8
Đô thị -
ThứBảy 8-4-2023
hai xã Tân Bình và Kdang (huyện
Đắk Đoa) chịu cảnh “bì bõm” do thi
công QL19 không đảm bảo khiến
nước mưa tràn vào nhà, vườn của
người dân, gây cháy tivi, tủ lạnh,
trôi xe, sập tường, trôi hoa màu…
Thiệt hại ước tính gần 600 triệu đồng
nhưng đến nay người dân vẫn chưa
được bồi thường. Năm nay, mới
xảy ra vài cơn mưa nhỏ nhưng tại
huyện Đắk Đoa đã xảy ra ách tắc
giao thông nghiêm trọng, bùn đất
tràn ra mặt đường.
Ông Phan Văn Phương, Phó Chủ
tịch UBND xã Tân Bình (huyện Đắk
Đoa), cho biết: “Tiến độ thi công
QL19 chậm quá, người dân liên tục
phản ánh, việc này xã nhiều lần báo
cáo lên huyện và huyện cũng đã có ý
kiến, đề nghị chủ đầu tư khắc phục.
Sự việc kéo dài rất ảnh hưởng đến
người dân, mùa mưa năm nay gần
tới nên người dân rất lo”.
UBND hai huyện Mang Yang và
Đắk Đoa cũng đã nhiều lần phản ánh,
kể cả bằng văn bản, yêu cầu Ban 2
đẩy nhanh tiến độ thi công dự án và
đảm bảo an toàn giao thông (ATGT)
khu vực. Tuy nhiên đến nay, tình
trạng này vẫn chưa được khắc phục.
Đã có kế hoạch xem xét
thay nhà thầu
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về
những vấn đề trên, ông Lê Tuấn
Mạnh, Phó Giám đốc dự án QL19
(phụ trách đoạn qua Gia Lai), cho
biết đối với những tồn tại mà Khu
quản lý đường bộ III phản ánh, Ban
2 đã nhanh chóng khắc phục, đảm
bảo ATGT trên tuyến.
Tuy nhiên, do đường đang thi
công, phải thay đổi vị trí liên tục
nên không tránh khỏi các tồn tại
xảy ra. Việc này, đơn vị vẫn thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu
khắc phục. Đối với các vị trí mặt
cống cao hơn mặt đường hiện tại
LÊKIẾN
S
au hai năm khởi công, dự án
tăng cường kết nối giao thông
khu vực Tây Nguyên (dự án
Quốc lộ (QL) 19) do Ban quản lý
dự án 2 (Ban 2, Bộ GTVT) làm chủ
đầu tư đứng trước nguy cơ không
kịp về đích theo kế hoạch vào ngày
30-6 tới. Thời gian qua, dự án này
liên tục bị người dân hai bên đường
phản ánh về tiến độ thi công, đặc
biệt là hệ thống mương nước cao
bất thường, ảnh hưởng đến việc đi
lại, sinh hoạt của người dân.
Người dân than khổ
vì con đường
Theo ghi nhận của PV, từ nhiều
tháng nay, QL19 đoạn từ huyện
Mang Yang lên Đắk Đoa (Gia Lai)
thi công rất chậm, chỉ có vài công
nhân và thiết bị làm việc. Theo người
dân khu vực, có khi cả tuần không
thấy bóng dáng đơn vị thi công nào.
Những điểm thi công dở dang rất
khó đi lại, vô tình trở thành bẫy cho
người và xe qua đây.
Bà Nguyễn Thị Hương (66 tuổi,
người dân có nhà ởmặt đườngQL19)
than thở: “Tôi bán nhà được thì cũng
bán rồi. Họ làm đường mà bày ra
rồi để đó khiến người dân hai bên
đường chịu khổ nhiều tháng nay.
Việc đi lại, chở hàng, bán buôn bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà có ba
cái xe máy nhưng không đưa vào
nhà được do mương nước quá cao,
chắn trước mặt nhà. Rồi cứ hễ mưa
xuống là nước tràn vào nhà”.
Bà Nguyễn Thị Nga (chủ đại lý
phân bón Quý Nga, kinh doanh ở
mặt đường QL19) cũng bức xúc:
“Từ khi làm con đường này người
dân ở đây bị ảnh hưởng nhiều lắm.
Làm đường thì người dân ủng hộ
nhưng khi làm thì cần có tiến độ rõ
ràng. Trước tôi kinh doanh được 10
phần, nay chưa được năm”.
Người dân khu vực cho biết mùa
mưa năm 2022, hàng chục hộ dân
ĐoạnQuốclộ19quahuyệnĐắkĐoabùnlầy,nguycơmấtantoàngiaothông.Ảnh:LÊKIẾN
Bất cập trong thi công nâng cấp
Quốc lộ 19
Người dân phản ánh dự án nâng cấpQuốc lộ 19 qua hai tỉnh BìnhĐịnh, Gia Lai thi công chậm
và hiện đang gây khó khăn cho việc đi lại cũng như buôn bán của người dân.
và cao “vượt mặt” nhà dân, Ban
2 cũng đã có các giải pháp khắc
phục tình thế là tạo các điểm vuốt
nối, đảm bảo ít ảnh hưởng đến
người dân.
Theo ông Mạnh, trong các gói
thầu đang quản lý (các gói 4A, 4B,
5, 6, 7 qua Gia Lai) về cơ bản thi
công đạt tiến độ, hoàn thành đúng
hẹn ngày 30-6. Riêng gói thầu 4A
từ Km131+300 đến Km155 do liên
danh Công ty TNHH Hợp Tiến và
Công ty CPVinadelta khả năng cao
không hoàn thành tiến độ.
“Do hai đơn vị này năng lực thi
công yếu nên Ban 2 đã có kế hoạch
xem xét thay nhà thầu để đảm bảo
đúng tiến độ. Quá trình này cần phải
báo cáo xin ý kiến của Bộ GTVT
và đơn vị đầu tư vốn là Ngân hàng
Thế giới (WB). Trước đây, ban đã
nhiều lần nhắc nhở nhà thầu nhưng
họ vẫn không khắc phục được” - ông
Mạnh nói.•
5 lĩnhvực phát triển của tỉnhNinhThuận
Theo lãnh đạo xã Tân
Bình (huyện Đắk Đoa),
tình trạng QL19 thi công
chậm rất ảnh hưởng đến
người dân, mùa mưa
năm nay gần tới nên
người dân rất lo.
Ngày 7-4, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết đã có tờ trình
gửi HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết về việc
thông qua quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 trước khi trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, phê duyệt.
Theo tờ trình, quy hoạch tỉnh bám sát Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII phù hợp với các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phù hợp với quy
hoạch tổng thể, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng
và phát triển gắn liền với tăng trưởng xanh, hiệu quả và bền
vững, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của tỉnh.
Ninh Thuận sẽ phát huy lợi thế địa lý là cửa ngõ kết nối
các vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và các
tỉnh Tây Nguyên. Qua đó xây dựng các liên kết phát triển
giữa tỉnh với các vùng và địa phương lân cận; tập trung ưu
tiên đầu tư hạ tầng trọng điểm theo hướng đồng bộ, kết nối
cao, liên thông đa mục tiêu và tăng cường liên kết vùng.
Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu trở thành một trong các
trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Đến
năm 2050, Ninh Thuận sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế đa
dạng và thịnh vượng, phát triển đạt mức cao và là một tỉnh
xanh, môi trường sống tốt, phát triển bền vững.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Ninh Thuận dựa vào hai
động lực phát triển là kinh tế biển và kinh tế đô thị cùng với
hạt nhân phát triển là con người. Tỉnh cũng sẽ tập trung vào
năm cụm ngành, lĩnh vực quan trọng. Đó là năng lượng,
năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế
biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng, kinh
doanh bất động sản.
Trong đó, thời kỳ 2021-2030, Ninh Thuận xác định sơ
bộ khoảng 225 dự án ưu tiên với tổng mức đầu khoảng
270.000-280.000 tỉ đồng. Đây là các dự án lớn có tính chất
quan trọng tạo động lực phát triển.
Đến năm 2030, theo quy hoạch, tỉnh có 12 đô thị gồm TP
Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II cơ bản đạt các tiêu
chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh; bốn đô thị loại IV và bảy đô
thị loại V.
HUỲNH HẢI
TỉnhNinhThuậnđãtrìnhHĐNDthôngquaquyhoạchtỉnh.Ảnh:H.HẢI
Tháng 8-2021, QL19 được khởi công với chiều dài
143 km đi qua hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, tổng kinh
phí hơn 3.600 tỉ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào
tháng 6-2023.
Ngày 31-3 vừa qua, Khu quản lý đường bộ III đã có văn
bản gửi Ban 2 về việc đảm bảo ATGT trên tuyến QL19
đang nâng cấp do tiếp tục xảy ra tồn tại, gây bức xúc
cho người tham gia giao thông.
Cụ thể, cácđoạn thi công tại Km139+300vàKm146+100
bị sình lầy, gây tắc giao thôngmỗi đoạn dài khoảng 150-
250m. Các vị trí cốngngang tại Km139+700, Km142+800,
Km146+200 và đoạn cầu Tà Ly, Lệ Cần, Cầu Vàng (huyện
Đắk Đoa, Gia Lai)... không thường xuyên bù phụ cấp
phối đá dăm, thiếu người hướng dẫn giao thông, gây
khó khăn cho xe qua lại. Tại các đoạn thi công đào nền
đường thiếu rào chắn, biển báo, không bố trí đèn cảnh
báo vào ban đêm và phát sinh nhiều ổ gà trên các đoạn
mặt đường gây mất ATGT.
Khu quản lý đường bộ III đề nghị Ban 2 chỉ đạo các
nhà thầu thi công khẩn trương thực hiện khắc phục các
nội dung nêu trên.“Nếu Ban 2 chậm chỉ đạo, khu sẽ báo
cáo Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT đề nghị xem lại
năng lực quản lý dự án của Ban 2” - Khu quản lý đường
bộ III cảnh báo.
Trước đó, năm2022, Cục Quản lý đường bộ III cũng đã
có văn bản nhấn mạnh:“Trường hợp Ban 2 không quyết
liệt chỉ đạo các nhà thầu thi công sửa chữa khắc phục các
tồn tại, cục sẽ thu hồi giấy phép thi công đã cấp, đồng
thời báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ
GTVT xem xét trách nhiệm đối với Ban 2”.
Yêu cầu Ban 2 chỉ đạo nhà thầu khẩn trương khắc phục