9
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng
Hà về việc kiểm tra dự án khu đô thị tại khu 10B, phường
Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh - dự án lấn vùng
đệm vịnh Hạ Long, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Thanh tra bộ
vào cuộc kiểm tra.
Sau khi kiểm tra dự án, để có cơ sở báo cáo Thủ tướng,
mới đây Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi hai bộ TN&MT và
VH-TT&DL, trong đó có nội dung quan trọng là xác định
rõ ranh giới vùng đệm di sản vịnh Hạ Long.
Trong văn bản gửi tới Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng đề nghị
làm rõ: “Bản đồ vịnh Hạ Long tỉ lệ 1/50.000, số đăng ký
KHXB:6-472/CXB-QLXB ngày 18-6-1998 được đăng tải
trên trang điện tử của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có đủ cơ sở pháp lý theo
quy định pháp luật Việt Nam không?
Nếu có đủ cơ sở pháp lý thì thông tin thể hiện trên bản đồ
có đủ cơ sở để xác định phạm vi, diện tích khu bảo vệ 1 và
2 của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long?”.
Cùng nội dung này, trong văn bản gửi tới Bộ VH-
TT&DL, Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan này làm rõ ranh
giới vùng đệm 1 và 2 của di sản thiên nhiên thế giới vịnh
Hạ Long đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và
UNESCO chấp thuận ở thời điểm nào, theo quy định nào
của pháp luật.
Theo bản đồ được đăng tải trên trang web của UNESCO,
khu vực di sản vịnh Hạ Long rộng 434 km
2
, trong đó khu
vực thuộc TP Hạ Long rộng 400,34 km
2
, khu vực thuộc
huyện Vân Đồn rộng 33,66 km
2
. Khu vực vùng đệm rộng
306,5 km
2
, trong đó khu vực thuộc Quảng Ninh là 242,36
km
2
, khu vực thuộc Hải Phòng là 64,14 km
2
.
Về tính pháp lý của dự án cũng là một trong những nội
dung Bộ Xây dựng đề nghị Bộ TN&MT, Bộ VH-TT&DL
làm rõ.
Cụ thể, dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang
Hanh đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường tháng 6-2023 trước khi phê
duyệt đầu tư dự án. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ
TN&MT làm rõ thẩm quyền việc phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường thuộc cấp nào? Đồng thời, nội
dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tại
quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh đã phù hợp với quy
định pháp luật chưa?
Cạnh đó, để làm rõ về tính pháp lý để triển khai dự án,
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ VH-TT&DL làm rõ việc đã
đồng ý thỏa thuận cho phép xây dựng dự án hay chưa?
Lý do là vì ngày 20-2-2023, Bộ VH-TT&DL có Văn bản số
507 về góp ý kiến thỏa thuận dự án khu đô thị tại khu 10B.
“Tuy nhiên, nội dung nêu trong văn bản không thể hiện rõ
việc bộ đồng ý hay không đồng ý việc xây dựng công trình
tại dự án, làm cơ sở để UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện
các thủ tục tiếp theo để triển khai dự án nêu trên” - văn bản
của Bộ Xây dựng nêu rõ.
NGỌC SƠN
Dựánkhuđôthịtạikhu10B,phườngQuangHanhlấnvùngđệmvịnhHạ
Longđangtạmdừngthicôngđểchờkếtluậnkiểmtra.Ảnh:NGỌCSƠN
là “không muốn hạ tiêu chuẩn đối
với GV dạy thực hành, nhằm đảm
bảo chất lượng của đội ngũ này”.
Trao đổi với PVvề quyết định trên,
ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám
đốc Trung tâm Đào tạo và sát hạch
lái xe Bắc Hà (Bắc Ninh), khẳng định
việc giữ nguyên như quy định hiện
hành không phù hợp với thực tiễn.
Theo ông Nghĩa, người dạy lái xe
giỏi không phụ thuộc vào bằng cấp
mà phần lớn là kinh nghiệm. Thêm
vào đó, những người đã có trình độ
văn hóa trung cấp thường không
mặn mà với nghề dạy lái ô tô. Điều
này dẫn đến thực trạng thiếu GV
dạy thực hành lái xe, nhất là các tỉnh
khu vực phía Nam. “Việc sửa như
dự thảo trước đây là phù hợp” - ông
Nghĩa nêu quan điểm.
Quy định hiện hành
không có tác dụng
nâng cao chất lượng
Đại diện một cơ sở đào tạo lái xe
tại Hưng Yên cũng cho rằng về bản
chất, học lái ô tô cũng chỉ là học
nghề. Trong khi đó, Luật Giáo dục
nghề nghiệp cho phép công nhân có
kỹ năng nghề cao không tốt nghiệp
THPT vẫn được đi dạy. Ngoài ra,
GV dạy lái xe ngoài bằng cấp III cần
phải trải qua tập huấn, có chứng chỉ
nghiệp vụ sư phạm. “Các quy định
này đã đảm bảo điều kiện giảng dạy
của GV dạy thực hành và đảm bảo
tính chặt chẽ, không lo ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo…” - vị đại
diện cho hay.
Không đồng tình với việc giữ
nguyên quy định như hiện nay, ông
Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết
theo báo cáo từ chi hội đào tạo - sát
hạch lái ô tô và qua khảo sát thực tế
tại một số cơ sở đào tạo lái xe cho
thấy 70% GV dạy lái xe không có
bằng trung cấp. Tức là họ đủ tiêu
chuẩn theo quy định cũ, còn theo
NĐ 65 thì chưa đủ.
VIẾT LONG
S
au khi tiếp thu ý kiến các bộ,
ngành, Bộ GTVT đang tiếp
tục lấy ý kiến dự thảo Nghị
định (NĐ) sửa đổi NĐ 65/2016
của Chính phủ quy định điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe
và dịch vụ sát hạch lái xe. Trong
đó, Bộ GTVT “bất ngờ” dừng việc
sửa đổi tiêu chuẩn giáo viên (GV)
dạy lái xe.
Quay lại tiêu chuẩn
hiện hành
Đầu tháng 9, Bộ GTVT phát văn
bản lấy ý kiến các bộ, ngành về dự
thảo sửa đổi NĐ65. Một trong những
nội dung đáng chú ý của dự thảo này
là việc bộ đề xuất GV dạy lái xe chỉ
cần tốt nghiệp cấp III thay vì phải
có bằng trung cấp như hiện hành.
Thêm vào đó, GV dạy lái xe phải
có giấy phép lái xe tương đương
hoặc cao hơn hạng xe đào tạo và có
50.000 km lái xe an toàn trở lên; có
chứng chỉ sư phạmdạy nghề dạy trình
độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi
dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ
sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
Lý do điều chỉnh thời điểm đó
được cơ quan soạn thảo nhận định
là để “phù hợp với tình hình thực
tiễn”. Bởi tiêu chuẩn này hiện nay
không một GV dạy lái xe nào đáp
ứng được, vì trong hệ thống nghề
đào tạo quốc gia hiện nay không có
ngành nghề nào có chuyên ngành
phù hợp với nghề đào tạo lái ô tô.
Tuy nhiên, trong dự thảo mới nhất,
Bộ GTVT đã bỏ quy định trên và
quyết định giữ nguyên tiêu chuẩn đối
với GV dạy lái xe theo quy định hiện
hành. Nguyên nhân được bộ lý giải
Các đơn vị kiến nghị giữ nguyên đề xuất cũ đối với tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe theo hướng có bằng trung cấp trở lên
hoặc chỉ cần tốt nghiệp THPT. Ảnh: THYNHUNG
Lo thiếu giáo viên dạy lái xe
vì Bộ GTVT “siết” bằng cấp
Bộ GTVT sửa tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe khiến các cơ sở đào tạo và chuyên gia lo lắng về việc thiếu giáo viên
dẫn tới đóng cửa trung tâmđào tạo.
“Việc quy định GV dạy lái xe phải
có trình độ trung cấp dẫn tới hầu hết
cơ sở đào tạo lái xe phải dừng tuyển
sinh từ đầu năm đến nay để chờ ban
hành quy định mới…” - ông Quyền
cho hay.
Theo ông Quyền, quy định với GV
dạy lái xe hiện nay chỉ có ý nghĩa
về mặt hình thức, hầu như không có
tác dụng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo lái ô tô. Bởi để chạy
theo tiêu chuẩn trên, các cơ sở đào
tạo lái xe đã cử học viên đi học tại
một số trường trung cấp nhưng lại
không có liên quan gì tới đào tạo lái
ô tô như xây dựng, nông nghiệp, thủy
sản, điện dân dụng, hàn dân dụng…
bằng nhiều hình thức như học trực
tuyến, từ xa…Thậm chí không loại
trừ những người đã mua bằng.
Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
ô tô Việt Nam kiến nghị sửa đổi tiêu
chuẩn GV dạy lái xe theo hướng
có bằng trung cấp trở lên hoặc tốt
nghiệp THPT. Các tiêu chuẩn khác
giữ nguyên theo quy định hiện hành.
“Việc này phù hợp với tình hình thực
tế và chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà
soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh
không phù hợp gây ách tắc, lãng phí
cho doanh nghiệp và xã hội, đồng
thời không trái với lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp” - ông Quyền cho hay.•
Khókhănkhi xác địnhranhdựán lấnvùngđệmvịnhHạLong
Bộ GTVT “bất ngờ” dừng
việc sửa đổi tiêu chuẩn
giáo viên dạy lái xe.
Điều 7 Nghị định 65 quy định về điều kiện dạy lái xe như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề
để dạy trình độ sơ cấp;
b) GV dạy lái ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn
hạng xe đào tạo nhưng không thấp hơn hạng B2;
c) GV dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ ba năm
trở lên, kể từ ngày được cấp; GV dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép
lái xe đủ thời gian từ năm năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
d) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình
do cơ quan có thẩmquyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận GV dạy
thực hành lái xe.