188-2023 - page 14

14
Số nhà “nhiều xuyệt”, số nhà lộn xộn, không theo thứ tự…
là một thực trạng tồn tại từ hàng chục năm nay tại TP.HCM.
Chính quyền địa phương các cấp vẫn đang nỗ lực thực hiện
nhiều giải pháp để sắp xếp lại số nhà vừa khoa học vừa
không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Thế nhưng đến nay vẫn còn tình trạng người dân phải vất
vả, đổ mồ hôi khi tìm nhà “nhiều xuyệt” trong những con
hẻm dài ngoằng.
Với nỗi khổ khi tìm nhà người quen, anh Nguyễn Văn Tâm
(ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) kể: Cách đây một tuần, anh
từ quận Gò Vấp xuống huyện Hóc Môn tìm nhà người quen.
Địa chỉ mà anh tìm ở đường Nguyễn Thị Thảnh, xã Thới
Tam Thôn, huyện Hóc Môn. Vì đây là địa chỉ mới nên chưa
được cập nhật lên Google Maps.
Giữa trưa nắng, mồ hôi nhễ nhại, anh Tâm loay hoay chạy
đi chạy lại 2-3 vòng trên đường Nguyễn Thị Thảnh vẫn không
tìm thấy nhà người quen. Sau đó, khi anh liên lạc và được
người quen hướng dẫn, ra rước trực tiếp thì mới được...
Thực trạng trên đã tồn tại từ hàng chục năm nay và “mê
trận” số nhà này có yếu tố lịch sử để lại.
Cụ thể, từ năm 1998, UBND TP có ban hành Quyết định
1958 về việc ban hành quy chế cấp số nhà và chỉnh sửa số
nhà trên địa bàn TP. Đến năm 2012, TP lại ban hành tiếp
Quyết định 22 về quy chế đánh số và gắn biển số nhà.
Theo thống kê, từ năm 1998 đến 2012, TP đã cấp khoảng
1,2 triệu số nhà. Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu
so với một TP siêu đô thị như TP.HCM.
Để hạn chế tình trạng số nhà “nhiều xuyệt”, số nhà lộn
xộn, không theo thứ tự, nhiều địa phương đã tiến hành cấp
lại số nhà khoa học hơn hoặc đặt tên đường để rút ngắn
số nhà “nhiều xuyệt”… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận
tiện, người dân cũng gặp một số bất tiện như phải thay đổi
giấy tờ tùy thân…
Vì thế, đối với số nhà được cấp theo toàn khu vực thì TP
nên phối hợp với cơ quan bưu điện, gắn mã bưu chính gọi cho
từng số nhà. Mã này sẽ giúp cho việc đưa thư đến đúng chỗ.
Hiện các ban ngành ở TP.HCM đang nỗ lực trong mục
tiêu chuyển đổi số nên việc xây dựng một hệ thống, ứng dụng
công nghệ số trong việc quản lý, tìm số nhà là điều rất cần
thiết hiện nay
.
NGUYỄN HIỀN
Bạn đọc -
ThứBa22-8-2023
Sốnhà“nhiềuxuyệt”khiếnngườidânsốngtạihẻm1806đườngHuỳnh
TấnPhát(thịtrấnNhàBè,huyệnNhàBè,TP.HCM)gặpnhiềukhókhăn.
Ảnh:TRẦNMINH
Khảo sát, lập bản đồ cấp lại số nhà mới để
dễ quản lý
Liên quan đến việc cấp đổi số nhà trên địa bàn quận Gò Vấp, tính đến
nay, quận đã cấp đổi trên 120.000 số nhà mới. Những số nhà được cấp
đổi là những số nhà trước đây cấp lộn xộn, không theo thứ tự.
Năm2009, quận cómời một đơn vị tư vấn để khảo sát, lập bản đồ xem
xét về mặt pháp lý để cấp lại số nhà trên toàn quận. Việc cấp số nhà mới
rất khoa học, theo thứ tự và đúng với quy định của TP.
Tuy nhiên, hiện nay một số nhà mặt tiền vẫn còn lộn xộn do các cơ sở
kinh doanh không gắn số nhà mới lên, vì khi gắn số nhà mới họ sẽ phải
điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, quận đã
chỉ đạo phường vận động người dân gắn số nhà mới nhằm thuận tiện
hơn trong quá trình quản lý, sử dụng…
Một lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp
thuộc địa bàn quận 1 có tên là đường
Trương Công Định.
Sau năm 1975, đường Đoàn Thị
Điểm và đường Trương Công Định
được đổi tên là đường Trương Định
ngày nay. Vì vậy đã xảy ra tình trạng
cùng một đường có hai số nhà trùng
nhau. Ngoài ra, hiện nay có tình trạng
nhà mặt tiền nhưng số nhà trong
hẻm, còn nhà trong hẻm thì số nhà
mặt tiền; nhà dãy lẻ thì số chẵn, nhà
dãy chẵn thì số lẻ… khá phức tạp.
Bất tiện nhất là người dân đi tìm
nhà người quen rất khó; những
người gửi thư, hàng hóa bưu tá tìm
không ra số nhà.
. TP.HCM đã có những giải pháp
gì để giải quyết những bất cập trên,
thưa ông?
+Từ năm1998, UBNDTPcó ban
hànhQuyếtđịnh1958vềviệcbanhành
quy chế cấp số nhà và chỉnh sửa số
nhà trên địa bàn TP. Đến năm 2012,
TPlại ban hành tiếpQuyết định 22 về
quy chế đánh số và gắn biển số nhà.
Tuy nhiên, việc xác định số nhà
của hai quyết định trên chủ yếu chỉ
phục vụ cho việc phát triển đô thị,
xác định số nhàmới và điều chỉnh số
nhà cũ nếu người dân nào có nhu cầu.
Theo thống kê, từ năm 1998 đến
2012, TP chỉ cấp khoảng 1,2 triệu
số nhà, con số này chưa thấm vào
đâu so với một TP siêu đô thị như
TP.HCM.
Giải pháp hiệu quả
để quản lý số nhà
. Đối với những nhà trước đây
được cấp chưa đúng tên đường,
nhà nằm trên địa bàn được sáp
nhập thì cần phải cấp mới hay có
cách nào khác để quản lý hiệu quả
hơn không, thưa ông?
+
Việc cấp đổi lại số nhà do sáp
nhập đơn vị hành chính hoặc số nhà
cấp chưa khoa học, tên chưa đúng…
nếu chúng ta thay đổi nhiều quá sẽ
ảnh hưởng lớn đến người dân. Ảnh
hưởng ở đây là người dân phải thực
hiện các thủ tục đổi lại giấy tờ tùy
thân, sổ hồng…
Việc cấp đổi lại số nhà, theo tôi
nên cân nhắc thật kỹ. Ngoài việc áp
dụng những quyết định củaTP, chúng
ta cần có quy chế theo hướng mở.
Ví dụ, trước đây TP phát hiện gần
400 tên đường bị sai, trùng tên, tên
không có ý nghĩa lịch sử - văn hóa…
Đối với những số nhà cấp sai tên
đường thì không thể đổi lại toàn bộ
số nhà theo kiểu máy móc. Bởi nếu
thay đổi sẽ làm xáo trộn quá trình sử
dụng số nhà của người dân. Cách tốt
NGUYỄNHIỀN
T
rước tình trạng số nhà lộn xộn,
nhiều xuyệt, trùng số…, nhiều
địa phương đã thực hiện đổi lại
số nhà để tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp trong
việc tiếp nhận thông tin, liên lạc,
thư tín, giao dịch. Cấp lại số nhà
mới trong trường hợp này còn góp
phần chỉnh trang diện mạo đô thị.
Vậy việc cấp đổi số nhà sao cho
khoa học, thuận tiện cho người dân?
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc trao
đổi với TS khoa học - kiến trúc sư
Ngô Viết Nam Sơn
(ảnh)
, thành
viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc
sư TP.HCM, về giải pháp làm sao
để người dân sử dụng số nhà thuận
tiện, đồng thời giúp địa phương
quản lý tốt.
Số nhà lộn xộn do lịch sử
để lại
.
Phóng viên
:
Hiện nay, tại
TP.HCM có tình trạng nhà “siêu
xuyệt”, số nhà đánh không theo thứ
tự, cùng một đường có hai số nhà
giống nhau. Ông có nhìn nhận gì
về câu chuyện này?
+
TSkhoahọc
-kiếntrúcsư
Ngô
Viết Nam Sơn
:
Tình trạng số
nhà lộn xộn trên
đã xảy ra mấy
chục năm nay.
Với thực trạng này, không những
người dân bất tiện khi sử dụng mà
các đơn vị quản lý cũng gặp không
ít khó khăn.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến
vấn đề trên là do lịch sử để lại. Cụ
thể, đường Trương Định hiện nay
thuộc quận 1, quận 3, trước đây ở
đoạn thuộc địa bàn quận 3 có tên
là đường Đoàn Thị Điểm, còn đoạn
Những căn
nhà trong
một hẻm
ở đường
Quang
Trung, quận
Gò Vấp
trước đây
có số nhà
lộn xộn, nay
đã được
UBNDquận
Gò Vấp cấp
lại số nhà
mới. Ảnh:
NGUYỄN
HIỀN
Số nhà “siêu xuyệt” tại TP.HCM:
Đổi số nhà, cách nào tốt nhất?
TP.HCMnên phối hợp với cơ quan bưu điện gắnmã bưu chính cho từng số nhà, giúp cho việc tìmkiếm,
đưa thư của người dân đến đúng chỗ.
nhất là giữ nguyên và ở đầu tuyến
đường sẽ có bảng ghi tên đường là
nhân vật lịch sử nào, có công trạng
gì. Đồng thời, lý giải vì sao có tên
đặt sai và nay con đường được đặt
tên đúng…
. Theo ông, các quận, huyện, TP
Thủ Đức cần thực hiện những giải
pháp nào để việc sử dụng và quản
lý số nhà đạt hiệu quả?
+ Đối với những con đường trùng
số nhà, số nhà lộn xộn, vì lợi ích cho
người có nhà thì nên đổi. Đối với số
nhà được cấp theo toàn khu vực thì
TP nên phối hợp với cơ quan bưu
điện, gắn mã bưu chính gọi là Zip
code cho từng số nhà. Zip code này sẽ
giúp cho việc đưa thư đến đúng chỗ.
Chúng ta đang ở thời đại công
nghệ thông tin, đa số người dân đi
đường đều có điện thoại thôngminh,
xemđược bản đồ trên GoogleMaps.
Khi có Zip code, GoogleMaps sẽ tự
động cập nhật Zip code này vào và
sẽ cho địa chỉ chính xác của công
trình, nhà đó ở đâu. Vì thế, cho dù
số nhà có lộn xộn thì việc hướng
dẫn đường đi vẫn chỉ ra đúng địa
chỉ cần đến.
. Xin cảm ơn ông.
Những số nhà được cấp
sai tên đường thì không
thể đổi lại toàn bộ số nhà
theo kiểu máy móc. Bởi
nếu thay đổi sẽ làm xáo
trộn quá trình sử dụng
số nhà của người dân.
Sổ tay
Để không còn loayhoay trong“mê trận” sốnhà
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook