6
Sổ tay
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 15-1-2024
ĐỨCMINH
H
ôm nay (15-1), kỳ họp bất
thường lần thứ năm, Quốc hội
(QH) khóa XVchính thức khai
mạc, theo hình thức họp tập trung
tại Nhà QH và dự kiến bế mạc vào
sáng 18-1. QH nghỉ ngày 17-1 để
các cơ quan của QH, Chính phủ
và các cơ quan hữu quan tiếp thu,
chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật,
dự thảo nghị quyết.
Xem xét, thông qua hai luật
Kỳ họp này sẽ xem xét, thông qua
bốn nội dung, trong đó có dự thảo
Luật Đất đai (sửa đổi). Sau khi được
tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật trình
QH tại kỳ họp bất thường lần thứ
năm gồm 16 chương, 260 điều; bỏ
năm điều, sửa đổi, bổ sung tại 250
điều (cả về nội dung và kỹ thuật)
so với dự thảo luật trình QH tại kỳ
họp thứ sáu.
Tại thông cáo báo chí mới đây,
Tổng Thư ký QH Bùi Văn Cường
cho hay trên cơ sở nghiên cứu, thảo
luận, trao đổi, rà soát kỹ lưỡng, các
cơ quan hữu quan đã thống nhất
Như những kỳ trước, kỳ họp bất thường lần thứ năm của Quốc
hội (QH) sẽ quyết nghị những vấn đề mang tính cấp thiết để kịp
thời tháo gỡ các vướng mắc về quốc kế dân sinh.
Điều 83 Hiến pháp năm 2013 quy định QH họp mỗi nămhai kỳ,
trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ QH, Thủ tướng hoặc
ít nhất 1/3 tổng số đại biểu QH yêu cầu thì QH họp bất thường.
Cơ sở thực tiễn để QH họp bất thường là những yêu cầu cấp
thiết từ cuộc sống cần phải có đáp án từ QH. Nếu không có giải
pháp chính thức và chính danh từ QH, những bế tắc đã phát sinh
sẽ không được giải quyết, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như
an ninh của đất nước.
Trước kỳ họp bất thường lần này, QH đã họp bốn kỳ họp bất
thường. Đầu năm 2022, kỳ họp bất thường lần thứ nhất của QH
được tổ chức nhằmđề ra những quyết sách quan trọng khôi phục
kinhtế,ổnđịnhđấtnướcsaukhiđạidịchCOVID-19vừađượcđẩylùi.
Nối tiếp thành công đó, ba kỳ họp bất thường tiếp theo của QH
đã diễn ra và để lại những dấu ấn khó phai khi QH đưa ra những
quyết nghị hệ trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi cấp bách
của thực tiễn.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, QH sẽ xemxét và thông qua
bốn nội dung, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi) - một đạo luật
rất quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng bởi nó tác động đến
hơn 37 luật liên quan.
CáckỳhọpbấtthườngđãthểhiệnsựđồnghànhcủaQHvớiChính
phủ trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quản
lý nhà nước; kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, không
chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của QH mà còn tạo
ra sự thuận lợi trong quản trị nhà nước hiện đại.
Trongđiềukiệnhiệnnay,khithựctiễncuộcsốngcónhữngchuyển
biến hết sức nhanh chóng thì việc tổ chức các kỳ họp bất thường
là rất cần thiết để QH kịp thời giải quyết những vấn đề thuộc thẩm
quyền. Đây cũng là việc cần làm để xây dựng một QH hoạt động
chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát
triển của đất nước.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cũng đã khẳng định: “Với việc
tổ chức thành công kỳ họp bất thường lần thứ nhất, chúng ta
có bài học quý để những kỳ họp “bất thường” trở thành hoạt
động “bình thường” của QH, nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi
cấp bách của thực tiễn”.
Rõ ràng việc QH họp bất thường là hoạt động hết sức bình
thường và hoàn toàn hợp pháp. Sự bình thường của phiên họp
bất thường cũng thể hiện trách nhiệm của QH, của các đại biểu
QH với những vấn đề cấp thiết của đất nước.
Các kỳ họp bất thường cho thấy quyết tâm của QH trong việc
phấn đấu trở thành một QH chuyên nghiệp - là QH dành phần
lớn thời gian để giải quyết các công việc quan trọng thuộc thẩm
quyền của mình nhằm đáp ứng những đòi hỏi mang tính biến
thiên của cuộc sống. Chính tính nhanh chóng, kịp thời trong
các quyết nghị của QH mới là điều cá nhân, tổ chức mong chờ.
Một QH với cách họp “xuân thu nhị kỳ” sẽ không thể giải quyết
kịp thời, thấu đáo các đòi hỏi của cuộc sống.
Do đó, kỳ họp bất thường của QH là để tìm kiếm dư địa hoạt
động mới, thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống. Đặc biệt, việc QH tổ chức kỳ họp bất thường đã khẳng
định thông điệp về một QH luôn đổi mới, hành động quyết liệt
vì lợi ích của nhân dân.
Cái tên “kỳ họp bất thường” là dùng để chỉ yếu tố cấp thiết,
chứ không có nghĩa là thảm họa hay bất trắc. Tuy nhiên, việc
điều chỉnh tên gọi cũng cần được cân nhắc nhằm loại trừ sự
hoang mang của dư luận cũng như sự suy diễn của các thế
lực thù địch.
Trước đây, khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức chính phủ 2015
quy định: “Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên
hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ […]”. Tuy nhiên, thuật ngữ “bất thường” lại gây ra những
sự ngộ nhận không cần thiết.
Chính vì vậy, năm 2019, QH đã quyết định thay thế thuật
ngữ “bất thường” thành “chuyên đề hoặc họp để giải quyết
công việc phát sinh đột xuất”.
Đây cũng là một kinh nghiệm lập pháp có thể tiếp thu khi
sửa đổi các quy định liên quan đến tên gọi “kỳ họp bất thường“
của QH. Trong tương lai, nhà làm luật có thể nghiên cứu thay
đổi thuật ngữ “kỳ họp bất thường” thành “kỳ họp đột xuất”.
TS
CAO VŨ MINH
,
Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM
Kỳhọpbất thường:Hoạt độngbình thường của1Quốc hội chuyênnghiệp
Quốc hội nghe báo cáo việc cho thôi nhiệm vụ
với một đại biểu
Tại ngày khai mạc, vào lúc 7 giờ 30, QH sẽ tiến hành họp phiên trù bị,
nghe Tổng Thư ký, Chủ nhiệmVăn phòng QH Bùi Văn Cường báo cáo tiếp
thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ
năm, QH khóa XV.
Sau đó, QH thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp bất
thường lần thứ năm, QH khóa XV.
QH cũng sẽ nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình
bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại
biểu QH khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu QH
tỉnh An Giang.
Kỳ họp này sẽ xem xét,
thông qua bốn nội dung,
trong đó có dự thảo
Luật Đất đai (sửa đổi).
Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất ngày 4-1-2022. Ảnh: QH
Quốc hội khai
mạc kỳ họp
bất thường
lần thứ 5
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xemxét,
thông qua bốn nội dung, trong đó có
hai luật gồmLuật Đất đai (sửa đổi)
và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
chỉnh lý, hoàn thiện 18 nội dung -
là những vấn đề lớn được tập trung
thảo luận tại kỳ họp thứ sáu.
Đáng chú ý, trong số này là quy
định về quyền và nghĩa vụ về sử
dụng đất (SDĐ) của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; về không mở
rộng phạm vi nhận chuyển quyền
SDĐ của tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài; về trường hợp
tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài nhận chuyển nhượng dự án
bất động sản theo quy định của pháp
luật về kinh doanh bất động sản.
Cạnh đó là quy định về thu hồi
đất thực hiện dự án nhà ở thương
mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh
doanh thương mại, dịch vụ; về phát
triển, khai thác và quản lý quỹ đất;
về cấp giấy chứng nhận cho hộ gia
đình, cá nhân đang SDĐ không có
giấy tờ về quyền SDĐ không vi
phạm pháp luật về đất đai, không
thuộc trường hợp đất được giao
không đúng thẩm quyền; về nội
dung phương pháp định giá đất và
trường hợp, điều kiện áp dụng từng
phương pháp…
Nội dung thứ hai là xemxét, thông
qua dự thảo Luật Các tổ chức tín
dụng (sửa đổi). Sau khi được tiếp
thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Các tổ
chức tín dụng (sửa đổi) trình QH
tại kỳ họp này gồm 15 chương, 210
điều, tăng bảy điều so với dự thảo
trình QH tại kỳ họp thứ sáu.
Một số vấn đề lớn của dự thảo
luật báo cáo QH tại kỳ họp gồm:
dự phòng rủi ro; can thiệp sớm tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; kiểm soát đặc biệt tổ
chức tín dụng; xử lý trường hợp tổ
chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt,
vay, cho vay đặc biệt; xử lý nợ xấu,
tài sản bảo đảm; cơ quan quản lý
nhà nước và điều khoản thi hành.
“Dự án Luật Các tổ chức tín dụng
(sửa đổi) nếu trình thông qua được
tại kỳ họp này là tốt nhất. Trường
hợp bất khả kháng thì mình đành
lùi lại” - Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ nói khi bế mạc phiên họp thứ
29 của Ủy ban Thường vụ QH vào
chiều 9-1.
Thông qua cơ chế,
chính sách đặc thù
Nội dung thứ ba, QH sẽ xem xét,
thông qua dự thảo Nghị quyết về
một số cơ chế, chính sách đặc thù để
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia theo trình
tự, thủ tục rút gọn.
Dự thảo nghị quyết gồm sáu điều,
quy định về một số cơ chế, chính
sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các chương trìnhmục tiêu quốc
gia. Trong số này có cơ chế thí điểm
phân cấp cho cấp huyện trong quản
lý, tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia.
Ngoài ra, tại kỳ họp bất thường
lần thứ năm, QH cũng xem xét,
thông qua việc bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn vốn ngân sách
Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ
nguồn dự phòng chung tương ứng
với nguồn tăng thu ngân sách Trung
ương năm 2022 cho các nhiệm vụ,
dự án đầu tư công và bổ sung kế
hoạch đầu tư công trung hạn cho
Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ
nguồn dự phòng của kế hoạch đầu
tư công trung hạn.•