7
Ngày 13-3, TAND TP Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án
xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông
hoặc phương tiện điện tử của người khác do có kháng nghị
của VKSND TP Hà Nội về vấn đề tội danh của bị cáo.
HĐXX phúc thẩm cho rằng tòa cấp sơ thẩm đã xác
định đúng tội danh nên bác kháng nghị của VKS, tuyên
y án sơ thẩm.
Theo nội dung vụ án, anh Nguyễn Hoàng Tú (ở Hà
Nội) là trưởng nhóm Tradecoinx1000BTC và SunWale-
tcx1000BTC trên ứng dụng Telegram, chuyên cung cấp
các thông tin về dự án
tiền điện tử.
Ngày 13-11-2021, anh Tú đăng thông tin trên nhóm về
dự án Nodle để mọi người tìm hiểu. Ngày 21-11-2021,
anh Tú và anh Nguyễn Duy Quang tạo ví điện tử để
những nhà đầu tư chuyển tiền điện tử USDT vào. Sau đó,
anh Tú và anh Quang giao cho Nguyễn Thị Ngân quản lý
ví điện tử trên. 81 nhà đầu tư đã tham gia đầu tư vào ví
điện tử trên với tổng số 106.337 USDT, trong đó có nhiều
nhà đầu tư chưa xác định rõ nhân thân.
Sáng 23-11-2021, chị Ngân đến nhà trọ của bị cáo
Nguyễn Tiến Trang. Khoảng 13 giờ cùng ngày, chị Ngân
được anh Tú giao quản lý ví điện tử trên và cụm 12 chữ
(Private key) của ví điện tử để đối soát những người
chuyển tiền điện tử USDT vào ví. Đến 18 giờ cùng ngày,
chị Ngân cho Trang xem ví điện tử của nhóm đầu tư dự
án tiền ảo. Trang xem nội dung tin và nhớ được 12 chữ
Private key.
Khoảng 3 giờ ngày 24-11-2021, bị cáo vào ứng dụng
Trust (là ứng dụng để lưu trữ tiền điện tử hay còn gọi là
“ví nóng” trên điện thoại) và nhập 12 chữ bảo mật tài
khoản ví điện tử trên.
Sau khi truy cập thành công, Trang đã chuyển 106.337
USDT sang ví điện tử của mình để chiếm đoạt. Tiếp đó,
thông qua một số người khác, Trang tiếp tục chuyển số
tiền ảo trên để rút tiền mặt được hơn 2,3 tỉ đồng.
Với hành vi trên, Trang đã bị cấp sơ thẩm truy tố và
tuyên phạt sáu tháng tù về tội xâm nhập trái phép vào mạng
máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của
người khác theo điểm c khoản 3 Điều 289 Bộ luật Hình sự.
Theo bản án sơ thẩm, hành vi của Trang là cố ý xâm
nhập trái phép vào mạng máy tính, phương tiện điện tử
của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản để thu lợi bất
chính hơn 2,3 tỉ đồng.
Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không
những xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về
đảm bảo an toàn mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số của người khác, xâm phạm đến
tài sản riêng sở hữu hợp pháp của công dân được pháp
luật bảo hộ mà còn gây mất trật tự trị an xã hội.
Sau phiên tòa sơ thẩm, VKS cấp phúc thẩm đã kháng
nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm để truy tố bị cáo về tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
BÙI TRANG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 14-3-2024
Lợi dụng sơ hở của người bạn, bị cáo nhanh trí nhớmã số bảomật
chiếmđoạt tiền điện tử. Ảnh: TT
phát hiện, xử lý của các cơ quan
chức năng, Trương Mỹ Lan chỉ đạo
thân tín lập phương án thực hiện
việc giải quỹ bằng việc lập hợp
đồng hứa chuyển nhượng cổ phần
khống để có thể sử dụng tiền mà
không bị các cơ quan chức năng
kiểm tra, xử lý, đồng thời né tránh
việc phải nộp thuế theo quy định
của pháp luật. Đồng thời, phối
hợp với Nguyễn Phương Hồng,
Trương Khánh Hoàng, Trần Thị
Mỹ Dung và nhân viên SCB cho
các cá nhân được thuê đứng tên
người thụ hưởng khoản vay, đứng
tên cổ phần… đến ngân hàng ký
chứng từ rút, nộp tiền.
Cho tiền tỉ nhưng không
nhớ cho ai, cho bao nhiêu
Theo cáo trạng, bị cáo Bùi Anh
Dũng (cựu chủ tịch HĐQT SCB)
được bị cáo Trương Mỹ Lan cho
20 tỉ đồng vào năm 2020, đến năm
2021 thưởng Tết thêm 20 tỉ đồng.
Tuy nhiên, tại tòa bị cáo Lan nói:
“Không nhớ cho 20 tỉ đồng hay
40 tỉ đồng”.
Bị cáo Dũng thì khai khi làm chủ
tịch HĐQT SCB nhận thù lao 180
triệu đồng/tháng. Thời điểm nhận
chức vụ từ tháng 12-2020, bị cáo
không nhận được kết luận thanh
tra của Ngân hàng Nhà nước (ban
hành tháng 11-2020) nêu rất nhiều
sai phạm của SCB, nếu bị cáo biết
thì sẽ không nhận chức vụ này.
Bị cáo Dũng không phải là trường
hợp duy nhất được bị cáo Trương
Mỹ Lan cho tiền mà “không nhớ”.
Tại tòa, khi được LS hỏi có cho cựu
quyền tổng giám đốc SCB Trương
Khánh Hoàng 10 triệu cổ phần
(tương đương 100 tỉ đồng) không
SONGMAI -HỮUĐĂNG
N
gày 13-3, TAND TP.HCM
tiếp tục xét xử bị cáo Trương
Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị
cáo khác về những sai phạm xảy ra
tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các
tổ chức có liên quan.
Phiên tòa tiếp tục với phần xét
hỏi của các luật sư (LS) đối với các
bị cáo để làm rõ quá trình giải quỹ
để cắt đứt dòng tiền sau khi SCB
giải ngân.
Chiêu thức cắt đứt dòng
tiền sau giải ngân
Theo các bị cáo, hoạt động giải
quỹ là làm các thủ tục để chuyển
tiền ra khỏi tài khoản thụ hưởng
mà trước đó SCB đã giải ngân
theo phương án vay vốn. Sau khi
tiền giải quỹ ra thông qua các hợp
đồng hứa chuyển nhượng cổ phần
có quay lại hay không và sau đó đi
đâu thì các bị cáo không rõ.
Bị cáo Nguyễn PhươngAnh (cựu
phó tổng giám đốc Công ty Sài
Gòn Peninsula) có lời khai tại cơ
quan điều tra về mục đích của các
lần giải quỹ: “Mục đích giải quỹ
tùy thuộc vào mỗi người trong Vạn
Thịnh Phát. Tuy nhiên, theo tôi là
vì dòng tiền cần sử dụng trong Vạn
Thịnh Phát hằng ngày rất lớn, hàng
trăm đến hàng ngàn tỉ đồng”. Tại
tòa, khi luật sư công bố lời khai
này, bị cáo Phương Anh xác nhận
lời khai này là đúng.
Cáo trạng xác định để hợp thức
việc rút tiền đã được SCB giải
ngân theo phương án khống, cắt
đứt, che giấu dòng tiền, tránh sự
Các bị
cáo tại
phiên
tòa.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những
đồng tiền một đi không trở lại
Bị cáo TrươngMỹ Lan thừa nhận có việc cho tiền tỉ nhưng không nhớ hết đã từng cho ai, cho bao nhiêu
vì bị cáo chỉ biết cho chung những ai làmở SCB.
thì bị cáo Lan nói không nhớ hết
đã từng cho ai, cho bao nhiêu vì bị
cáo chỉ biết cho chung những ai
làm ở SCB, còn phân chia ra sao
thì là chuyện của SCB. “Những
số tiền đã cho rất nhỏ với tôi” - bị
cáo Lan nói.
Bị cáo Lan xin HĐXX được giải
thích thêm rằng trước khi niêm yết
cổ phiếu SCB lên sàn chứng khoán
bà có cho toàn thể nhân viên cổ phần
của mình, bao gồm cả bảo vệ, nhân
viên vệ sinh.
Bị cáo Trương Khánh Hoàng cho
biết đối với 10 triệu cổ phần được bà
Lan cho khi đã nghỉ việc, Hoàng đã
bán bớt, còn lại 9,82 triệu cổ phần
xin tự nguyện nộp lại cùng với phần
mua thêm 300.000 cổ phiếu để khắc
phục thiệt hại.•
Dùngmã số bảomật, trộmhơn2 tỉ đồng tiềnđiện tử
Trương Mỹ Lan chỉ đạo
lập phương án giải quỹ
bằng việc lập hợp đồng
hứa chuyển nhượng cổ
phần khống để có thể sử
dụng tiền mà không bị
kiểm tra, xử lý, đồng thời
né nộp thuế.
10 năm “rút ruột” của SCB hơn 1.000.000 tỉ đồng
Cáo trạng thể hiện bị cáo Trương Mỹ Lan tuyển chọn người vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt tại SCB, trả
lương 200-500 triệu đồng/tháng và tặng thưởng tiền, cổ phần SCB để “thu phục”. Những cựu lãnh đạo SCB như
Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ
Dung đã giúp bị cáo Lan
“
rút ruột
”
của SCB hơn 1.066.600 tỉ đồng trong 10 năm.
Trong đó, bị cáo Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỉ đồng. Đây là tiền người
dân, khách hàng gửi. Hiện ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỉ đồng. Như vậy, bị cáo
Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 498.000 tỉ đồng.
Trương Khánh Hoàng bị cáo buộc giúp bị cáo Lan rút hàng trăm ngàn tỉ đồng trái luật khỏi SCB, bị truy tố về
tội tham ô tài sản với vai trò đồng phạm. Bị cáo làm việc tại SCB trong gần ba năm với các chức vụ phó tổng
giám đốc phụ trách khối tái thẩm định; phó tổng giám đốc thường trực phụ trách quản lý khối doanh nghiệp
và quyền tổng giám đốc SCB (từ tháng 5-2021 đến tháng 8-2022).