6
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư13-3-2024
Ngày 12-3, TAND TP Hà Nội đã xét xử và tuyên phạt bị
cáo Chu Thịnh Vượng (sinh năm 1968, ngụ quận Hoàng
Mai, TP Hà Nội) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Tổng cộng bị cáo đã chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng của hai
cá nhân.
Nội dung vụ án được tòa xác định: Đầu năm 2018, bà
Ma Thị B (khi đó là phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư
Techno Việt Nam) quen Vượng. Khi nói chuyện, Vượng
tự giới thiệu là cán bộ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), có
nhiều mối quan hệ trong ngành công an, quân đội.
Sau một thời gian, qua các phương tiện thông tin đại
chúng, bà B biết thông tin Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng (Bộ Quốc phòng) được phê duyệt làm chủ đầu tư dự
án san lấp khu vực còn lại thuộc khu đất xây dựng Nhà máy
đóng tàu Ba Son mới. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng
300 tỉ đồng.
Thấy Công ty CP Đầu tư Techno Việt Nam có năng lực
thi công nên bà B nhờ Vượng để xin thầu thi công dự án
này. Vượng nhận lời và nói bị cáo có quan hệ với anh của
nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, có thể xin cho bà B trúng
thầu. Đồng thời, bị cáo yêu cầu bà B chuẩn bị trước 2 tỉ
đồng. Bà B báo cáo lại lãnh đạo công ty.
Chiều 29-1-2018, tại quán cà phê đối diện cổng trụ sở
Bộ Tài chính, bà B và “sếp” đã gặp Vượng. Tại đây, Vượng
yêu cầu bà B chuyển 2 tỉ đồng để Vượng dẫn bà B đi gặp
lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Do không có sẵn tài chính nên
nhóm của bà B đã hỏi vay doanh nghiệp khác 80.000 USD,
tương đương tám cọc tiền mệnh giá 100 USD.
Đến 16 giờ cùng ngày, bà B cùng “sếp” đi ô tô mang
theo một túi nylon màu đen đến gặp Vượng, còn Vượng
ngồi trên ô tô riêng. Khi đi đến đầu đường Nguyễn Tri
Phương (quận Ba Đình, TP Hà Nội) thì Vượng bảo bà B
đưa tiền cho mình. Sau đó, Vượng dẫn theo hai người đến
khu vực cổng trụ sở Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, khi đến
cổng trụ sở thì cảnh vệ không cho vào. Do đó, Vượng bảo
họ đợi ở ngoài cổng, còn mình đi vào phía trong trụ sở Bộ
Quốc phòng.
Nhóm của bà B chờ mãi không thấy Vượng quay lại, gọi
điện thoại thì Vượng bảo đã đi tiếp khách, dặn bà B về nhà
đợi. Sau đó, bà B nhiều lần gọi điện thoại thúc giục nhưng
Vượng nại ra nhiều lý do khác nhau để trì hoãn. Do đó, bà
B đã yêu cầu Vượng trả tiền nhưng bất thành.
Qua xác minh, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đang
tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng dự án trên
nên chưa xác định được đơn vị trúng thầu. Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng không thông qua bất kỳ cá nhân nào để
mời thầu hoặc giới thiệu, quảng cáo về dự án trên. Công tác
lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định về
quản lý đấu thầu.
Ngoài hành vi trên, Vượng còn chiếm đoạt 80.000 USD
và hơn 1,4 tỉ đồng của ông Nguyễn Văn T (ở Vĩnh Phúc)
thông qua việc hứa hẹn “xin” dự án cải tạo, sửa chữa Quốc
lộ 2C.
BÙI TRANG
Giảmạo cánbộBộTài chính, lừadoanhnghiệp chi tiền chạydựán
SONGMAI -HỮUĐĂNG
N
gày 12-3, TANDTP.HCM tiếp
tục xét xử bị cáo Trương Mỹ
Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo
khác về những sai phạm xảy ra tại
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các
tổ chức có liên quan.
Phiên tòa tiếp diễn với phần xét
hỏi của VKS và luật sư (LS) đối
với các bị cáo.
Quyền quyết định, bố trí
nhân sự tại SCB
Trả lời LS, bị cáo Lan phủ nhận
hầu hết cáo buộc. Bị cáo khẳng định
không chỉ đạo thành lập các công
ty “ma”, không lên phương án vay
vốn khống, không thuê người đứng
tên các khoản vay... mà do người
của SCB thực hiện.
LS hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan về
người, cấp có thẩm quyền nào đã
kêu gọi hợp nhất ba ngân hàng (SCB
hình thành từ sự hợp nhất của ba
ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài
Gòn (cũ),NgânhàngTMCPViệtNam
Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCPĐệ
Nhất - theo cáo trạng). Bị cáo Lan
bật khóc, trình bày rằng do Ngân
hàng Nhà nước nhờ nên bị cáo đã
vận động bạn bè, người thân mua
đủ trên 65% cổ phần để việc hợp
Vụ Vạn Thịnh
Phát: Ai là
chủ thực sự
của SCB?
Cựu phó tổng giámđốc SCB trình bày
rằng đã “làmviệc với một tinh thần trung
thành tuyệt đối” nhưng khi nghe bị cáo
Lan trình bày tại tòa thì “thấy thất vọng
đã tin nhầmngười”.
nhất thành công, không ảnh hưởng
đến Ngân hàng Nhà nước và tiền tệ
quốc gia. Bị cáo đã cho mượn tài
sản và kêu gọi đối tác nước ngoài
gồm nhóm chuyên kinh doanh tài
chính ngân hàng và các tỉ phú trong
giới kinh doanh bất động sản.
LS hỏi về việc cáo trạng nêu bị
cáo Lan có quyền lực, có quyền
quyết định, bố trí nhân sự tại SCB.
Bị cáo Lan trả lời rằng bị cáo không
có nghiệp vụ ngân hàng nhưng “vì bị
cáo có tài sản, có 5% cổ phần, mọi
khó khăn đều giải quyết được hết
nên các anh em nghĩ bị cáo là chủ”.
Được xét hỏi, bị cáo Trương
Khánh Hoàng (cựu quyền tổng
giám đốc SCB) cho rằng mặc dù
Trương Mỹ Lan không giữ chức
vụ gì nhưng tầm ảnh hưởng của bà
lại rất lớn trong SCB. Hoàng cho
biết dưới góc nhìn của bị cáo thì
vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của
Trương Mỹ Lan thấy được từ việc
tái cơ cấu các khoản nợ của SCB;
hoạt động của ngân hàng đa phần
thuộc về nhóm của TrươngMỹ Lan.
Bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu chủ
tịch HĐQT SCB) cho biết có thể
Ngân hàng Nhà nước biết được
Trương Mỹ Lan có uy tín, năng
lực, chủ thực sự của SCB nên mời
tham gia tái cơ cấu…
Cựu lãnh đạo SCB thất
vọng về Trương Mỹ Lan
Trả lời xét hỏi, Trần Thị Mỹ Dung
(cựu phó tổng giám đốc SCB) bị
cáo buộc đã giúp sức tích cực cho
bị cáo Lan rút tiền của SCB. Bị cáo
Dung làm việc tại SCB từ năm 2010
(trước khi hợp nhất), trải qua nhiều
thời kỳ lãnh đạo. Bị cáo Dung trình
bày rằng đã “rất tin tưởng vào đạo
đức, tài năng của bà Lan”.
“Khi gặp chị Lan, bị cáo rất thần
tượng, làm việc với một tinh thần
trung thành tuyệt đối, sai gì làm đó.
Khi nghe chị Lan khai, bị cáo cảm
thấy thất vọng đã tin nhầm người.
Nhiều người khác cũng đã “lăn xả”
với SCB vì tin tưởng chị và hậu quả
là đã phạm tội” - bị cáo Dung nói.
Bị cáo Dung cũng thừa nhận giữa
năm 2022, theo sự chỉ đạo của bà
Lan, bị cáo đã lập bản báo cáo thực
trạng tài chính, dư nợ cho bà Lan.
Lúc đó, bà Lan có ra làm việc với
Chính phủ, báo cáo về tình hình của
SCB nên yêu cầu bị cáo Dung làm
thống kê này để đối chiếu với số
liệu dư nợ của các khoản vay thuộc
nhóm của bà Lan và các khoản vay
thông thường không liên quan đến
Vạn Thịnh Phát.
Cựu phó tổng giám đốc SCB cho
biết tiền giải ngân được sử dụng vào
việc trả nợ khoản vay cũ tại SCB,
rút tiền mặt, chi phí cho việc mua
các dự án Sài Gòn One Tower, Vạn
Thịnh Phát, Mũi Đèn Đỏ...
Trong đó, dự án Mũi Đèn Đỏ
(quận 7) được dùng làm tài sản
đảm bảo cho nhiều khoản vay. Dự
án này có quy mô khoảng 117 ha,
đến năm 2013 được phê duyệt quy
hoạch 1/500. Tuy nhiên, đến năm
2014, Luật Đầu tư sửa đổi nên lúc đó
thẩm quyền chấp thuận chủ trương
đầu tư dự án thuộc về Trung ương.
Do đó, đến thời điểm cho vay dự
án này chưa có chủ trương chấp
thuận đầu tư, trong khi tiến độ bồi
thường thì gần như hoàn thành (chỉ
còn vài hecta)...•
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đề nghị dùng 13 tài sản ngoài vụ án
để khắc phục hậu quả
Đối với 13 dự án nằm ngoài danh mục kê biên phong tỏa của cơ quan
điều tra mà con gái và các thành viên gia đình bị cáo Lan đã nộp, bị cáo
Lan cho biết đó là dự án của bạn bị cáo và mong được tạo điều kiện để
nói chuyện với bạn rồi mang vào khắc phục cho SCB.
LS hỏi: “Đối với 1.000 tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí xác nhận đảm
bảo hoàn trả, chị có đồng ý đảm bảo tiền chuyển về tài khoản phong
tỏa để khắc phục?”.
Bị cáo Lan xin HĐXX cho phép chuyển 1.000 tỉ đồng này đến SCB, vì
SCB đang rất cần tiền.
HĐXX cho biết không riêng gì bị cáo Trương Mỹ Lan mà đối với tất cả
bị cáo, HĐXX đều tạo điều kiện cho khắc phục hậu quả theo quy định của
pháp luật và khắc phục đến đâu thì HĐXX sẽ xem xét.
Trương Mỹ Lan
không biết công ty “ma”
nghĩa là gì
LS hỏi về cáo buộc dùng 1.000
công ty “ma” để thiết lập khoản vay,
sau đó bị cáo Lan rút tiền ra sử dụng,
bị cáo Lan trả lời rằng xin HĐXX xem
xét thật kỹ, bị cáo không biết công ty
“ma” nghĩa là gì.
“Các khoản vay đều có tài sản đảm
bảo và 1.000 công ty đó đều có tài
khoản, số dư” - bị cáo Lan nói.
Bị cáo Trương Khánh
Hoàng (cựu quyền tổng
giám đốc SCB) cho rằng
mặc dù Trương Mỹ Lan
không giữ chức vụ gì
nhưng tầm ảnh hưởng
của bà lại rất lớn trong
SCB.