052-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 14-3-2024
em, tội phổ biến tài liệu phân biệt
chủng tộc, bài ngoại, tín ngưỡng,
tôn giáo qua hệ thống máy tính...
nhưng vẫn chưa được Việt Nam
xem xét tội phạm hóa.
Theo TS Thảo, cần phải nhanh
chóng tội phạm hóa đối với hành
vi phổ biến tài liệu khiêu dâm trẻ
em qua mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử. Bởi lẽ
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước
về quyền trẻ em năm 1989 và Nghị
định thư không bắt buộc bổ sung
Công ước quyền trẻ emvề việc buôn
bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn
hóa khiêu dâm trẻ em năm 2000.
Các văn bản này yêu cầu các quốc
gia thành viên phải bảo vệ trẻ em
nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi các
hành vi xâm hại tình dục nói riêng.
Việc BLHS năm 2015 vẫn chưa
tội phạm hóa cụ thể hành vi trên
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc
bảo vệ trẻ em cũng như không đáp
ứng các nghĩa vụ được đặt ra trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.
Theo đó, trong trường hợp một
người thực hiện hành vi này thì chỉ
có thể áp dụng Điều 326 BLHS năm
2015 về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy để truy cứu trách nhiệmhình
sự (TNHS) dù hành vi có tính chất
nguy hiểm cho xã hội cao hơn do
xâm phạm trực tiếp đến danh dự,
nhân phẩm của trẻ em.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung tội
danh phổ biến tài liệu khiêu dâm trẻ
em trên mạng máy tính, mạng viễn
thông hay phương tiện điện tử trong
BLHS năm 2015.
Bên cạnh đó, theo một số công
ước, một số hành vi để thực hiện
các hành vi phạm tội khác như
xâm phạm quyền tác giả và quyền
liên quan, rửa tiền, đánh bạc, mua
bán người, mua bán bộ phận cơ
thể người, mua bán trái phép vũ
khí đều bị coi là tội phạm CNTT
và cần phải được hình sự hóa dưới
tội phạm độc lập hoặc tình tiết định
khung tăng nặng TNHS.
Trong khi hiện nay, hầu hết các
tội này BLHS năm 2015 quy định
dưới hình thức tội phạmđộc lập. Chỉ
có tội đánh bạc (Điều 321 BLHS)
và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
(Điều 322 BLHS) có quy định tình
tiết sử dụng mạng Internet, mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội là tình tiết
định khung tăng nặng TNHS.
Do đó, để phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế cũng như đảm bảo
việc truy cứu TNHS phù hợp với
tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi cần xem xét bổ sung tình
tiết “sử dụng mạng Internet, mạng
máy tính, mạng viễn thông phương
tiện điện tử để phạm tội” là tình tiết
định khung tăng nặng đối với một
số tội phạm trong BLHS Việt Nam.
Nên quy định pháp nhân
cũng phải chịu TNHS
Cũng theo TS Trần Thanh Thảo,
cần bổ sung quy định về việc pháp
nhân thương mại phải chịu TNHS
về tội phạm CNTT. Vì các công
ước về tội phạm CNTT hiện nay
đều yêu cầu các quốc gia thành
viên phải truy cứu TNHS đối với
pháp nhân khi tội phạm CNTT do
cá nhân thực hiện vì lợi ích của pháp
nhân hoặc nhân danh pháp nhân và
cá nhân phạm tội là người đại diện
của pháp nhân đó.
Trong khi thực tiễn tạiViệt Namđã
xảy ra nhiều trường hợp pháp nhân
được thành lập chỉ nhằm mục đích
thực hiện một số tội phạm CNTT.
Tuy nhiên, BLHS năm 2015 chưa
quy định pháp nhân là chủ thể của
các tội phạm này nên việc truy cứu
TNHS chỉ đặt ra đối với các cá nhân
trực tiếp thực hiện tội phạm.
Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Ánh
YẾNCHÂU
N
gày 13-3, khoa Luật hình sự
Trường ĐH Luật TP.HCM
tổ chức hội thảo tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT), mạng viễn thông; những
hạn chế trong quy định, thực tiễn
áp dụng pháp luật và giải pháp
khắc phục.
Bảo vệ trẻ em khỏi các
hành vi xâm hại tình dục
Tại hội thảo, TS Trần Thanh Thảo
(Trường ĐH Luật TP.HCM) cho
rằng một số tội phạm CNTT được
quy định trong một số công ước, có
tính nguy hiểm cao cho xã hội như
tội phổ biến tài liệu khiêu dâm trẻ
TS Trần Thanh Thảo phát biểu tại hội thảo. Ảnh: YC
Đề xuất bổ
sung tội phổ
biến tài liệu
khiêudâmtrẻ
emtrênmạng
Theo các chuyên gia, cần bổ sung tội phổ
biến tài liệu khiêu dâm trẻ em trênmạng
máy tính, mạng viễn thông hay phương
tiện điện tử vào BLHS để phù hợp với
công ước quốc tế…
Hồng cho rằng qua nghiên cứu các
quy định của Luật hình sự Trung
Quốc thì các tội phạm liên quan
đến mạng máy tính, mạng viễn
thông theo BLHS Trung Quốc có
thể do cá nhân hoặc pháp nhân thực
hiện. BLHS Trung Quốc quy định
công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức công cộng thực hiện hành vi
nguy hại cho xã hội mà hành vi đó
được quy định là tội phạm thì phải
chịu TNHS.
Theo BLHS Trung Quốc, chủ thể
pháp nhân bao gồm công ty, doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức công cộng,
nghĩa là không giới hạn phạm vi
pháp nhân và giới hạn nhóm hay
loại tội phạm mà pháp nhân phải
chịu TNHS. Trong khi đó, BLHS
Việt Nam thì chủ thể pháp nhân
thương mại không được quy định
cho tội phạm lĩnh vực CNTT, mạng
viễn thông.
Theo TS Hồng, chủ thể phạm tội
nên được mở rộng ra cho pháp nhân
và không có sự giới hạn về loại pháp
nhân, loại tội phạm mà pháp nhân
bị truy cứu TNHS.•
PGS-TS NguyễnThị Phương Hoa (Trưởng khoa Luật hình sựTrường ĐH
Luật TP.HCM) cho rằng nếu bổ sung tội phổ biến tài liệu khiêu dâm trẻ
em trên mạng máy tính, mạng viễn thông hay phương tiện điện tử thì
phải cân nhắc việc xếp vào đâu, vào sau tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy hay nếu xác định đối tượng xâm phạm ở đây là trẻ em thì xếp trong
chương các tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe, sau tội sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Tuy nhiên, các tài liệu khiêu dâm có thể là hoạt hình, hình ảnh sáng
tạo nên không có một nạn nhân cụ thể, trong khi tội phạm xâm phạm
tính mạng, sức khỏe phải có một nạn nhân cụ thể. Vì vậy, khi tội phạm
hóa phải cân nhắc cả vấn đề này...
TS Trần Thanh Thảo cho
rằng cần xem xét bổ sung
tình tiết “sử dụngmạng
Internet, mạngmáy tính,
mạng viễn thông phương
tiện điện tử để phạm tội”
là tình tiết định khung
tăng nặng đối với một số
tội phạm.
Đang thụán chung thânvì giết người tình, tiếp tục gây án tại trại giam
TAND tỉnh Bình Thuận vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo
Trần Quang Tuyến (42 tuổi, trú Hà Tĩnh) về tội cố ý gây
thương tích. Theo cáo trạng, Trần Quang Tuyến là phạm
nhân đang chấp hành hình phạt tù chung thân tại trại giam
Huy Khiêm thuộc Cục C10, Bộ Công an (đặt tại huyện
Tánh Linh, Bình Thuận) về tội giết người và cướp tài sản.
Khoảng 21 giờ 30 ngày 27-8-2023, trong lúc sinh hoạt,
Tuyến dùng mền mắc trong buồng giam tạo thành cái
võng để nằm xem tivi.
Lúc này có phạm nhân Lê Thanh Hoàng (23 tuổi, trú Bình
Dương) là phạm nhân chấp hành án về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ cũng đang ngồi xem tivi
và không đồng ý cho Tuyến mắc võng vì ảnh hưởng đến tầm
nhìn. Hai bên có lời qua tiếng lại xúc phạm nhau nên Tuyến
đứng dậy dùng chân phải đá mạnh trúng vùng hàm dưới bên
trái của phạm nhân Hoàng, còn Hoàng đấm trúng mặt Tuyến.
Thấy vậy, các phạm nhân khác can ngăn.
Hoàng được đưa đến BV đa khoa khu vực Nam Bình
Thuận và chuyển đến BV Răng Hàm Mặt Trung ương (TP.
HCM) để điều trị thương tích. Tỉ lệ tổn thương cơ thể tại
thời điểm giám định là 11%.
HĐXX nhận định hành vi của Trần Quang Tuyến đã đủ
yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Tuyến là người
đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý nên phải chịu tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự tái phạm theo quy định.
Tuy nhiên, Tuyến khai báo thành khẩn, được bị hại xin
giảm nhẹ hình phạt nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự.
Trong quá trình đánh nhau, Lê Thanh Hoàng có dùng
tay đánh trúng vào mặt của Tuyến nhưng không để lại
thương tích và Tuyến cũng không có yêu cầu gì nên cơ
quan điều tra không xem xét là có căn cứ.
Từ đó, HĐXX quyết định tuyên phạt Tuyến ba năm tù
về tội cố ý gây thương tích, tổng hợp hình phạt chung là tù
chung thân. Theo hồ sơ vụ án mà Tuyến bị tuyên phạt tù
chung thân, Tuyến và chị ĐTT (sinh năm 1985, quê Ninh
Bình) cùng làm công nhân tại một công ty ở phường Tân
Định, thị xã Bến Cát, Bình Dương.
Hai người nảy sinh tình cảm và thường lén lút quan hệ
với nhau ngay tại công ty. Vào đêm 23-12-2014, Tuyến
và chị T ân ái ở khu vực nhà vệ sinh của công ty, chị T
hỏi nếu lỡ có thai thì Tuyến có bỏ vợ để cưới mình không.
Tuyến trả lời dứt khoát không bỏ vợ con.
Tức giận, chị T chửi Tuyến. Tuyến đã ra tay sát hại chị
T, lấy bông tai, lắc vàng của người tình rồi vứt thi thể nạn
nhân xuống mương thoát nước gần đó để phi tang.
Rạng sáng hôm sau, nhiều công nhân trong công ty
phát hiện thi thể nạn nhân và Tuyến đến cơ quan công an
đầu thú.
PHƯƠNG NAM
TrầnQuangTuyếntạiphiêntòa.Ảnh:PĐ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook