285-2023 - page 5

5
“Theo Phó Thủ
tướng Trần Lưu
Quang, Nghị định
42 sắp tới sửa đổi
có một bổ sung mới
đó là có thể “phạt
nguội” tàu cá vi
phạm như cảnh sát
giao thông xử phạt
trên đường bộ”.
Thời sự -
ThứNăm14-12-2023
TRÙNGKHÁNH
S
áng 13-12, Ban Chỉ đạo
quốc gia về chống khai
thác hải sản bất hợp
pháp, không báo cáo và không
theo quy định (IUU) tổ chức
cuộc họp lần thứ tám do Phó
Thủ tướng Trần Lưu Quang,
Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì.
Còn tồn tại, hạnchếnên
chưa thể gỡ thẻ vàng
TheoThứtrưởngBộNN&PTNT
Phùng Đức Tiến, tại đợt thanh
tralầnthứtưvàotháng10-2023,
EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá
cao kết quả thực hiện, việc
chống khai thác IUU của Việt
Namđã có những chuyển biến
tích cực, tiến bộ hơn rất nhiều
so với trước.
Tuy nhiên, đến nay vẫn
còn những tồn tại, hạn chế
chậm khắc phục, đặc biệt là
công tác tổ chức triển khai
thực hiện trên thực tế tại địa
phương nên chưa thể gỡ thẻ
vàng. Nếu để tình trạng này
kéo dài, nguy cơ bị nâng lên
cảnh báo thẻ đỏ là rất cao…
Để chuẩn bị đón và làm
việc với đoàn thanh tra của
EC lần thứ năm (dự kiến vào
tháng 4-2024) và quyết tâm
gỡ thẻ vàng, Bộ NN&PTNT
kiến nghị Phó Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương tiếp tục
thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp cấp bách, trọng tâm.
Theo đó, các bộ, ngành, địa
phương phối hợp tập trung
ngăn chặn, chấm dứt tàu cá
vi phạm khai thác bất hợp
pháp ở vùng biển nước ngoài.
Cần bố trí đủ nguồn lực,
kinh phí, có cơ chế động viên,
Ông Tiến khẳng định Bộ
NN&PTNT đang phối hợp
chặt chẽ với Bộ Tư pháp và
các bộ, ngành, địa phương
rà soát, sửa đổi, bổ sung các
nghị định 26, 42 của Chính
phủ và Thông tư 23 của Bộ
NN&PTNT để tháo gỡ khó
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang:
Tàu cá vi phạm sẽ bị “phạt nguội”
khích lệ tổ chức, cá nhân thực
hiện tốt nhiệm vụ chống khai
thác IUU; kiên quyết xử lý
trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân không hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ được giao,
ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh
báo thẻ vàng của cả nước…
khăn cho việc xử phạt vi
phạm hành chính, quản lý
các tàu cá “ba không” tại
địa phương…
Mở đợt cao điểm
từ nay tới 30-4-2024
Thứ trưởng BộNN&PTNT
Phùng Đức Tiến cho biết về
việc sửa đổi Nghị định 42,
hiện Bộ NN&PTNT đã trình
Chính phủ dự thảo sửa đổi,
bổ sung nghị định này.
Khi nghị định được ban
hành sẽ giúp giải quyết được
những tồn tại, khó khăn về
xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thủy sản. “Sẽ
có sáu thiết bị để chúng ta
có thể “phạt nguội” các tàu
cá vi phạm. Điều này sẽ đảm
bảo công bằng, tất cả tàu cá
sẽ có cơ sở để khai báo, tố
giác hành vi vi phạm” - Thứ
trưởng Tiến nhấn mạnh.
Kết luận cuộc họp, PhóThủ
tướng Chính phủ Trần Lưu
Quang nhận xét: So với phiên
Địa phương muốn sớm sửa đổi các
nghị định xử phạt vi phạm hành chính
Tại cuộchọp, đại diệncác tỉnh, thành, trongđócóKiênGiang,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa đã phát
biểu về tình hình khắc phục các tồn tại, hạn chế trong chống
khai thác IUU tại địa phương. Nhất là các vấn đề đã được đoàn
thanh tra của EC chỉ ra. Công tác xử lý tàu cá vi phạm, quản lý
đội tàu, xử lý hành vi vi phạmmất kết nối trên biển, rà soát hồ
sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản.
Các địa phương kiến nghị Trung ương, các bộ, ngành sớm
sửa đổi các nghị định liên quan vấn đề xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thủy sản; chất lượng thiết bị giám sát
hành trình…
Đại diện các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Công an cũng
đã có những ý kiến phát biểu về kết quả phối hợp thu thập
thông tin, điều tra, xử lý các đường dây môi giới, móc nối
đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vượt biên trái phép, khai thác
hải sản bất hợp pháp.
PhóThủ tướng đề nghị truyền thông tốt nội dung “phạt nguội” để không có tình trạng
ngư dân không biết nên vi phạm.
họp trước và trước khi đoàn
thanh tra của EC sang làm
việc, đến nay có sự chuyển
biến về hoạt động IUU tại
các địa phương nhưng vẫn
còn những tồn tại, hạn chế.
Theo Phó Thủ tướng, qua
kinh nghiệm của một số địa
phương, có những việc khó
nhưng hoàn toàn có thể làm
được khi lãnh đạo các địa
phương quan tâm, vào cuộc
quyết liệt, thúc đẩy triển khai
thực hiện.
Phó Thủ tướng đề nghị các
bộ, ngành, địa phương phải
đặt ra một mục tiêu từ đây
đến ngày 30-4-2024 có thể
làm được gì để “ghi điểm”
với đoàn thanh tra của EC
lần thứ năm. “Đặt ra mục
tiêu rồi cần phải quyết liệt
làm. Những việc còn lại, giải
pháp về lâu dài cũng cần lên
kế hoạch để làm sau đó. Đề
nghị các bộ, ngành, đơn vị,
địa phương phối hợp tốt để tổ
chức một đợt cao điểm từ đây
đến ngày 30-4-2024” - Phó
Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Trần
Lưu Quang, Nghị định 42 sắp
tới sửa đổi cómột bổ sungmới
đó là có thể “phạt nguội” tàu
cá vi phạmnhưCSGTxử phạt
trên đường bộ. Do đó, đề nghị
truyền thông tốt nội dung này
để không có tình trạng ngư
dân nêu là không biết bị “phạt
nguội” nên vi phạm.
Phó Thủ tướng cũng đề
nghị BộNN&PTNT cung cấp
thêm các thông tin, số liệu
cho Bộ Ngoại giao để tiếp
tục đấu tranh trên mặt trận
ngoại giao. Bộ cần kiểm tra
lại những vướng mắc trong
vấn đề ứng dụng công nghệ
thông tin, giải pháp về mặt
kỹ thuật trong quản lý, giám
sát hoạt động tàu cá. Đồng
thời sớm phối hợp với các
bộ, ngành để sửa đổi những
quy định pháp luật liên quan,
giúp xử lý tình trạng tàu cá
“ba không”.
Cũng theo Phó Thủ tướng,
sau cuộc họp này, ngoài thông
báo kết luận, nếu địa phương
nào còn vướngmắc trong triển
khai, đề nghị Bộ NN&PTNT
có văn bản gửi cho từng tỉnh
để hướng dẫn cụ thể.
“Bộ Quốc phòng triển khai
đến các đơn vị nghiệp vụ
tăng cường kiểm tra, kiểm
soát tàu cá ra vào cảng, kiểm
soát ngăn chặn các vụ vượt
biên trái phép. Bộ Công an
tiếp tục điều tra, xử lý các
vụ việc, đối tượng có hành
vi tổ chức đưa người vượt
biên trái phép sang vùng
biển nước bạn để đánh bắt
hải sản. Kiểm tra, điều tra
những vụ việc có dấu hiệu
vi phạm về truy xuất nguồn
gốc thủy sản” - Phó Thủ
tướng giao.
Đối với các địa phương,
Phó Thủ tướng yêu cầu từ
nay đến ngày 30-4-2024, các
tỉnh phải khắc phục những tồn
tại, hạn chế trước đó với tinh
thần xử lý nghiêm vi phạm.•
Phó Thủ tướng Trần LưuQuang chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Sáng 13-12, Công an TP.HCM tổ chức hội nghị bàn về
giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân
hàng với sự tham dự của các phòng nghiệp vụ, công an 21
quận, huyện, TP Thủ Đức và 20 ngân hàng có hội sở trú
đóng trên địa bàn TP.
Đại tá Mai Hoàng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan
CSĐT Công an TP.HCM, cho biết trong năm 2023, trên
địa bàn TP xảy ra hai vụ cướp ngân hàng. Mặc dù Công
an TP bắt giữ các đối tượng và thu hồi tài sản ngay sau
đó, tuy nhiên những vụ cướp này đã gây tổn hại tinh thần,
ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, sức khỏe, tính mạng của
nhân viên và người dân đến giao dịch.
Theo Đại tá Hoàng, điểm chung của các đối tượng cướp
ngân hàng là ngụy trang kín đáo như đeo khẩu trang, mắt
kính, đội nón rộng, mặc áo khoác... để tránh bị nhận diện. Do
đó, ông đề nghị các ngân hàng cần có hệ thống camera nhận
diện được khuôn mặt của các cá nhân khi đến giao dịch.
“Quan điểm của Công an TP là lấy phòng ngừa làm
trọng yếu. Các đối tượng trước khi thực hiện hành vi
phạm tội đều đến ngân hàng để quan sát, nắm quy luật
hoạt động và khi nhận thấy không an toàn, khi hình ảnh bị
lộ diện, chúng sẽ mất đi ý định phạm tội” - Đại tá Hoàng
nhấn mạnh.
Theo Công an TP.HCM, tính đến tháng 12-2023, có 20
ngân hàng có hội sở đóng trên địa bàn với hơn 2.000 chi
nhánh, điểm giao dịch.
Đây là những nơi luôn có tài sản và lượng tiền mặt lớn.
Để đảm bảo an ninh, an toàn tại những nơi này, thời gian
qua Công an TP đã tăng cường lực lượng bám sát cơ sở,
nắm vững tình hình từng địa bàn và tuyên truyền, phát
động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, tình hình an ninh
trật tự có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, Trung tướng
Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP, chỉ đạo công an các
đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên
cập nhật thông tin về phương thức, thủ đoạn của tội phạm
cướp ngân hàng để phổ biến cho nhân viên, bảo vệ các
ngân hàng; phối hợp tập huấn kỹ năng xử lý tình huống
giả định xảy ra khi đối tượng cướp tài sản; hỗ trợ khắc
phục hạn chế của các ngân hàng trong quy trình làm việc,
giao dịch, vận chuyển tiền...
NGUYỄN TÂN
TP.HCM: Lấy phòngngừa tội phạmtại các ngânhàng làmtrọng yếu
Trung tướng Lê HồngNam, Giámđốc Công an TP.HCM, cho biết
từ nay đến cuối năm, tình hình an ninh trật tự có thể tiềmẩn
nhiều nguy cơ phức tạp. Ảnh: BT
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook