9
Cảng cáĐềGi xuống cấpnghiêmtrọng
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở
NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết đã có tờ trình gửi
UBND tỉnh để xin chủ trương đề xuất đầu tư, cải tạo, sửa
chữa cảng cá Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) với ước
tính kinh phí khoảng 4,5 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, phía sở đã
phối hợp với các đơn vị kiểm tra thực tế và ghi nhận tình
hình xuống cấp nghiêm trọng của cảng cá Đề Gi. Theo đó,
hiện tại công trình hư hỏng hầu hết các hạng mục như về hạ
tầng và kết cấu, hệ thống mái che nhà phân loại, cầu dẫn,
cầu cảng bị tốc mái, hư hỏng nặng.
“Việc sửa chữa, cải tạo các hạng mục trên là rất cấp thiết,
phải làm ngay nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con
ngư dân khi tác nghiệp, cũng như tạo điều kiện thuận lợi
trong việc di dời tàu thuyền tại cảng Quy Nhơn ra cảng Đề
Gi, đáp ứng tốt yêu cầu cảng cá loại II” - ông Phúc nói.
Từ trên cầu Đề Gi nhìn sang, cảng cá Đề Gi loang lổ
những vết rách. Ghi nhận cho thấy mái che hầu hết đã bị
rách nát, chỉ còn trơ khung sắt. Cầu cảng chữ T tiếp nhận
tàu thuyền tại cảng cá đã hỏng một trụ cầu, một trụ cầu
khác bị cong vênh. Mặt dưới sàn cầu dẫn nối bến liền bờ
và cầu chữ T đã bong tróc lớp bê tông lộ cốt thép mặt dưới
sàn, thép bị đứt gãy, gỉ sét, không đảm bảo an toàn cho hoạt
động của cảng cá.
Theo ông Phúc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống
cấp cảng cá Đề Gi một phần là do thời gian vận hành, sử
dụng, chịu sự tác động trực tiếp của môi trường nước mặn
và một số cơn bão trong các năm 2020, 2021 khiến cho hạ
tầng bị xuống cấp, diện tích mái che bị hư hại. UBND tỉnh
Bình Định đã đồng ý chủ trương cho Sở NN&PTNT tỉnh
Bình Định lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình
cải tạo, sửa chữa cảng cá Đề Gi.
“Vừa rồi các sở, ngành đã đề xuất tỉnh về việc sửa chữa
cảng cá Đề Gi, phía UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương. Nếu
kịp thì có thể triển khai sửa chữa trong năm nay” - ông
Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định,
cho biết.
Được biết cảng cá Đề Gi được xây dựng vào năm
2002, là nơi mua bán hải sản, tránh trú bão của nhiều tàu
thuyền ở Phù Cát và các vùng lân cận. Năm 2013, cảng
cá được Bộ NN&PTNT đầu tư nâng cấp, sửa chữa từ dự
án nguồn lợi ven biển vì sự nghiệp phát triển bền vững
tỉnh Bình Định.
Đến năm 2022, cảng cá được UBND tỉnh Bình Định công
bố là cảng cá loại II và Bộ NN&PTNT công bố là cảng cá
chỉ định đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ việc
khai thác. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, cảng cá Đề Gi
xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục bị hư hỏng cần
sửa chữa.
HUY TRƯỜNG
Khan hiếm nguồn vật liệu ảnh hưởng đến dự án
Về việc chậm tiến độ các dự án nêu trên, ông Lê Thành Bắc, Phó Giám
đốc BQL, cho biết hiện tại dự án đang triển khai 54 hạng mục công trình
xây dựng trên địa bàn TP Huế. Tuy nhiên, đến nay chỉ có bốn công trình đã
được GPMB sạch và 19 công trình không GPMB.
“Tiến độ GPMB chưa đáp ứng kịp thời tiến độ thi công công trình, ảnh
hưởng trực tiếp đến kế hoạch giải ngân vốn được giao trong năm 2022.
Đồng thời, năm 2022 giá vật liệu, nhiên liệu tăng đột biến, các nhà cung
cấp vật liệu trong tỉnh chỉ cung cấp vật liệu sau khi thanh toán kinh phí và
việc khan hiếm nguồn vật liệu tài nguyên như cát, các loại đá, đất làm ảnh
hưởng đến việc cung cấp vật liệu để thi công” - ông Bắc nói.
Theo ông Bắc, 10 gói thầu của dự án ảnh hưởng GPMB đến 2.811 hộ dân,
trong đó đã được phê duyệt 1.136 hộ dân, đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ
1.003 hộ dân, còn 1.607 hộ dân chưa được GPMB.
Ông Bắc cho biết ngày kết thúc hiệp định khoản vay đã ký là 31-12-2023.
Do đó BQL đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBNDTP Huế, huyện Phú Lộc và các
đơn vị liên quan đẩy nhanh GPMB và bàn giao cho BQL trước ngày 31-3 để
thi công đáp ứng đúng tiến độ.
NGUYỄNDO
D
ự án chương trình phát triển
các đô thị loại II triên khai
trên đia ban Thừa Thiên-Huế
đươc Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tai Quyết định 392/2016. Dự
án có tổng mức đầu tư hơn 1.617
tỉ đồng, trong đó vốn nước ngoài
là hơn 1.353 tỉ đồng, vốn đối ứng
của tỉnh là hơn 263 tỉ đồng. Đây
được xem là một trong những dự
án trọng điểm để giải quyết tình
trạng ngập lụt, vệ sinh môi trường…
ảnh hưởng đến đời sống của người
dân trên địa bàn tỉnh.
Nhiều gói thầu
chậm tiến độ
Tuy nhiên, đến nay còn tồn đọng
nhiều vướng mắc, khiến dự án chậm
tiến độ buộc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng chương trình phát triển
các đô thị loại II - tỉnh Thừa Thiên-
Huế (viết tắt BQL) liên tục ra các
văn bản đốc thúc, nhắc nhở. Theo
đó, có 10 gói thầu xây lắp nhưng
chỉ hai gói được đưa vào sử dụng,
tám gói thầu còn lại đang triển khai
ì ạch, chậm tiến độ.
Cụ thể, gói thầu 23 về việc nạo vét
sôngAn Hòa, chỉnh trang, xây dựng
kè dọc hai bờ sôngAn Cựu, kè sông
Như Ý có giá trị hợp đồng là hơn 94
tỉ đồng. Tính đến ngày 23-3, tiến độ
dự án mới đạt được 19%, thấp hơn
giá trị hợp đồng 40,9%.
Còn gói thầu 24 về hệ thống thoát
nước và vỉa hè bốn phường thành nội,
nạo vét và kè hộ kinh thành, chỉnh
trang và xây dựng kè dọc bờ sông
Đông Ba có giá trị 224 tỉ đồng. Đến
nay, giá trị hợp đồng đạt 39,2%, thấp
hơn 46,5% so với kế hoạch. Tiến độ
thi công gói chậm 370 ngày.
Huế: Nhiềugói thầu
từnguồn vốn vay nước
ngoài chậmtiếnđộ
Sau nhiều năm triển khai, dự án chương trình phát triển các đô thị
loại II tại tỉnhThừaThiên-Huế vẫn thi công ì ạch, chậm tiến độ.
Theo BQL, tiến độ gói thầu 24 này
rất chậm, ngoài những nguyên nhân
như công tác giải phóng mặt bằng
(GPMB), các thay đổi điều chỉnh thiết
kế để chỉnh trang đô thị, bảo vệ di
tích, công trình ngầm, cáp quang…
thì năng lực hạn chế của nhà thầu là
một nguyên nhân lớn.
Ngoài ra, các gói thầu 28 về nâng
cấp, mở rộng cầu Vỹ Dạ, đường
100 m nối khu đô thị Avà B khuAn
Vân Dương có tổng giá trị hợp đồng
là 109 tỉ đồng đến thời điểm này tiến
độ thi công chậm 290 ngày. Gói thầu
39 về xây lắp các tuyến đường Tố
Hữu, Võ Nguyên Giáp (phần nâng
cao độ) và di dời trạm biến áp, có
giá trị hợp đồng hơn 92 tỉ đồng tiến
độ thi công chậm 240 ngày.
Gói thầu 25 là công viên, cây xanh,
quảng trường khu hành chính tập
trung và gói thầu 26 về cây xanh,
vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng
các trục sinh thái trung tâm khu đô
thị mới An Vân Dương cũng đang
bị các cơ quan chức năng cảnh báo
chậm tiến độ.
Nhà thầu than lỗ
Việc thi công ì ạch đã ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân. Như tại
gói thầu 24, nhà thầu thi công chậm
hạng mục thoát nước và vỉa hè các
phường nội thành gây ảnh hưởng
đến giao thông đi lại, đời sống của
người dân xung quanh.
Bà Phan Thị Hà (48 tuổi, ở phường
Đông Ba, TP Huế) bức xúc tuyến
đường được triển khai thi công từ
tháng 3-2022 đến nay nhưng làm
quá chậm. Khu vực này gần trường
học, nhiều người đi lại mà làm bầy
hầy quá. “Vào giờ cao điểm thì tắc
đường, xe cộ va quẹt té ngã miết.
Hàng quán thì có buôn bán gì được
đâu. Tôi đề nghị các đơn vị thi công
sớm hoàn thành, còn nếu chậm quá
thì buộc phải thay nhà thầu cho người
dân nhờ” - bà Hà nói.
Ông Lê Văn Hoa, đại diện Công
ty CP Thành Đạt (đơn vị thi công
gói thầu 26), cho biết trong thời
gian qua, nhiều công ty bỏ chạy vì
không thể làm được do giá cả vật
tư tăng cao, chênh lệch nhiều so
với giá được công bố. Đồng thời
việc bàn giao đất còn rất chậm.
Công ty CP Thành Đạt trúng đấu
thầu vào năm 2020 nhưng mới
bàn giao mặt bằng được 1 km vào
cuối năm 2022 nên việc thực hiện
rất khó khăn.
“Đất thì dự toán được 110.000
đồng nhưng công ty tôi phải mua
180.000 đồng. Vật liệu cát đá cũng
lỗ, nhân công thì thấp. Cuối năm rồi
nghiệm thu được 13 tỉ đồng nhưng
sổ chi theo dõi lên đến 13,5 tỉ đồng.
Dù lỗ nhưng vẫn phải làm vì đó là
trách nhiệm của công ty đã trúng
thầu rồi” - ông Hoa cho hay.•
Cuộc sống của người dân gặp khó khăn do thi công đường. Ảnh: N.DO
Có 10 gói thầu xây
lắp nhưng chỉ hai gói
được đưa vào sử dụng,
tám gói thầu còn lại
đang triển khai ì ạch,
chậm tiến độ.
NhiềuhạngmụcởcảngcáĐềGiđãhưhỏng,xuốngcấp.Ảnh:NQ