọc
Nhiều nghệ sĩ cải lương trẻ đang vật lộnmưu sinh để có thể theo đuổi bộmôn nghệ thuật cải lương.
và học trò đã cống hiến hết
mình trong từng trích đoạn,
thể hiện các vũ đạo khó trên
sân khấu.
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, nghệ sĩ trẻ Thanh
Long cho biết: “Chương
trình của chúng tôi rất khó
khăn trong việc bán vé. Có
khi đến gần sát giờ diễn tiền
vé vẫn chưa đủ bù, chính vì
vậy rất nản.
Nhưng khi bước ra chỉ cần
thấy khán giả cùng những
tràng vỗ tay là tự nhủ làm
tiếp, phải làm. Chỉ cần còn
một khán giả chịu đến xem
cải lương, tôi vẫn sẽ làm, sẽ
diễn. Cải lương là vàng son
mình cần phải gìn giữ”.
Đối với vấn đề thu không
đủ để bù chi, Thanh Long tâm
sự: “Tôi đi dựng kịch tiếng
Anh cho khối tiểu học, viết
kịch bản cho các nghệ sĩ, viết
trích đoạn, tuồng cho các sân
khấu…Nói chung ai cần đến
tôi trong khả năng làm được
chắc chắn tôi sẽ nhận làm để
kiếm nguồn thu nhập nhằm
bù vào sân khấu, suất diễn
của chính mình”.
Sự nỗ lực của cá nhân
nghệ sĩ là chưa đủ mà hơn
thế nữa là sự chung tay của
các nhà quản lý văn hóa để
cải lương có thể đến gần hơn
với khán giả.•
Nhà nước có nên “nuôi” nghệ sĩ?
Tôi nghĩ chúng ta nên thay đổi tư duy về vấn đề tiền -
lương đối với nghệ sĩ. Tức là Nhà nước trả lương để nghệ sĩ
làmvăn hóa, gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa chứ không
phải “nuôi” nghệ sĩ.
Khán giả là người trả tiền để nghệ sĩ biểu diễn, phục vụ
bằng sản phẩm nghệ thuật. Quan điểm Nhà nước “nuôi”
nghệ sĩ làm cho nghệ sĩ không thấy có trách nhiệm, người
trả tiền cho nghệ sĩ dường như cũng có gánh nặng.
Tất nhiên, đi kèmvới việc chi trả đó phải có các quy chuẩn
như nghệ sĩ phải diễn hay, hát giỏi, phát huy giá trị văn hóa
trong bối cảnh hiện nay… chứ không chỉ dừng ở việc một
bên“phải”trả,một bên“phải”làmcho xong. Cónhưvậy, nghệ
sĩ mới toàn tâm toàn ý cống hiến và sống được với nghề.
NSND
TRẦN NGỌC GIÀU
,
Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM
Nghệ sĩ cải lương trẻ Thanh Long cùng các diễn viên trong đêmdiễn
Vàng son gìn giữ
. Ảnh: VĂNHÀ
Gánh nặng cơm áo
gạo tiền khiến nghệ
sĩ phân tâm với nghề
vì phải phân bổ thời
gian, làm thêm các
công việc khác để
nuôi đammê.
Người dân TP ThủĐức thamgia hiếnmáu tình nguyện.
Ảnh: THẢOPHƯƠNG
TP.HCMcầnkhoảng200.000 túimáumỗi nămđể điều trị, cấp cứu