8
Đô thị -
ThứBa22-8-2023
Thayđổi sốphậngaSàiGòn: Cầnnghiên cứu thật kỹ!
(Tiếp theo trang1)
Ga đường sắt Sài Gòn nằm
trong tổng thể tuyến đường sắt
Bắc - Nam. Nhìn lại quá trình hình
thành và phát triển, tuyến hỏa xa
này như là một nhân chứng lịch sử
của TP.HCM suốt gần hai thế kỷ.
Hiện nay, ga Sài Gòn vẫn là ga hành khách trọng điểm của
ngành đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực
TP.HCM, các tỉnh phía Nam và của toàn tuyến đường sắt
Bắc - Nam.
Câu chuyện di dời hay để lại ga Sài Gòn trong nội thành
vẫn đang là bài toán cần có lời giải bằng những nghiên
cứu khoa học bài bản cùng những luận cứ thuyết phục trên
nhiều phương diện. Đó là cần tính toán sự cần thiết thay
đổi; vấn đề năng lực vận chuyển; vấn đề phù hợp với hiện
trạng đô thị; vấn đề kinh phí thực hiện. Ngoài ra, vấn đề an
ninh chính trị, quân sự và cả bảo tồn lịch sử, văn hóa cũng
cần phải được tính đến.
Việc ngành đường sắt bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra
phương án thích hợp là điều cần thiết. Việc giữ lại ga Sài
Gòn, mở rộng và hiện đại hóa ga này với hàng loạt dịch vụ,
phương thức kết nối đi kèm cũng chỉ là một phương án đơn
vị tư vấn đề xuất. Trước mắt, xin chưa bàn đến việc này nên
hay không nên, ủng hộ hay không ủng hộ mà nhấn mạnh ở
góc độ cần thiết phải nghiên cứu.
Bởi nhìn lại quá trình phát triển, trong hai thế kỷ qua,
ga Sài Gòn cũng đã trải qua ba lần “sinh - tử” vì điều kiện
lịch sử khi đất nước còn chiến tranh. Mỗi giai đoạn, ga
Sài Gòn đều có vai trò và sứ mệnh lịch sử khác nhau. Tuy
nhiên, sau ngày đất nước thống nhất đến nay cũng gần 50
năm, so với đường bộ, đường hàng không thì ngành đường
sắt đã cũ kỹ, lạc hậu và chậm thay đổi.
Nghiên cứu của Cục Đường sắt đặt hàng với đơn vị tư
vấn cũng là một động thái để thay đổi diện mạo của ngành
đường sắt, đồng thời cũng là bài toán giao thông sớm muộn
gì cũng phải tính đến trong bối cảnh đô thị TP.HCM đòi hỏi
phát triển rất mạnh mẽ.
Điều đáng nói là dự án của Cục Đường sắt sẽ là tiền đề
để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch của ngành đường sắt
tầm nhìn đến năm 2050. Điều này có nghĩa là bài toán quy
hoạch không chỉ cho vài chục năm mà là cả hàng trăm
năm. Vì vậy, để ga Sài Gòn lại hay dời về Bình Dương như
đề xuất trước đây hoặc có thể tương lai còn có các phương
án khác thì cũng đều cần phải tính toán kỹ để nó chính là
công trình mang tầm vóc thời đại.
VIỆT HOA
Ga Sài Gòn hiện nay
Ga Sài Gòn hiện nay là ga cuối của tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, ga
có chức năng tác nghiệp hành khách là chủ yếu, ngoài ra còn có tác nghiệp
một số tàu hàng. Ga có ba ke nhưng chủ yếu tác nghiệp hành khách tại hai
ke cạnh đường số 2 số 3, cạnh đường số 4 và số 5.
Hiện nay, ga Sài Gòn đang tổ chức chạy 11 đôi tàu khách/ngày đêm,
dịp lễ, tết sẽ tăng cường thêm bốn đôi tàu khách/ngày đêm (tổng là 15
đôi tàu khách/ngày đêm). Trước nay cũng có nhiều ý kiến nên di dời ga
Sài Gòn ra khỏi nội đô, ga Bình Triệu thành ga đầu cuối của tuyến đường
sắt Bắc - Nam.
KIÊNCƯỜNG
T
ừ diện tích khoảng 4 ha, ga Sài
Gòn sẽ được mở rộng lên 6,85
ha với một phần quảng trường
rộng lớn và các dịch vụ của một ga
trung tâm hành khách hiện đại tại
TP.HCM. Nếu đề xuất này trở thành
hiện thực thì trong khoảng 10 năm
tới, ga Sài Gòn hàng trăm năm tuổi
sẽ có một diện mạo hoàn toàn khác.
Ga Sài Gòn là trung tâm
Liên danh Công ty CP Tư vấn
thiết kế giao thông vận tải phía Nam
và Trung tâm Tư vấn - Đầu tư phát
triển giao thông vận tải vừa có báo
cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga
đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM
gửi Cục Đường sắt Việt Nam. Đơn
vị này đề xuất chọn phương án xây
dựng ga Sài Gòn thành ga trung tâm
hành khách của TP.HCM.
Tổng diện tích ga Sài Gòn dự
kiến theo báo cáo đầu kỳ khoảng
6,85 ha (diện tích ga Sài Gòn hiện
nay khoảng 4 ha), trong đó diện
tích quảng trường ga là 2,3 ha. Tại
quảng trường có bố trí ga metro, bến
xe buýt, taxi, bãi đỗ phương tiện cá
nhân phục vụ việc thu gom và phân
tán khách đi, đến ga khác.
Theođó,hệthốnggađầumốiTP.HCM
sẽ gồmbốn ga chính là ga Sài Gòn (ga
Hòa Hưng) sẽ là ga trung tâm hành
khách, ga Bình Triệu là ga đầu mối
hành khách phía bắc TP, ga Tân Kiên
là ga đầu mối hành khách phía nam
TP; ga Thủ Thiêm là ga đầu/cuối của
tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long
Thành và đường sắt đô thị.
Theo đơn vị tư vấn, ga trung tâm
hành khách của TP.HCM sẽ tổ chức
chạy tàu khách xuyên tâm theo hướng
ga Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên
theo kiểu con lắc qua ga trung tâm.
Nghĩa là chỉ để cho hành khách lên
xuống và kết nối giao thông công
cộng, còn các vấn đề khác như cơ sở
sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe
sẽ đưa ra ngoại ô TP tại hai ga Bình
Triệu và Tân Kiên.
Ga Sài Gòn cũng sẽ là ga trung tâm
của các loại tàu khách Bắc - Nam
(khi tuyến đường sắt tốc độ cao nối
vào trong khu vực đầu mối thông qua
tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa
Hưng hoặc tuyến đường sắt Biên
Hòa - Vũng Tàu), tàu khách liên vận,
tàu khách địa phương…
Đề xuất mở rộng ga
Sài Gòn thêm2,85 ha
Theođề xuất, ga SàiGònchỉ tập trung làmga trung tâmhànhkhách
với nhiều dịch vụ hiện đại và có thêmcác phương án đường sắt
trên cao kết nối về các ga hành khách khác trên địa bànTP.HCM.
“Với mô hình phát triển đô thị theo
kiểu đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh
và điều kiện TP.HCM chỉ nên chọn
loại hình đầumối đường sắt theo kiểu
“bán vành khuyên, có tuyến xuyên
tâm”, báo cáo đầu kỳ của liên danh
tư vấn nêu rõ.
Trước đó, vào tháng 4-2023,
Cục Đường sắt Việt Nam và đơn
vị tư vấn đã ký hợp đồng để thực
hiện gói thầu lập quy hoạch các
tuyến, ga đường sắt khu vực đầu
mối TP.HCM thuộc dự án lập quy
hoạch các tuyến, ga đường sắt khu
vực đầu mối TP.HCM.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam,
quy hoạch mạng lưới đường sắt thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Theo Luật Quy hoạch,
quy hoạch đường sắt khu vực đầu
mối TP.HCM cần phải điều chỉnh,
chuyển đổi phù hợp với quy hoạch
chuyên ngành mới. Vì vậy, việc triển
khai lập và phê duyệt quy hoạch các
tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối
TP.HCM là hết sức cần thiết.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục
trưởng phụ trách Cục Đường sắt
Việt Nam, cho biết hiện nay quy
hoạch các tuyến, ga đường sắt khu
vực đầu mối TP.HCM đang ở giai
đoạn báo cáo đầu kỳ, tư vấn đang
tiếp tục hoàn thiện rồi mới tới bước
lấy ý kiến các địa phương.
Xây tuyến đường sắt trên
cao xuyên tâm TP.HCM
Trong báo cáo đầu kỳ, đơn vị tư
vấn cũng nêu rõ phương án đi xuyên
tâm qua ga Sài Gòn bằng việc bổ
sung quy hoạch đoạn tuyến đường
sắt đi trên cao khổ 1.435 mm từ ga
Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên.
Tuyến này dài khoảng 23,6 km,
gồm hai đoạn.
Theo đó, đoạn 1 từ ga Bình Triệu
sẽ đi theo hành lang tuyến đường sắt
Bắc - Nam khổ 1.000 mm (hiện hữu)
để đi vào đến ga Sài Gòn. Tuyến này
sử dụng hành lang đoạn Bình Triệu
- Sài Gòn của đường sắt cũ để xây
dựng cho đường sắt mới khổ 1.435
mm. Phương án này có thuận lợi về
hành lang và giải phóng mặt bằng.
Đoạn 1 đi trên cầu cạn, chiều dài
đoạn tuyến 7,93 km.
Đoạn 2 từ ga Sài Gòn đi Tân Kiên
đi trên cầu cạn, hướng tuyến đi theo
trục hành lang đường Ba Tháng Hai
đến nút giao Cây Gõ, đường Hồng
Bàng đến vòng xoay Phú Lâm. Tiếp
đó, tuyến rẽ phải đi trên đường Bà
Hom. Sau đó rẽ trái và đi trên dải
phân cách của đường số 7, dọc theo
bờ kè của kênh Lương Bèo. Tuyến
vượt rạch Bà Hom, nút giao Cửu
Phú, đường Tân Tạo - Chợ Đệm và
đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để
về ga Tân Kiên. Chiều dài đoạn 2
khoảng 15,7 km.
Theo liên danh tư vấn, phương án
này sẽ kết nối, liên thông các ga hành
khách, tạo thuận tiện cho hành khách
đến/đi và thông qua khu vực đầu mối
một cách nhanh chóng.
“Phương án này cũng tránh được
một lượng rất lớn hành khách tập trung
về một ga, giảm tải cho mạng giao
thông đô thị, đảm bảo việc đi lại của
hành khách một cách nhanh chóng,
thuận tiện. Tuyến cũng có tác dụng
lớn trong việc kết nối TP.HCMvới các
đô thị vệ tinh, từ đây phân bổ dân cư
và lao động từ trong trung tâm ra xa
ngoài TP” - đơn vị tư vấn phân tích.
Báo cáo của đơn vị tư vấn cũng
đánh giá việc ga trung tâm Sài Gòn
đặt trong đô thị đông đúc là một lợi
thế rất lớn. Theo đó, hành khách khu
vực trung tâm có thể tiếp cận đường
sắt quốc gia một cách thuận tiện, thúc
đẩy phát triển một đầu mối không
chỉ giao thông mà còn kinh tế - xã
hội của TP.HCM.•
Ga Sài Gòn (đường Trần VănĐang, quận 3, TP.HCM) nhìn từ trên cao. Ảnh: NGUYỄNTIẾN
Hiện nay quy hoạch các
tuyến, ga đường sắt khu
vực đầumối TP.HCM
đang ở giai đoạn báo cáo
đầu kỳ, tư vấn đang tiếp tục
hoàn thiện rồi mới tới bước
lấy ý kiến các địa phương.