9
Đưa dự án về đích sớm hơn kế hoạch ba tháng
Đến nay, phần hạ tầng cơ bản của hai dự án đang được hoàn thiện.
Hiện đơn vị thi công đang hoàn thiện những hạngmục cuối cùng. Chúng
tôi đã và đang cố gắng đưa dự án về đích sớm hơn kế hoạch ba tháng
(ban đầu là tháng 12-2023) như lời cam kết với bà con ở huyện Nhà Bè,
huyện Cần Giờ.
Đồng thời, đây cũng là lời cảmơncủa lãnhđạoTP, Bangiao thôngvềnhững
hy sinh của bà con để sớmxây dựng, hoàn thành hai cầumới ở khu NamTP.
Ông
LƯƠNG MINH PHÚC
,
Giám đốc Ban giao thông
cầu, gói thầu chiếu sáng cơ bản
hoàn thiện. Chủ đầu tư, đơn vị thi
công đang hoàn thiện thảm nhựa,
hạ tầng chiếu sáng, lát đá vỉa hè.
Trên công trường có khoảng 20
công nhân đang hoàn thiện các
hạng mục cuối cùng.
Anh Nguyễn Văn Trà, người dân
sống gần khu vực cầu Long Kiểng,
cho biết cầu đã được xây dựng từ
rất lâu, bà con ai cũng mong cầu
sớm hoàn thành để người dân đi lại
thuận tiện. “Sáng nào bà con cũng
hỏi ngày nào cầu thông xe, ai ai cũng
háo hức. Người dân còn lên cầu mới
tập thể dục. Chúng tôi mong cầu mới
được sớm thông xe để giảm kẹt xe
và giảm tiếng ồn cho khu vực, đồng
thời tháo dỡ cầu sắt cũ để đảm bảo
an toàn” - anh Trà nói.
Thông xe đúng dịp 2-9
Trao đổi với PV, Ban điều hành
dự án đường bộ 4 - Ban giao thông
cho biết hai dự án cầu Long Kiểng và
cầu Vàm Sát 2 là hai dự án khá đặc
biệt được chuyển đổi từ Khu quản lý
giao thông đô thị số 4 (Sở GTVTTP)
về Ban giao thông để tiếp tục thực
hiện từ năm 2019. Hai dự án bị kéo
dài, tạm ngưng thi công do vướng
giải phóng mặt bằng. Ngay sau khi
tiếp nhận mặt bằng, chủ đầu tư đã
lập lại phương án để tái khởi động,
đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo Ban điều hành dự án đường
bộ 4, đến nay tổng tiến độ cầu Vàm
Sát 2 đạt khoảng 93%. Dự án đã hoàn
thành 11 nhịp, mặt cầu, lan can, toàn
bộ đường dẫn đầu cầu, đã thảm nhựa
cho cầu và đường. Các hạngmục còn
lại chỉ còn đường dân sinh, hệ thống
chiếu sáng, tổ chức giao thông. Dự
kiến đơn vị thi công sẽ hoàn thành
phần đường đầu cao vào ngày 31-8
và thi công hoàn thành phần đường
ĐÀOTRANG
Ô
ng Lương Minh Phúc, Giám
đốc Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao
thông TP.HCM (Ban giao thông),
cho biết cầu Vàm Sát 2 (huyện Cần
Giờ) và cầu Long Kiểng (huyện
Nhà Bè) là hai dự án trọng điểm
của TP đang được Ban giao thông
đẩy nhanh tiến độ để đưa dự án về
đích đúng dịp lễ Quốc khánh 2-9.
Gấp rút triển khai những
hạng mục cuối cùng
Dự án cầu Vàm Sát 2 có chiều dài
hơn 1 km, tổng mức đầu tư hơn 342
tỉ đồng, được khởi công từ năm2018.
Cầu nằm trên đường Lý Nhơn, cách
mố cầu hiện hữu khoảng 600 m về
phía đường Rừng Sác. Sau khi cầu
hoàn thành sẽ khai thác hiệu quả trục
đường Lý Nhơn kết nối giao thông
giữa hai xãAn Thới Đông, Lý Nhơn
với trung tâm huyện Cần Giờ và với
trung tâm TP.HCM. Đồng thời sẽ
tăng khả năng lưu thông hàng hóa
giữa huyện Cần Giờ với huyện Cần
Giuộc (LongAn) và huyện Gò Công
(Tiền Giang) thông qua bến phàVàm
Sát - Tân Tập, nối vào Quốc lộ 50.
Tương tự, dự án cầu Long Kiểng
có chiều dài hơn 300 m, rộng 18-29
m, đường dẫn vào cầu khoảng 660
m. Dự án có bố trí hệ thống thoát
nước dọc hai bên đường dân sinh
và đường vào cầu. Dự án được phê
duyệt từ năm 2001, đến năm 2018
mới được khởi công và dự kiến hoàn
thành vào năm 2019. Tuy nhiên, do
vướng giải phóng mặt bằng nên dự
án tạm ngưng thi công ba năm. Đến
tháng 9-2022, dự án mới được tái
khởi động.
Ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM
,
hiện ba hạng mục chính của dự
án gồm xây lắp cầu, xây lắp đầu
CầuLongKiểnghiệnđạt98%tổngtiếnđộdựán.Ảnh:ĐÀOTRANG
CầuVàmSát2cóchiềudàihơn1kmvớitổngmứcđầutưhơn342tỉđồngđangdần
hoànthiện.Ảnh:ĐÀOTRANG
TP.HCM: Cầu Vàm Sát 2 và
Long Kiểng hoàn thành dịp lễ 2-9
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCMcho biết đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ
để đưa hai dự án cầu VàmSát 2 và cầu Long Kiểng về đích đúng dịp lễ Quốc khánh 2-9.
dân sinh, chiếu sáng, tổ chức giao
thông vào dịp 2-9.
Đối với dự án cầu Long Kiểng,
Ban điều hành dự án đường bộ 4
cho biết đã hoàn thành đến 98%
tổng tiến độ dự án. Hiện tuyến
chính đã được thảm bê tông nhựa
hai lớp, hoàn thành đường dân sinh
nhánh N2, N4 (bên trái tuyến) và
nhà thầu đang lắp đặt dải phân cách
giữa. Riêng nhánh N1, N3 (bên
phải tuyến) đang hoàn thiện lớp
cấp phối đá dăm.
TheoBan điều hành dự án đường bộ
4, do tuyến N1, N3 trùng với đường
hiện hữu và thiết kế phần xe chạy là
3,5 m nên chủ đầu tư đang làm thủ
tục xin phân luồng giao thông (cấm
ô tô qua cầu Long Kiểng hiện hữu)
để thi công khối lượng còn lại của
nhánh N1, N3. Tương tự, gói thầu
chiếu sáng cũng đã hoàn thành phần
chiếu sáng trên tuyến chính, đường
dân sinh N2, N4 và đang tiếp tục
hoàn hiện phần chiếu sáng trên tuyến
dân sinh N1, N3.
“Tiến độ hai dự án trên sẽ đạt được
nếu thời tiết không mưa” - Ban điều
hành dự án đường bộ 4 cho biết.•
EVN đồng tình việc điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng/lần
“Tiến độ hai dự án trên
sẽ đạt được nếu thời tiết
không mưa” - Ban điều
hành dự án đường bộ 4
cho biết.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi
Bộ Công Thương để góp ý dự thảo quyết định thay thế
Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá
bán lẻ điện bình quân (dự thảo quyết định).
Theo EVN, trên cơ sở dự thảo mà Bộ Công Thương lấy
ý kiến ngày 13-7 và các nội dung đã trao đổi, thống nhất
tại cuộc họp ngày 7-8 giữa Cục Điều tiết điện lực và EVN,
EVN thống nhất với nội dung dự thảo quyết định sau khi
hiệu chỉnh.
Cụ thể, theo dự thảo được hiệu chỉnh, nguyên tắc điều
chỉnh giá là sau khi Bộ Công Thương kiểm tra chi phí sản
xuất, kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân
được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông
số đầu vào của tất cả khâu. Các khâu này bao gồm khâu
phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành
- quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có
giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường
hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá
bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ
giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công
Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng
từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành
và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở
mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ
Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5%
đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và
trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng
giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và
được Bộ Công Thương chấp thuận.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ
10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc
điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng kinh
tế vĩ mô, EVN trình phương án giá điện, sau đó Bộ Công
Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và
báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
EVN cũng đồng ý với tần suất điều chỉnh giá tối thiểu ba
tháng/lần. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực
hiện công khai, minh bạch.
Về phương pháp lập giá bán điện bình quân năm, EVN
đề xuất sửa đổi khác với phương án của Bộ Công Thương
đưa ra.
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Công Thương quy định giá bán
lẻ điện bình quân năm được lập trên cơ sở chi phí của tất
cả khâu. Các khâu này chỉ bao gồm những chi phí phục vụ
trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định
mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng
điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Tuy nhiên, trong bản dự thảo được hiệu chỉnh, EVN đề
xuất sửa đổi thành giá bán lẻ điện bình quân được lập trên
cơ sở chi phí của tất cả khâu để đảm bảo khả năng vận
hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế
hoạch được duyệt. Trên cơ sở đó, trong tổ chức thực hiện
EVN đề nghị Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn
EVN việc tính toán giá bán điện bình quân và các thành
phần chi phí như đã nêu trên.
AN HIỀN