052-2024 - page 12

12
Bệnh zona thần kinh tăng
sau dịch COVID-19
THẢOPHƯƠNG
B
à NTD (80 tuổi) điều trị
tại BVDa liễuTP.HCM
với chẩn đoán zona
thần kinh gây tổn thương da
niêm. Trước khi nhập viện
bảy ngày, bà thấy mệt đừ, đau
răng, lở miệng. Sau đó xuất
hiện thêm các mụn nước li
ti ở vùng má, lan dần khắp
nửa mặt phải.
Tự trị bệnh, cái sảy
nảy cái ung
Bà D tự đắp thuốc (không
rõ loại) trị bệnh tại nhà nhưng
không giảm. Bà được đưa đến
BVDa liễuTP.HCMtrong tình
trạng sốt cao, đaunửa đầuphải,
ù tai phải, nhiềumụnnướcmọc
thành chùm trên mặt, mụn đã
vỡ đóng mài đen.
Chưa hết, bà còn sưng phù
mi mắt, trợt loét niêm mạc
miệng. Bác sĩ (BS) cho bà điều
trị kháng sinh, kháng virus
(acyclovir), giảmđau và chăm
sóc tổn thương da tại chỗ.
Trường hợp tiếp theo là
bà PTBT (67 tuổi). Cách
lúc nhập viện bốn ngày, bà
T thấy vùng hông lưng nổi
bóng nước, đau nhức nhiều.
Bà tự mua thuốc thoa nhưng
không hết nên đến BVDa liễu
TP.HCM khám.
Theo cácBS, bàTnhập viện
với bệnh cảnh có nhiều mụn
nước, bóng nước mọc thành
chùm trên nền da đỏ ở vùng
hông lưng, lan đến bụng phải.
Một số bóng nước bị vỡ, tạo
thành các vết trợt da, rỉ dịch
vàng trong.
Bà T được điều trị kháng
sinh, giảm đau và chăm sóc
vết thương tại chỗ. Sau điều
trị, vùng da bệnh khô, lành
dần và giảm đau nhức.
Tại BV Quân y 175, bệnh
nhân nữ NTC (60 tuổi, ngụ
Bình Thuận) nhập viện trong
tình trạng bóng nước mọc
từng chùm trên nền da viêm
đỏ, trán sưng nề, mắt trái có
dịch đục, phù khôngmở được.
Sau khi được điều trị với
thuốc kháng sinh, kháng virus,
thuốc giảm đau thần kinh,
sinh tố nhóm B nâng cao thể
trạng và các thuốc bôi chống
nhiễm trùng tại chỗ... bệnh
nhân đã cải thiện.
Bệnh tăng sau dịch
COVID-19
BS CKII Bùi Mạnh Hà,
Phó Giám đốc BV Da liễu
TP.HCM, cho biết gần đây số
bệnh nhân đến khám và điều
trị zona thần kinh tại BV có
chiều hướng tăng, nhất là sau
dịch COVID-19.
“Trung bình mỗi ngày BV
tiếp nhận khám và điều trị
khoảng 10-15 ca, hầu hết đến
khám trong vài ngày đầu khi
nhận ra trên da có bất thường.
Một số trường hợp tự điều trị
ở nhà, khi đến khám bệnh
đã ở giai đoạn muộn, nhiễm
trùng và để lại di chứng” - BS
Hà chia sẻ.
Cũng theo BS Hà, một
phần nguyên nhân của bệnh
có thể do bệnh nhân stress,
căng thẳng tâm lý. Ngoài ra,
bệnh thường gặp hơn ở những
người suy giảm miễn dịch,
ghép tủy xương, hóa trị, xạ trị
ung thư, dùng corticosteroids
liều cao kéo dài, người lớn
tuổi có bệnh nền…
TheoBSTrầnVănTính,Chủ
nhiệm khoa Da liễu - Dị ứng
(BV Quân y 175), số lượng
khám, điều trị zona thần kinh
tại BVnăm sau tăng hơn năm
trước. Cụ thể, năm2021, 2022
và 10 tháng đầu năm 2023,
số ca khám điều trị lần lượt
là 576, 987 và 1.185 ca.
“Zona thần kinh hay gặp ở
người già, người suygiảmmiễn
dịch, đặc biệt ở người nhiễm
HIV/AIDS. Tỉ lệ người lớn
tuổi (trên 60 tuổi) đến khám,
điều trị zona thần kinh trong
10 tháng năm 2023 tại BV là
62%, cao hơn nhiều so với
hai năm trước liền kề” - BS
Tính thông tin.
Coi chừng biến chứng
nguy hiểm
BS CKII Võ Thị Đoan
Phượng, Trưởng khoa Lâm
sàng 1 (BVDa liễuTP.HCM),
cho hay zona thần kinh thường
lành tính. Các tổn thương da
phát triển nhanh trong 7-10
ngày, đóng mài và biến mất
hoàn toàn sau 2-4 tuần, không
để lại di chứng.
Đểphòngngừa zona thầnkinh, người dânnênđi khámsức
khỏeđịnhkỳ, phát hiện sớmcácbệnh lý ảnhhưởngđếnmiễn
dịch để điều trị sớm. Nên sinh hoạt điều độ, ăn uốngđủ chất,
tập thể dục thể thao thường xuyên nâng cao sức đề kháng.
Không tự ý sử dụng các nhóm thuốc chứa corticosteroids
liều cao, kéo dài khi chưa có chỉ định của BS chuyên khoa.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám chuyên khoa da
liễu, không tự điều trị bằng những phương pháp dân gian,
truyền miệng như khoán, đắp thuốc Nam…
BS CKII
BÙI MẠNH HÀ
,
Phó Giám đốc BV Da liễu TP.HCM
Bệnh zona thần
kinh hay gặp ở
người già, người suy
giảmmiễn dịch, đặc
biệt ở người nhiễm
HIV/AIDS.
Đời sống xã hội -
ThứNăm14-3-2024
“Tuy hiếm gặp nhưng vẫn
có một số ca nặng, có thể
gây tổn thương nội tạng. Do
đó, nếu phát hiện trễ, điều trị
không kịp thời, không đúng
cách có thể gặp biến chứng
nặng như viêm phổi, viêm
não - màng não, viêm gan,
điếc,mù...” -BSPhượng lưuý.
Cũng theo BS Phượng, di
chứng hay gặp ở bệnh nhân
zona thần kinh là đau thần kinh
sau zona, nhất là người trên 50
tuổi. Triệu chứng đau, dị cảmở
dacó thểkéodài vài tháng thậm
chí vài năm, gây mất ngủ, ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống.
BS Tính chia sẻ zona thần
kinh là bệnh nhiễm trùng bởi
virus varicella-zoster (virus
gây bệnh thủy đậu), người
lớn tuổi là nhóm rủi ro cao
hơn khi mắc bệnh.
Để phòng ngừa zona thần
kinh ở người cao tuổi, người
dân cần tiêm vaccine thủy
đậu để tránh mắc thủy đậu
tiến triển thành zona, có chế
độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Khi nghi ngờ mắc zona thần
kinh cần sớmđi khám chuyên
khoa để được phát hiện bệnh
và điều trị kịp thời.•
Gần đây,
bệnh nhân
là người cao
tuổi đến
khámvà điều
trị zona thần
kinh tại một
số bệnh viện
ở TP.HCMcó
chiều hướng
tăng so với
trước.
Tiêu điểm
Bệnh zona thần kinh thông
thường chỉ xảy ra một lần duy
nhất trong đời. Tuy nhiên, vẫn
có khoảng 1%-5% bệnh nhân
bị tái phát zona, thường xảy ra
ở những đối tượng suy giảm
miễn dịch.
Bộ Y tế gia hạn, cấp mới số đăng ký
hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có các quyết định gia
hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu
làm thuốc đối với gần 900 loại thuốc. Đồng thời ban hành
danh mục 193 thuốc nước ngoài được cấp, gia hạn giấy
đăng ký lưu hành tại Việt Nam và 15 biệt dược gốc khác.
Cụ thể, trong đợt gia hạn lần thứ 11 tại Quyết định 166/QĐ-
QLD ngày 12-3, Cục Quản lý dược đã công bố gần 900 loại
thuốc, nguyên liệu làmthuốc được gia hạn. Số thuốc, nguyên liệu
làm thuốc này được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31-12-2024.
Cùng với đó, cục cũng ban hành danh mục 193 thuốc nước
ngoài được cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
công bố danh mục 15 thuốc biệt dược gốc đợt 2 năm 2024.
Các sản phẩm thuốc trong nước và nước ngoài được
gia hạn số đăng ký thời gian qua khá đa dạng về nhóm
tác dụng dược lý. Bao gồm các thuốc điều trị ung thư, tim
mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, kháng virus, đường
hô hấp, kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm thông
thường... Bên cạnh đó còn có các loại vaccine, sinh phẩm
sử dụng nhiều trong khám chữa bệnh.
HX
Biến chứng nặng do bị lây thủy đậu
Ngày 13-3, thông tin từ khoa Bệnh nhiệt đới BV Nội
tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết gần đây BV tiếp
nhận nhiều ca mắc thủy đậu trên nền bệnh lý nội tiết
như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận…
Đáng lưu ý, hầu hết ca bệnh vào viện trong tình
trạng đường máu rất cao, rối loạn nước điện giải, cần
bù nước điện giải tích cực, kiểm soát đường máu bằng
thuốc tiêm mặc dù trước đó bệnh nhân chỉ cần uống
thuốc viên đường máu đã có thể kiểm soát tốt.
Điển hình là bệnh nhân VTO (nữ, ngụ Nam Định)
nhập viện với chẩn đoán: Thủy đậu bội nhiễm viêm
phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái tháo đường type 2,
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Khai thác bệnh sử cho thấy bệnh nhân bị đái tháo
đường, tăng huyết áp đã bảy năm, khám và điều trị
thường xuyên tại BV Nội tiết Trung ương. Một tuần
trước khi nhập viện, bệnh nhân (là giáo viên) có tiếp
xúc với hai học sinh mắc thủy đậu. Trước lúc nhập
viện hai ngày, bệnh nhân sốt cao 38-39 độ C kèm các
nốt phỏng nước ở miệng họng và rải rác toàn thân,
không ngứa.
Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm.
Tiếp đó bệnh nhân bị đau họng, ho có đàm, đau nhức
toàn thân; trên da nhiều nốt phỏng đã vỡ viêm tấy đỏ và
có mủ, tiểu tiện khó… nên được đưa đến BV Nội tiết
Trung ương điều trị.
Tại BV, bệnh nhân được bù nước điện giải bằng
đường truyền và uống, hạ sốt, kháng sinh tiêm truyền
đặc hiệu chống bội nhiễm, thuốc ức chế virus acyclovir;
tích cực kiểm soát đường huyết, huyết áp và các triệu
chứng đi kèm… Hiện sau năm ngày điều trị tích cực,
bệnh nhân đã diễn biến tích cực.
GIANG THANH
BS Võ Thị Đoan Phượng thămkhámcho bệnh nhân tại khoa Lâmsàng 1 BVDa liễu TP.HCM.
Ảnh: BVCC
Tình
trạng
của bệnh
nhânO
khi nhập
BVNội
tiết Trung
ương.
Ảnh:
BVCC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook