12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 13-3-2024
NGUYỄNQUYÊN
T
heo ghi nhận của chúng
tôi, đến thời điểm này,
một số tỉnh đã thay đổi
phương án thi vào lớp 10 năm
nay so với kế hoạch ban đầu
để phù hợp với quy định của
Bộ GD&ĐT.
Điều chỉnh phù hợp
với quy định
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng
Bình đã ban hành quyết định
điều chỉnh kế hoạch tuyển
sinh vào lớp 10 năm học
2024-2025.
Theo đó, thí sinh khi tham
gia dự thi vào lớp 10 Trường
THPTchuyênVõNguyênGiáp
sẽ không còn được miễn thi
môn tiếngAnh hay được tính
điểm tối đa (10 điểm) để xét
tuyển khi có một trong các
chứng chỉ tiếng Anh tương
đương bậc 3 trở lên khung
năng lực ngoại ngữ sáu bậc
dùng cho Việt Nam.
Tương tự, tỉnh Lào Cai
cũng điều chỉnh phương án
xét tốt nghiệp THCS và kế
hoạch tuyển sinh THPT năm
học 2024-2025.
Theođó,khôngápdụngtuyển
thẳng đối với đối tượng học
sinh (HS) đoạt các giải nhất,
nhì, ba trong kỳ thi chọn HS
giỏi THCS cấp tỉnh. Không
sử dụng các chứng chỉ ngoại
ngữ để miễn thi và quy đổi
điểm bài thi đối với các môn
chuyên; miễn thi và tính điểm
tối đa đối với môn ngoại ngữ
không chuyên.
Đối với Trường THPT
chuyên Lào Cai, thí sinh sẽ
được miễn thi và tính điểm tối
đa để xét tuyển bài thi môn
ngoại ngữ không chuyên khi
HS có một trong các chứng
chỉ sau: IELTS 4.0, TOEFL45
điểm. Quy định cũng nêu rõ
việc miễn thi và quy đổi điểm
bài thi môn chuyên ngoại ngữ
đối với các chứng chỉ ngoại
ngữ IELTS (từ 5.5 trở lên),
với những HS lớp 9 đoạt các
giải nhất, nhì, ba của kỳ thi
chọn HS giỏi THCS cấp tỉnh
trong năm học 2023-2024; bỏ
cộng điểm khuyến khích nếu
HS có chứng chỉ năng lực
tiếng Anh bậc 3 và bỏ miễn
thi môn tiếngAnh trong ba bài
thi bắt buộc nếu HS có chứng
chỉ năng lực tiếngAnh từ bậc
4 hoặc tương đương trở lên.
Trường hợp nào được
xét tuyển thẳng?
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã
có công văn gửi UBND các
tỉnh, TP trực thuộc Trung
ương về việc thực hiện tuyển
sinh vào lớp 10 THPT năm
học 2024-2025.
Trong thời gian qua, hầu
hết địa phương đã thực hiện
đúng quy định việc tuyển
sinh vào THCS, THPT. “Tuy
nhiên, hiện nay một số địa
phương đã phê duyệt kế
hoạch và phương thức tuyển
sinh vào lớp 10 THPT năm
học 2024-2025 có thêm một
số nội dung không đúng quy
định về việc tuyển thẳng, chế
độ ưu tiên (như giải thi HS
giỏi cấp tỉnh, chứng chỉ ngoại
ngữ)” - công văn nêu rõ.
Đối với các tỉnhđãphêduyệt
kếhoạchvàphương thức tuyển
sinh vào lớp 10 THPT chưa
đúng quy định về tuyển thẳng,
chế độ ưu tiên phải điều chỉnh
bảo đảm đúng quy định.
Theo quy chế tuyển sinh
THCS, THPT, các đối tượng
được tuyển thẳng lớp 10 vào
các trường THPT công lập
nếu thuộc một trong bốn
nhóm sau: HS trường phổ
thông dân tộc nội trú; HS là
người dân tộc rất ít người; HS
khuyết tật; HS đoạt giải cấp
quốc gia và quốc tế về văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, cuộc thi khoa học kỹ
thuật cấp quốc gia dành cho
HS THCS và THPT.
Nếu thí sinh là con liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người
nhiễm chất độc hóa học, anh
hùng lao động, lực lượng vũ
trang, đang sống và học tập ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn sẽ được cộng
điểm khuyến khích. Mức
điểmdo địa phương quy định.
Nhóm thí sinh có giải
HS giỏi cấp tỉnh, TP hay có
chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
không được hưởng bất kỳ ưu
tiên nào.•
Nhiều địa phương điều chỉnh
phương án thi vào lớp 10
Các địa
phương đã
phải điều
chỉnh phương
án thi vào lớp
10 sau khi bị
BộGD&ĐT
“tuýt còi” việc
tuyển thẳng
và cộng điểm
ưu tiên đối
với chứng chỉ
ngoại ngữ.
Nếunhữngnămtrước, trong
phương án tuyển sinh vào lớp
10, một số địa phương tổ chức
4-5 môn thi thì năm nay đa số
giảm xuống chỉ còn ba môn.
Tiêu điểm
Quảng Bình bỏ tiếng Anh khỏi kỳ thi
lớp 10 THPT
UBND tỉnhQuảng Bình đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh
vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.
Theo đó, tỉnh này bỏmôn tiếng Anh khỏi kỳ thi, giữ lại hai
môn toán và ngữ văn. Số lượng môn thi chỉ còn hai môn.
Điểm xét tuyển = điểm thi môn ngữ văn + điểm thi môn
toán + tổng điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập
của bốn năm học cấp THCS + điểm ưu tiên.
TP.HCM “siết” việc đăng ký
nguyện vọng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM vẫn giữ ổn định
như các năm trước với ba môn thi bắt buộc gồm ngữ văn,
toán và ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhằm hạn chế tình trạng HS
đậu vào lớp 10 công lập nhưng không nhập học, Sở GD&ĐT
sẽ “siết”việc đăng ký nguyện vọng cũng như điều chỉnh
việc xét tuyển các nguyện vọng. Dự kiến kế hoạch tuyển
sinh đầu cấp sẽ được UBND TP.HCM phê duyệt và công bố
vào giữa tháng 3.
Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường THCSNguyễnHiền (quận 12, TP.HCM). Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
TOEFL (từ 65 điểm trở lên).
Tại tỉnhTuyên Quang, thực
hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT
và UBND tỉnh, Sở GD&ĐT
đã rà soát và đề nghị sửa đổi
một số điều của kế hoạch
tuyển sinh THCS, THPT và
giáo dục thường xuyên năm
học 2024-2025.
Theo đó, việc thực hiện
tuyển thẳng vào các trường
THPT trên địa bàn tỉnh thực
hiện đúng theo quy định của
Bộ GD&ĐT, không sử dụng
kết quả kỳ thi chọn HS giỏi
lớp 9 cấp tỉnh và các chứng
chỉ ngoại ngữ.
Cùng với đó, bãi bỏ hoàn
toàn chế độ cộng điểmkhuyến
khích trong tuyển sinh vào
các trường THPT trên địa
bàn tỉnh, không sử dụng kết
quả kỳ thi chọn HS giỏi lớp
Nhiều địa phương
đã phải điều chỉnh
phương án thi vào
lớp 10 để phù hợp
với quy chế tuyển
sinh THCS, THPT
mà Bộ GD&ĐT đã
ban hành.
9 cấp tỉnh và các chứng chỉ
ngoại ngữ.
UBNDtỉnhBìnhDươngcũng
vừa có công văn về việc điều
chỉnh kế hoạch, phương thức
tuyển sinh vào lớp 10 THPT
công lập và tư thục trong tỉnh
năm học 2024-2025.
Theo đó, sẽ bỏ hình thức xét
tuyển thẳng vào các trường
THPT trên địa bàn tỉnh đối
17 ý kiếnphảnbiệnvề dựánLuậtDi sảnvănhóa (sửađổi)
Ngày 12-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ
chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản
văn hóa (sửa đổi).
Tại hội nghị, GS-TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội
đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, đánh giá: “Hầu hết các
điều luật đều có hai chữ “phát huy” nhưng nội dung của
phát huy là phải làm gì? Phát huy như thế nào không thấy
quy định? Khuôn khổ pháp lý để phát huy giá trị di sản văn
hóa không thấy quy định đầy đủ, rõ ràng trong dự án luật”.
Đề cập đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật sửa
đổi, PGS-TS Bùi Xuân Đức cho rằng: “Luật Di sản văn
hóa phải điều chỉnh mọi quan hệ liên quan đến di sản.
Nó không chỉ quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản mà
phải là đi từ các quan hệ cơ bản nhất gắn với di sản là xác
nhận, công nhận, chứng nhận, khai thác, sử dụng rồi mới
đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản”.
Ông Trương Minh Tiến, thành viên Hội đồng tư vấn
Tôn giáo, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, kiến nghị việc xác
định quyền sở hữu, mua bán cổ vật cần có biện pháp quản
lý chặt chẽ hơn từ các ngành chức năng, làm được điều
này sẽ góp phần làm giảm tình trạng mất cắp hiện vật, cổ
vật ở các di tích lớn.
Cùng chủ đề, GS-TS Thái Vĩnh Thắng bày tỏ quy định
“không được kinh doanh” di sản văn hóa là không phù
hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, làm hạn chế quyền
sở hữu tài sản chính đáng của con người và công dân.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết hội
nghị đã ghi nhận 17 ý kiến phát biểu sôi nổi, tâm huyết
của các đại biểu tham gia góp ý vào dự án luật.
Qua đó, bà Ánh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu,
nghiên cứu các ý kiến này và tiếp tục hoàn thiện dự án
luật trước khi trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
VIẾT THỊNH
GS-TS TrầnNgọc
Đường, Chủ
nhiệmHội đồng
tư vấnDân chủ
và Pháp luật, Ủy
ban Trung ương
MTTQViệt Nam,
phát biểu
tại hội nghị.
Ảnh: VIẾT THỊNH