001-2024 - page 3

3
Ý kiến
Thời sự -
Thứ Hai 1-1-2024
nối liềnmột dải
6bài học đượcThủ tướng
đúc rút từphát triển
hạ tầnggiao thông
Phát biểu tại lễ khánh thành các dự án cao tốc hôm
24-12 tại Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng
định: Việc khánh thành cùng lúc bốn công trình giao
thông (dự án mở rộng sân bay Điện Biên; dự án cao tốc
Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào
Cai; dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án cầu Mỹ
Thuận 2) với tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỉ đồng là một
dấu mốc lịch sử.
Thủ tướng cũng chỉ rõ từ thực tiễn đã chứng minh
GTVT nói chung và đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng
nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế -
xã hội.
Giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát
triển mới đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch
vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu
quả và đặc biệt là giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi cho
người dân đi lại thuận lợi, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và
công sức.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã chỉ ra sáu bài học trong
việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển hạ tầng nói riêng.
Trong đó, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt
nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân.
Trung ương mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho địa
phương, phân bổ nguồn lực phù hợp và thiết kế các công
cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc, chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí trong triển khai các dự án.
Các địa phương phải tự lực, tự cường, tự vươn lên từ
bàn tay, khối óc của mình, dám nghĩ, dám làm, không
trông chờ, ỷ lại. Khi gặp khó khăn, vướng mắc, thử thách
thì tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải
lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm
việc đó.
Công tác phối hợp giữa các cấp, các cơ quan trong hệ
thống chính trị phải chặt chẽ, kịp thời, chủ động, tích cực,
hiệu quả. Cạnh đó, phải tranh thủ sự ủng hộ và vào cuộc
của nhân dân cho giải phóng mặt bằng để thực hiện kịp
thời, nhanh chóng.
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai thác, sử
dụng các công trình có hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện, đồng bộ hóa các hạng mục, các công trình liên
quan; rà soát đảm bảo đời sống của người dân đã nhường
đất cho các dự án tại nơi ở mới phải tốt hơn, ít nhất là
bằng với nơi ở cũ…
“Tinh thần là đổi mới tư duy, cách làm, vừa làm vừa rút
kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng
vội, tất cả vì lợi ích chung” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông
NGUYỄN VĂN QUYỀN
,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
:
Giảm chi phí, tăng kết nối
vùng miền
Có thể nhận thấy
thời gian qua tốc
độ đầu tư các tuyến
đường bộ cao tốc rất
nhanh. Chỉ tính trong
khoảng hơn hai năm
trở lại đây, Bộ GTVT
và các tỉnh đã khởi
công, đưa vào khai
thác hàng trăm kilomet đường bộ cao
tốc. Việc này giúp người dân di chuyển
thuận tiện và an toàn hơn.
Đối với doanh nghiệp vận tải, các
tuyến cao tốc sẽ giúp tiết kiệm thời gian,
nâng cao năng suất phương tiện, có sự
lựa chọn về tuyến đường, giảm chi phí
vận tải…
Chỉ tính riêng tuyến Hà Nội - Nghệ
An, nếu di chuyển trên Quốc lộ 1 mất
hơn 5 giờ thì nay chỉ còn 3-3,5 giờ. Qua
đó, chúng ta có thể khẳng định lợi ích
mà đường bộ cao tốc mang lại là rất lớn.
Với những kinh nghiệm đã có, tôi hy
vọng thời gian tới chúng ta tiếp tục đẩy
nhanh tốc độ và hoàn thành xây dựng
các tuyến đường bộ cao tốc đã được quy
hoạch, giúp hình thành mạng lưới cao
tốc phủ khắp cả nước, tăng tính kết nối
giữa các vùng miền. Cạnh đó, cần có
mức thu phí phù hợp nhằm giảm chi phí
logistics, tăng năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế.
PGS-TS
NGÔ TRÍ LONG
,
chuyên gia kinh tế
:
Huy động sự tham gia
của các thành phần kinh tế
Hiện nay, chúng ta
có ba nút thắt quan
trọng là hạ tầng cơ
sở, chất lượng nguồn
nhân lực và cơ cấu
kinh tế.
Ở nhiệm kỳ này,
Chính phủ, Thủ
tướng Phạm Minh
Chính đã ưu tiên đẩy mạnh đầu tư công
vào hạ tầng cơ sở, bởi đây là điều kiện
để phát triển kinh tế, văn hóa, đảm bảo
an ninh, quốc phòng.
Với quan điểm trên, ngay khi nhậm
chức, người đứng đầu Chính phủ đã
phân cấp cho các địa phương thực hiện
vai trò chủ đầu tư dự án đường bộ cao
tốc, thay vì chỉ Bộ GTVT thực hiện như
trước để đẩy nhanh tiến độ và góp phần
giải ngân nhanh vốn đầu tư công. Năm
2023, vốn đầu tư công 700.000 tỉ đồng
là mức “khổng lồ”, dù giải ngân chưa
đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn đạt cao
nhất so với nhiều năm trước.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu 3.000 km
đường bộ cao tốc vào năm 2025 như đã
đề ra cần chi phí rất lớn. Theo tôi, ngoài
ngân sách nhà nước, chúng ta phải khai
thác thêm nguồn lực xã hội hóa, khuyến
khích các thành phần kinh tế cùng tham
gia mới mong đạt được mục tiêu này.
Dù vậy, chúng ta cũng cần chú trọng
chất lượng, tránh việc cao tốc vừa làm
xong đã hỏng như tuyến cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi. Nhà nước cũng cần
kiểm soát chi phí đầu tư để có mức thu
phí phù hợp.
Ông
PHẠM THIỆN NGHĨA
,
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
:
Vui vì lần đầu
có cao tốc đi qua
Trước đây, địa
phương còn yếu kém
về hạ tầng giao thông
nhưng nhờ sự quyết
liệt của Đảng, Chính
phủ, Bộ GTVT mà
các điểm yếu này dần
được cải thiện và có
chuyển biến tích cực.
Chúng tôi rất vui
mừng khi lần đầu có cao tốc đi qua
tỉnh với tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ dài
khoảng 10 km vừa được khánh thành.
Ngoài ra, tuyến Cao Lãnh - An Hữu
thành phần 1 dài 17 km đã khởi công
trong tháng 6, tuyến Cao Lãnh - Mỹ An
dài 28 km cũng dự kiến được khởi công
trong năm 2024.
Về cung ứng nguyên liệu cát cho cao
tốc, Đồng Tháp luôn thực hiện nghiêm
theo chỉ đạo của Chính phủ. Hiện tỉnh đã
cung cấp xong cát cho tuyến Mỹ Thuận
- Cần Thơ.
Với chỉ tiêu 7 triệu m
3
cho cao tốc Cần
Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, tỉnh đã phối
hợp với Bộ GTVT, đặc biệt là Ban Mỹ
Thuận đã giới thiệu bảy mỏ cát với sản
lượng trên 7 triệu m
3
cho bảy nhà thầu.
Đến nay đã có năm nhà thầu đi vào khai
thác với sản lượng khoảng 1,3 triệu m
3
.
Tỉnh cũng cân đối trữ lượng cho các
tuyến cao tốc trên địa bàn như Cao
Lãnh - An Hữu, Cao Lãnh - Mỹ An với
khoảng 6,5 triệu m
3
.
Đồng Tháp đã có đánh giá trữ lượng
từng mỏ để giao cho nhà thầu theo cơ
chế đặc thù của Quốc hội. Tuy vậy,
lượng cát của ĐBSCL còn rất hạn chế,
do đó tôi đề nghị Bộ GTVT sớm có chỉ
đạo thay thế bằng cát biển.
VIẾT LONG
ghi
giải quyết vấn đề lưu thông
hàng hóa, tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và
quốc gia; giúp giảm tai nạn
giao thông đường bộ.
Theo số liệu thống kê từ
năm 2018 đến 2022, chỉ
có 0,74% vụ tai nạn xảy ra
trên mạng lưới cao tốc so
với con số hơn 42% tai nạn
giao thông đường bộ xảy
ra trên mạng lưới quốc lộ.
Kinh nghiệm về đánh giá
kinh tế của các tổ chức quốc
tế cũng cho thấy trong các
dự án đầu tư đường cao tốc,
lợi ích kinh tế do giảm tỉ lệ
tai nạn giao thông sẽ chiếm
khoảng 5%-10% tổng lợi ích
kinh tế của dự án.
Cũng cần nói thêm, việc lưu
thông trên đường cao tốc có
chất lượng mặt đường tốt, tốc
độ cao và ít tăng giảm tốc độ
cũng làm giảm chi phí khai
thác phương tiện so với lưu
thông trên quốc lộ. Đơn cử,
sau khi trừ phí bảo trì đường
bộ, xe con chạy trên cao tốc
sẽ tiết kiệm được bình quân
2.300 đồng/km so với lưu
thông trên quốc lộ.
Như vậy, có thể thấy hiệu
quả mà đường bộ cao tốc đem
lại rất lớn, là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã
hội không chỉ cho các tỉnh
có tuyến đường bộ cao tốc
đi qua mà còn thúc đẩy sự
phát triển của cả vùng, các
vùng trong phạm vi cả nước.
. Xin cảm ơn ông.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính phát biểu tại lễ khánh thành
bốn dự án giao thông quan trọng ở đầu cầu tỉnhĐiện Biên
ngày 24-12. Ảnh: VGP
CầuMỹ Thuận 2 chính thức được khánh thành
đã đáp ứng niềmvui, mongmỏi của hàng triệu
người dân khu vực ĐBSCL bao lâu nay.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook