001-2024 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Hai 1-1-2024
VIẾT LONG
Trong những năm qua,
Bộ GTVT đã đẩy nhanh
tốc độ đầu tư xây dựng
hệ thống đường bộ cao tốc,
kết quả đã hoàn thiện, đưa
vào khai thác thêm 730 km,
nâng tổng chiều dài đường
bộ cao tốc trên toàn quốc lên
gần 1.900 km. Đây là nỗ lực
rất lớn của cả hệ thống chính
trị và cũng là bước ngoặt
mang tính lịch sử của ngành
giao thông” - Thứ trưởng Bộ
GTVT Lê Đình Thọ khẳng
định khi trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
về đầu tư cao
tốc những năm vừa qua.
Đồng lòng "chỉ bàn
làm, không bàn lùi"
.
Phóng viên
:
Như ông vừa
nói, hiện cả nước đã có gần
1.900 km đường bộ cao tốc,
vậy những kết quả, thành tựu
này của ngành giao thông có
được là
nhờđâu?
+ Thứ
t r ưở n g
Lê Đình
T h ọ
:
T r ư ớ c
t i ê n ,
c h ú n g
ta có một quyết tâm chính
trị rất cao. Cụ thể, tại Đại
hội XIII của Đảng đã xác
định xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ là một
trong ba đột phá chiến lược,
trong đó ưu tiên phát triển
công trình giao thông trọng
điểm quốc gia. Mục tiêu là
đến năm 2025 có khoảng
3.000 km đường bộ cao tốc,
cơ bản hoàn thành tuyến cao
tốc Bắc - Nam phía đông và
đến năm 2030 có 5.000 km
đường bộ cao tốc.
Từ định hướng trên, Chính
phủ đã phối hợp chặt chẽ, tích
cực với Quốc hội trong việc
phân bổ vốn, cho chủ trương
đầu tư các dự án. Đặc biệt,
Bộ GTVTkhông còn đơn độc
trong hành trình xây dựng hệ
thống đường cao tốc mà đã
nhận được sự “chia lửa” từ
nhiều địa phương, bằng việc
phân cấp cho địa phương làm
chủ đầu tư các dự án cao tốc
quan trọng.
Tiếp đó là sự vào cuộc tích
LTS: Từ năm 2000 đến 2020, cả nước
đầu tư được khoảng 1.000 kmđường
cao tốc nhưng chỉ gần ba năm qua, Việt
Namđã hoàn thành trên 700 kmđường
cao tốc trải dài ba miền Bắc, Trung,
Nam. Dù chưa thỏa “cơn khát” đường
cao tốc nhưng điều này đã tạo không
gian phát triển và quỹ đất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tại các địa phương có
dự án đi qua...
Với tinh thần “vượt
nắng, thắng mưa”,
vượt qua những khó
khăn, thách thức,
các dự án đường
bộ cao tốc đã hoàn
thành và đưa vào
khai thác đúng
tiến độ.
CaotốcBắc-Namdần
Các tuyến cao tốc đưa vào khai
thác góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, tiết kiệm chi phí,
giảm thiểu tai nạn giao thông…
Năm 2024, khởi công 14 dự án cao tốc
cực của các bộ, ngành để xử
lý nhanh, hiệu quả các công
việc thuộc chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình. Các
địa phương cũng nâng cao
trách nhiệm, nỗ lực, phấn
đấu hoàn thành các nhiệm vụ
được giao, từng bước nâng
cao năng lực quản lý, tổ chức
thực hiện dự án.
Với vai trò chủ đầu tư, đơn
vị quản lý chuyên ngành, Bộ
GTVT đã phối hợp với các
địa phương trong quá trình
chuẩn bị đầu tư cũng như hỗ
trợ các giải pháp kỹ thuật. Đến
nay, các dự án đã khởi công
và triển khai đáp ứng tiến độ
yêu cầu của Thủ tướng như
các dự án đường vành đai
4 - Hà Nội, đường vành đai
3 - TP.HCM, cao tốc Châu
Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…
. Thế nhưng có những thời
điểm chúng ta thấy các dự
án dường như thi công cầm
chừng?
+ Khó khăn của các dự
án là thời điểm khởi công
đúng vào lúc bùng phát dịch
COVID-19. Khi đó, các địa
phương thực hiện giãn cách xã
hội, các dự án đều gặp nhiều
khó khăn trong huy động thiết
bị, phương tiện thi công cũng
như nhân lực vận hành. Đến
năm 2022, thời tiết diễn biến
bất thường ở nhiều nơi cũng
phần nào ảnh hưởng tới công
tác thi công.
Khi thi công được, các dự
án lại không có nguồn đất đắp,
nhất là nguồn cát đắp khu vực
ĐBSCL. Rồi giá nhiên liệu,
vật liệu xây dựng có những
thời điểmbiến động khá lớn…
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo
quyết liệt của Chính phủ, Thủ
tướng, đặc biệt là sự ra đời kịp
thời của Nghị quyết 60/2021
và Nghị quyết 133/2021 cho
phép việc áp dụng cơ chế đặc
thù trong cấp phép khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường cung cấp
cho dự án. Cùng với đó là sự
vào cuộc đồng hành của các
bộ, ngành, địa phương, các
khó khăn của dự án từng bước
được tháo gỡ, tạo điều kiện
cho nhà thầu bứt tốc thi công.
Quán triệt chỉ đạo của Thủ
tướng là “chỉ bàn làm, không
bàn lùi, khó khăn đến đâu tháo
gỡ đến đó”, lãnh đạo ngành
GTVT, trực tiếp là bộ trưởng
Bộ GTVT thường xuyên đến
công trường dự án đôn đốc
nhà thầu tăng cường “ba ca,
bốn kíp” để thi công…
Có thể nói hàng ngàn kỹ sư,
công nhân đã vào cuộc ngày
đêm, vì công việc, vì tình yêu
đất nước, yêu nghề đã vượt
qua tất cả sự khắc nghiệt của
thời tiết và môi trường lao
động, những nhớ nhung, xa
cách người thân và gia đình
kể cả trong những ngày lễ,
Tết đoàn viên để bám máy,
bám công trường thi công
không nghỉ.
Với tinh thần “vượt nắng,
thắng mưa”, vượt qua những
khó khăn, thách thức, các dự
án đã hoàn thành và đưa vào
khai thác đúng tiến độ. Đây
phải nói là những nỗ lực rất
lớn, mang tính lịch sử của
toàn ngành nói riêng và cả
nước nói chung.
Kinh tế các tỉnh
chuyển biến rõ rệt
nhờ đường bộ cao tốc
. Việc hàng loạt tuyến cao
tốc trải dài từ Bắc tới Nam
được đưa vào khai thác đã
mang lại những thuận lợi gì
cho phát triển kinh tế - xã
hội, thưa ông?
+ Thực tế cho thấy các
địa phương có tuyến cao
tốc đi qua đều có mức tăng
trưởng bình quân cao hơn
mức bình quân chung cả
nước. Các tuyến cao tốc đã
giúp tiết kiệm chi phí xã
hội, đóng góp một phần vào
tăng trưởng GRDP của các
tỉnh nằm trên các tuyến cao
tốc, tốc độ tăng trưởng thêm
khoảng 1%-2,1%.
Các tuyến đường bộ cao
tốc như Mai Sơn - Quốc lộ
45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn,
Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh
Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết
- Dầu Giây, Nha Trang - Cam
Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ…
đưa vào khai thác đã mang
lại hiệu quả rõ rệt về phát
triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh; tạo không
gian phát triển và quỹ đất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tại địa phương và khu vực.
Cụ thể về kinh tế, các dự
án làm tăng cường năng lực
lưu thông hành khách và hàng
hóa, tiết kiệm thời gian và chi
phí vận chuyển. Mở rộng thị
trường, kết nối các trung tâm
kinh tế, chính trị với các khu
vực khác; rút ngắn khoảng
cách và khắc phục sự chênh
lệch trong phát triển giữa các
vùng, miền.
Thêm vào đó, cao tốc còn
Hiệncảnướcđangthicông37dựán,dự
án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam
và các cao tốc kết nối Đông -Tây, với tổng
chiều dài 1.658 km. Trong đó, một số dự
án đang gặp khó khăn về cát, công tác
giải phóng mặt bằng còn chậm…
Hiện Bộ GTVT đã tham mưu cho Thủ
tướng tiếp tục thúc các bộ, ngành, địa
phương phối hợp, đẩy nhanh tiến độ,
hoàn thành các thủ tục và khai thác được
đủnguồnvật liệu chodựán, đápứng tiến
độ. Đồng thời, chínhquyền các tỉnh cũng
phải đẩy nhanh bàn giao mặt bằng sớm
để các nhà thầu thi công.
Tôi hy vọng thời gian tới, Bộ GTVT và
các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư,
tư vấn thiết kế, tư vấn kỹ thuật, kỹ sư,
công nhân và người dân nơi dự án đi
qua sẽ cùng vào cuộc với tinh thần“vượt
nắng, thắngmưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn
trương, ý chí kiên cường”, làmviệc“ba ca,
bốn kíp”xuyên lễ, Tết... để các dự án sớm
về đích đúng hẹn.
Trong năm2024, chúng tôi cũng sẽ cố
gắnghoàn thànhvàđưa vàokhai thác hai
dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi
Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo (thuộc dự án
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông
giai đoạn 2017-2020) với chiều dài 129
km, để nâng tổng số đường bộ cao tốc
đưa vào khai thác lên 2.021 km.
Bộ GTVT cũng sẽ khởi công tiếp ba
cao tốc DầuGiây -Tân Phú, ChợMới - Bắc
Kạn, LộTẻ - Rạch Sỏi, hỗ trợ các tỉnh hoàn
thành thủ tục để khởi công 11 dự án cao
tốc do địa phương làm chủ đầu tư.
Cụ thể, các dựángồm: ĐồngĐăng -Trà
Lĩnh, Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị, Tân
Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương,
Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh
Bình, Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua
NamĐịnh vàThái Bình, Gia Nghĩa - Chơn
Thành, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM -
Mộc Bài, Hòa Bình - Mộc Châu và đường
vành đai 4 TP.HCM.
Vớilộtrìnhđó,tôitintrongnhiệmkỳnày
chúng ta sẽ hoàn thành vượtmứcmàĐại
hội XIII của Đảng đề ra là đến năm 2025,
cả nước có gần 3.000 kmđường cao tốc.
Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng,
chúng ta sẽ có trên 5.000 km đường cao
tốc. Từ đó giúp giải cơn khát cao tốc, đưa
đất nước ngày càng phát triển.
Thứ trưởng Bộ GTVT
LÊ ĐÌNH THỌ
Các đơn vị tiến hành thảmnhựamặt cầuMỹ Thuận 2. Ảnh: HẢI DƯƠNG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook