7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 15-1-2024
Vì ông Nguyên là người
đang chiếm hữu cây
lúc cây bị bứng đi nên
căn cứ khoản 2 Điều
184 BLDS 2015, ông
Nguyên được suy đoán
là người có quyền sở
hữu cây ở thời điểm đó.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhận xét: Đúng là ông Danh đã làm sai so với
quy định pháp luật nhưng động cơ đằng sau những sai phạm ấy là để cứu
người trong bối cảnh cấp thiết lúc đại dịch COVID-19 và bản thân ông Danh
không vụ lợi.
Dù có thể xin nghỉ chế độ nhưng khi được yêu cầu, ông Danh đã không
quản ngại tiếp tục ở lại trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, cùng địa
phương chống dịch.
Bản thân ông Danh cũng biết hành vi của mình là sai so với quy định về đấu
thầu hiện hành, có thể bị xử lý nhưng trong hoàn cảnh ấy, ông Danh vẫn lựa
chọn dám làm và nhận trách nhiệm. Có thể thấy tính nguyên tắc đạo đức của
ông khi từ chối nhận “quà” từ Việt Á và nhiều lần cảnh báo cấp dưới tránh sai
phạm trong quá trình chống dịch.
HĐXX đã cân nhắc rất kỹ trước khi nhận định ông Danh - một bị cáo - là
người “dám nghĩ, dám làm”.
Tháng 9-2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến
khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đúng hai năm
sau, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2023, được xem là văn bản pháp
luật hiện thực hóa chi tiết tinh thần của Kết luận số 14.
Nghị định 73 làm rõ nội hàm “dám nghĩ, dám làm” là: Những cán bộ có
tư duy đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xuất phát từ yêu
cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn nhằm tháo gỡ, giải quyết những điểm
nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản
quy phạm pháp luật. Nghị định này cũng nêu rõ các cơ chế bảo vệ họ khi
quy định: Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý
trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Hay: Cán bộ
thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo thuộc trường hợp quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 5 nghị định này thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định
của pháp luật có liên quan.
Rõ ràng, Nghị định 73 là công cụ pháp lý quan trọng bảo vệ những người
thực hiện những việc chưa có quy định với “động cơ trong sáng, vì lợi ích
chung” mà đích đến là tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách
để phát triển. Hiện Chính phủ cũng đã công bố dự thảo và chờ lấy ý kiến của
công chúng đối với Bộ Quy tắc đạo đức công vụ do Bộ Nội vụ đề xuất. Bộ
quy tắc này nêu các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức,
trong đó có tính chính trực, liêm chính; tính khách quan, công bằng, bình
đẳng; sự đúng mực, tính thận trọng; sự tận tụy và kịp thời; năng lực và sự
chuyên cần.
Ngay trong quá trình xử lý vụ Việt Á, Đảng ta cũng đã lường trước những điều
này. Hơn một năm trước, Bộ Chính trị đã có kết luận phân hóa xử lý về mặt kỷ
luật Đảng. Còn về xử lý pháp luật, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng có Thông báo số 134 (ngày 10-1-2023) về đường lối
phân hóa xử lý đối với các đối tượng vi phạm pháp luật trong vụ Việt Á.
Theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học: “Các cơ
quan chức năng sẽ dựa vào đường lối xử lý để có sự phân hóa, đối tượng nào
xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đối tượng nào thực hiện theo chính sách
giảm nhẹ hoặc không xử lý”.
Nhu cầu phân hóa tội phạm dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi (dù đã
cấu thành tội phạm) cũng được đề cập trong BLHS 2015 khi khoản 2 Điều 8
của bộ luật này quy định: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác. Trường hợp ông Danh thì ở mức khác,
dù xác định là có hành vi tội phạm nhưng tòa đã tuyên một bản án không có sự
trừng phạt.
Câu chuyện của cựu giám đốc CDC Bình Dương trong đại án kit test Việt
Á cho thấy “làm sai” với cái tâm trong sáng, vì lợi ích chung trong hoàn cảnh
dầu sôi lửa bỏng… có thể được luật pháp bảo vệ, đúng như tinh thần chỉ đạo
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt,
triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hồi cuối năm 2021. Phải chủ động xử lý nghiêm
những hành vi suy thoái, tiêu cực nhưng không cực đoan, tạo hệ sinh thái để
cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hăng hái tiến về phía trước
chứ không phải lùi lại để khỏi bị khuyết điểm.
Nghĩa là tận cùng của việc áp dụng và thực thi pháp luật đều sẽ hướng tới
sự “công bằng” - tức không phải “cào bằng” tất cả hành vi vi phạm, mà phải
xem xét nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như bối cảnh, động cơ… để có thể
đánh giá đúng người vi phạm. Các quy định pháp luật được hiểu là công cụ
bảo vệ người làm đúng. Thế nhưng “có làm sẽ khó tránh khỏi có sai”. Trong
bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội lẫn thử thách chưa có tiền lệ
đòi hỏi những cải cách quan trọng, đồng thời các văn bản pháp luật có nhiều
đến mấy cũng khó có thể theo kịp thực tiễn thì việc cán bộ “làm sai” như ông
Danh sẽ còn xảy ra.
Nhìn nhận rõ sự việc, con người, phân hóa trách nhiệm pháp lý để xử lý
công bằng là một nhu cầu. Nhu cầu ấy nay đã được khẳng định bằng chủ
trương của Đảng, bằng sự ra đời và hoàn thiện công cụ pháp lý và bằng sự
cân nhắc, vận dụng của cơ quan tố tụng. Mà bản án tuyên miễn trách nhiệm
hình sự cho bị cáo Nguyễn Thành Danh là một ví dụ. Nó được sự đồng tình
của nhân dân và gây xúc động cho xã hội vì nó phục vụ phát triển.
ĐỖ THIỆN
“Miễn tráchnhiệmhìnhsự
cho ôngDanh” và lợi íchxãhội
Vụ chủđất cũ tự
bứng3 câymai: Ai có
quyền sởhữu cây?
Quan hệ giữa chủ cây cũ và ông Nguyên cần xử lý theo quy
định về đòi tài sản từ người chiếmhữu ngay tình; chủ cũ phải
chứngminh được vẫn có quyền sở hữu cây...
(Trường ĐH Luật TP.HCM)
GS-TSĐỖVĂNĐẠI
Ô
ngNguyễnTài Nguyên nhận
chuyển nhượng thửa đất ở
xã Thới Bình, huyện Thới
Bình, Cà Mau của ông Thạch
Xuân Vũ. Hai bên đã đi công
chứng hợp đồng, chuyển chủ
quyền đất sang cho ông Nguyên.
Tuy hợp đồng chuyển nhượng và
giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đều không thể hiện có thêm
nhà và cây cối trên đất nhưng hai
bên có biên bản giao đất, nhà và
cây trồng.
Thửa đất này ông Vũ nhận
chuyển nhượng của ông L vào
ngày 13-12-2019.
Ngày 19-2-2023, phía ông L
tới bứng ba cây mai đem đi. Ông
Nguyên tố giác tội phạmnhưng cơ
quan chức năng không khởi tố vì
“chủ cũ bán đất, không bán mai”.
Ông Nguyên là chủ
sở hữu cây trên cơ sở
hợp đồng hợp pháp
Trongcâuchuyệnnày, ôngVũvà
ông Nguyên có hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; hợp
đồng được công chứng, các bên
liên quan không có tranh chấp về
đất. Chuyển nhượng đất không
nhất thiết phải chuyển nhượng
cả tài sản gắn liền với đất nhưng
cũng không loại trừ việc chuyển
nhượng cả tài sản trên đất. Ở đây,
mặc dù hợp đồng chuyển nhượng
đất không thể hiện có nhà và cây
trên đất nhưng cũng không có nội
dung nào trong hợp đồng này loại
trừ nhà và cây trên đất. Trong khi
đó, hai bên có biên bản giao đất,
nhà và cây. Điều này chứng tỏ ông
Vũ bán cả cây trên đất cho ông
Nguyên, các bên có cả thỏa thuận
mua bán cây bên cạnh thỏa thuận
về chuyển nhượng đất.
Thỏa thuận bán cây trên đất
không cầnphải công chứng, chứng
thực và các bên liên quan đều tự
nguyện với đầy đủ năng lực nên
thỏa thuận về mua bán cây giữa
ông Vũ và ông Nguyên là hợp
pháp. Vì thỏa thuận về mua bán
cây hợp pháp và chưa bị tòa án
tuyên bố vô hiệu nên thỏa thuận
vẫn có hiệu lực pháp luật.
Do đó, ông Nguyên được xác
định là chủ sở hữu cây trên cơ sở
hợp đồng hợp pháp đang có hiệu
lực nên người khác phải tôn trọng,
như khoản 2 Điều 3 BLDS 2015
(nguyên tắc cơ bản) đã khẳng định
Căn cứ khoản 1Điều 184 BLDS, ôngNguyễn Tài Nguyên được suy đoán
là người ngay tình đang chiếmhữu ba câymai. Ảnh: TRẦNVŨ
Không áp dụng thời hiệu khi tranh chấp
quyền sở hữu tài sản
Căn cứ khoản 1 Điều 184 BLDS, ông Nguyên được suy đoán là người
ngay tình đang chiếm hữu cây; người nào cho rằng người chiếm hữu
không ngay tình thì phải chứng minh.
Lúc này, quan hệ giữa chủ cây cũ và ông Nguyên cần xử lý theo quy
định về đòi tài sản từ người chiếm hữu ngay tình. Cụ thể, chủ cũ phải
chứng minh được vẫn có quyền sở hữu cây, phải chứng minh được
ông Nguyên là người chiếm hữu cây không có căn cứ pháp luật. Cụ
thể là hợp đồng giữa ông Vũ và ông Nguyên về cây trên đất không có
giá trị pháp lý và ông Nguyên là người không ngay tình. Tranh chấp
này là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nên căn cứ Điều 155 BLDS
2015 sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
“Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực
hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng”.
Ông Nguyên được suy
đoán là người có quyền
đối với cây
Trên thực tế, ông Nguyên đang
là người chăm sóc, trông coi cây
cho đến thời điểm cây bị bứng
đi. Ở đây, ông Nguyên chăm sóc,
trông coi cây như chủ sở hữu cây
(do được mua từ ôngVũ) nên căn
cứ khoản 1 Điều 179 BLDS 2015
thì ông Nguyên là người chiếm
hữu cây (chiếm hữu là việc chủ
thể nắm giữ, chi phối tài sản một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp như
chủ thể có quyền đối với tài sản).
Vì ông Nguyên là người đang
chiếm hữu cây lúc cây bị bứng
đi nên căn cứ khoản 2 Điều 184
BLDS 2015, ông Nguyên được
suy đoán là người có quyền sở
hữu cây ở thời điểm đó. Nếu ai
có tranh chấp với người chiếm
hữu (ôngNguyên) thì phải chứng
minh về việc ông Nguyên không
có quyền đối với cây. Chừng nào
người khác chưa chứngminhđược
ông Nguyên không có quyền thì
ông Nguyên vẫn được suy đoán
là chủ sở hữu cây.
Vì ông Nguyên đang là người
chiếm hữu cây lúc cây bị bứng
đi nên việc chiếm hữu của ông
Nguyên được pháp luật bảo vệ.
Cụ thể, theo Điều 185 BLDS
2015, trường hợp việc chiếm
hữu bị người khác xâm phạm thì
người chiếm hữu có quyền yêu
cầu người có hành vi xâm phạm
phải chấmdứt hành vi, khôi phục
tình trạng ban đầu, trả lại tài sản
và bồi thường thiệt hại; hoặc
yêu cầu tòa án, cơ quan có thẩm
quyền khác bảo vệ. Do đó, ông
Nguyên được quyền yêu cầu áp
dụng các biện pháp vừa nêu đối
với ai xâm phạm tới cây mà ông
là người chiếm hữu.•