9
HỌ ĐÃ NÓI
KIÊNCƯỜNG
S
áng 12-9, tại TP.HCM đã
diễn ra Hội nghị báo cáo
đầu kỳ về điều chỉnh quy
hoạch chungTP.HCMđến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Ba TP trong TP
Tại hội nghị, liên danh tư vấn
đã đưa ra đề xuất định hướng
phát triển không gian tổng thể
của TP. Theo liên danh tư vấn,
định hướng phát triển không
gian tổng thể TP.HCM sẽ có
ba phân vùng gồm vùng trung
tâm đô thị lịch sử, vùng trung
tâm đô thị mở rộng và các TP
trong TP.
Theo đó, TP trong TP ngoài
TPThủ Đức đã hình thành thì
sẽ có thêm ba TP gồm: Nam
Sài Gòn, Củ Chi và Cần Giờ.
TPNamSài Gòn sẽ là đô thị
công nghệ và sinh thái nước,
trọng tâm là đô thị sáng tạo,
Đềxuất lập thêm3 thành
phốmới trongTP.HCM
Liên danh tư vấn đề xuất phát triển thêmba TP trong TP.HCM,
gồmTPNamSài Gòn, TP Củ Chi và TP CầnGiờ.
Chủ tịchUBNDTP.HCMPhan VănMãi phát biểu tại hội nghị sáng 12-9. Ảnh: KC
Điều chỉnh quy hoạch mang lại cơ hội
tốt hơn cho người dân
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND
TP.HCM, cho biết lần điều chỉnh quy hoạch này là cơ hội, sức
mạnh để kiến tạo các nền tảng phát triển của TP. “Chúng ta rà
soát những cái gì tốt, cái gì cần tiếp tục phát huy, cái gì cần giữ
lại, cái gì cần điều chỉnh, cần bỏ để bổ sung cái mới. Điều chỉnh
quy hoạch làm sao để phản ánh thực trạng, yêu cầu phát triển
của TP. Đây là cơ hội, sứ mệnh để chúng ta kiến tạo các nền
tảng phát triển cho TP, phát triển mang lại cơ hội tốt hơn cho
người dân TP” - ông Mãi nói.
Theo ông Mãi, quy hoạch chung của TP.HCM đã có từ năm
2010, đếnnay cónhữngvấnđềmới phát sinhđặt ra, có cảnhững
hạn chế, quy mô dân số, mô hình phát triển đô thị, vấn đề tổ
chức hệ thống hạ tầng trong vùng, kinh tế - xã hội...
ÔngMãi cũng thông tin thêm: Trong góp ý của Bộ Xây dựng
về quy hoạch chung của TP cũng nêu rõ TP chưa nghiên cứu
các nội dung như thiết kế đô thị, quy hoạch không gian ngầm,
ứng phó với biến đổi khí hậu và những vấn đề lớn khác. “Mặt
khác, quy hoạch vùng TP.HCM, quy hoạch kinh tế - xã hội cũng
có sự điều chỉnh đặt ra yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh quy
hoạch chung của TP” - ông Mãi nhận định.
Theo ông Mãi, gần đây Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
24 về định hướng phát triển Đông Nam Bộ và Nghị quyết 31
về định hướng phát triển TP.HCM, các định hướng này đặt cho
TP.HCMmột vị trí rất quan trọng không chỉ của vùngĐôngNam
Bộ, vùngTP.HCMmà còn của cả nước.“TP cũng là cửa ngõ giao
tiếp với các khu vực trên thế giới, đầu tàu, trung tâmcó năng lực
cạnh tranh với các khu vực trên thế giới…Đây là những vấn đề
đặt ra để làm sao chúng ta “chuyên chở” các định hướng phát
triển này vào quy hoạch chung củaTP”- ôngMãi đặt ra yêu cầu.
Nếu khu Nam thành TP phía
nam thì đơn vị nghiên cứu cần
giải thích thêm định hướng về
việc quản lý hành chínhTP phía
namnhư thế nào. Để phát triển
khu vực phía nam thì rất nhiều
phản biện xã hội về nước biển
dâng, biến đổi khí hậu. Vì vậy,
nghiên cứu cần giải thích được
hạnchếvấnđềnày. Điểmmạnh,
điểm yếu làm TP phía nam ra
sao, phát triển đô thị theo định
hướng giao thông công cộng
(TOD) dọc đường Nguyễn Văn
Linh, Nguyễn Hữu Thọ và các
quỹ đất như thế nào?
Ông
DƯƠNG THÀNH CÔNG
,
Ban quản lý khu đô thị mới Nam TP
TP Nam Sài Gòn sẽ
là đô thị công nghệ
và sinh thái nước,
trọng tâm là đô thị
sáng tạo, kinh tế tri
thức, công nghiệp
văn hóa nghệ thuật,
triển lãm, hội chợ,
giải trí.
Văn phòng Bộ GTVT vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng
Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp đánh giá khai thác thí điểm
việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao
thông và xây dựng.
Theo đó, ông Thắng nhấn mạnh việc nghiên cứu sử dụng cát
biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng
là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mà Chính phủ, Thủ tướng
hết sức quan tâm và quyết liệt chỉ đạo. Vì vậy, Bộ GTVT đề
nghị các thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm và chủ động
phối hợp để triển khai công việc.
Cụ thể, đối với việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu
đắp nền đường tại dự án Hậu Giang - Cà Mau, ông Thắng yêu
cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương trình Bộ GTVT
các định mức thi công và vận chuyển cát biển, chỉ dẫn kỹ thuật
của đoạn thí điểm; hoàn thiện hồ sơ, báo cáo hội đồng đánh giá
kết quả thí điểm.
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá của hội đồng, Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường tham mưu Bộ GTVT báo cáo
Chính phủ kết quả nghiên cứu việc sử dụng cát biển làm vật
liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.
Đối với nhiệm vụ nghiên cứu và đánh giá khai thác thí điểm,
bộ trưởng yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ GTVT chủ
trì, phối hợp chặt chẽ với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT,
Tập đoàn Geleximco - thành viên Tổ công tác và các cơ quan,
đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện đề cương lấy mẫu bổ
sung, thí nghiệm mẫu cát biển của từng vùng. Trên cơ sở đề
cương, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường rà soát, lấy ý
kiến các thành viên Tổ công tác và hoàn thiện trình Bộ GTVT
xem xét, phê duyệt. Mốc thời gian triển khai thực hiện như
sau: Thí nghiệm vật liệu trong tháng 10-2023; thí điểm hiện
trường và báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 11-2023.
Song song quá trình trên, Bộ GTVT cũng đề nghị các thành
viên Bộ NN&PTNT xây dựng báo cáo về các quy chuẩn, tiêu
chuẩn về nông nghiệp, ngư nghiệp có quy định độ mặn trong
nước tưới tiêu, nước mặt, đất trồng. Mục đích làm cơ sở đánh
giá mức độ tác động của độ mặn khi sử dụng cát biển làm vật
liệu đắp nền đường hoặc san nền; kết quả các nghiên cứu đánh
giá về mức độ mặn của khu vực ven biển; mức độ tác động
của độ mặn đến cây trồng, vật nuôi tại các khu vực khác nhau.
“Đây là nội dung rất quan trọng có tính quyết định đến kết
quả nghiên cứu, đề nghị các thành viên của Bộ NN&PTNT
khẩn trương hoàn thiện báo cáo gửi Bộ GTVT để tổng hợp,
báo cáo Chính phủ, Thủ tướng…” - bộ trưởng Bộ GTVT yêu
cầu.
VIẾT LONG
Phạmvi thi công
thử nghiệmđắp
cát biển có chiều
dài khoảng 240
mtại đoạn tuyến
hoàn trả đường
tỉnh 978 trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
Ảnh: CHÂUANH
Sắp cókết quả thí điểmsửdụng cát biển làmvật liệuxâydựng
kinh tế tri thức, công nghiệp
văn hóa nghệ thuật, triển lãm,
hội chợ, giải trí. TPCần Giờ sẽ
là TP du lịch sinh thái, trung
tâm kinh tế biển. TP Củ Chi
sẽ là đô thị dịch vụ sinh thái
môi trường và nông nghiệp,
sản xuất công nghiệp hỗ trợ
và đào tạo công nghệ phục vụ
nông nghiệp và công nghệ sinh
thái môi trường.
Vùng trung tâmđô thị lịch sử
với tínhchất chính làhànhchính,
thươngmại, dịch vụ, kinh tế tri
thức, đô thị sáng tạo...Vùngnày
bao gồmkhu đô thị hành chính
Sài Gòn và phụ cận các quận 1,
3, 4, 10; khu Chợ Lớn và phụ
cận các quận 5, 6, 11; đô thị
sân bay các quận Phú Nhuận,
Tân Bình, Tân Phú; đô thị ven
sông hai quận Bình Thạnh, Gò
Vấp,một phần quận 12 và vùng
đô thị công nghiệp là một phần
quận Bình Tân.
Vùng trung tâm đô thị mở
rộng có tính chất chính là dịch
vụ thương mại, công nghệ và
dịchvụchămsócsứckhỏe,trung
tâm y sinh hóa dược, giáo dục
đào tạo, công nghiệp… Vùng
này bao gồm một phần ngoài
quốc lộ (vành đai 2) của quận
12 và quận Bình Tân; khu vực
huyệnHócmôn, phíabắchuyện
Bình Chánh.
Nhiều băn khoăn về
phân vùng phát triển
Góp ý tại hội nghị, nguyên
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư
TP.HCM Khương Văn Mười
cho biết vùng chưa khai thác
hết như huyện Củ Chi có liên
kết các trục đường các quốc
gia khác nhưng hiện năng lực
khai thác có giới hạn, phát triển
chậm làmmất cơ hội phát triển
khu đô thị Tây Bắc. “Nếu Củ
Chi trở thành TP thì đây là một
cơ hội” - ông Mười nói.
Theo ông Mười, báo cáo
không nhắc đến huyện Bình
Chánh hoặc rất ít trong khi về
phân chia không gian đô thị,
Bình Chánh là huyện ngoại
thành, cửa ngõ TP và các tỉnh
miềnTây, là trạm trung chuyển
và có đầy đủ tiềm năng để
phát triển.
Tươngtự,ôngTrầnChíDũng,
nguyên Giám đốc Sở QH-KT,
cũng cho rằng cần xem xét
cho rõ vì không thấy nhắc đến
huyện Bình Chánh trong báo
cáo. Theo ông Dũng, huyện
Bình Chánh có định hướng
mới, đặc biệt phía tây dân số
phát triển nhanh hơn phía đông
và phía nam.
Về đề xuất huyện Bình
Chánh sẽ là khu trung tâm đô
thị mở rộng, ông Dư Phước
Tân, Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM, cho rằng đề
xuất này chưa phù hợp vì
huyện Bình Chánh lên đô thị
loại 1 khó hơn là lên TP. Ông
Tân cũng băn khoăn với đề
xuất khu Nam Sài Gòn thành
TP. “Nên chăng khu vực này
chuyển thành vùng trung tâm
đô thị mở rộng thì phù hợp vì
lên đô thị loại 1 dễ hơn” - ông
Tân nói.
Theo ông Tân, kế hoạch
của TP.HCM về việc chuyển
huyện thành quận hoặc TP
thì rõ ràng sắp tới vẫn có TP
ngoại thành trong TP, tư vấn
nên xem lại việc chuyển đổi.
“Bình Chánh là TP, Hóc Môn
chuyển thành vùng trung tâm
đô thị, Nam Sài Gòn chuyển
thành vùng trung tâm đô thị”
- ông Tân đề xuất và cho biết
trong đề án chuyển đổi thành
quận, huyện lên TP thì năm
2025 huyện Bình Chánh sẽ
lên TP. Vì vậy, huyện Bình
Chánh cần nhanh chóng lên
TPđể liềnmạch với trung tâm,
nối kết với tỉnh Long An.•