053-2024 - page 5

5
Đại tá Bùi Văn Bền
khẳng định quân
và dân sẽ xây dựng
Trường Sa thành
trung tâm kinh tế,
văn hóa, xã hội, là
thành trì bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của
Tổ quốc.
Thời sự -
ThứSáu15-3-2024
NHÓMPV
N
gày14-3,TỉnhủyUBND
tỉnh Khánh Hòa đã tổ
chức lễ tưởng niệm 64
cán bộ, chiến sĩ Hải quân
nhân dân Việt Nam (VN) đã
anh dũng hy sinh trong cuộc
chiến bảo vệ đảo Gạc Ma vào
ngày 14-3-1988.
“36 năm ngày
các anh hy sinh”
Đông đảo cán bộ, chiến sĩ,
nhân dân đã đến tưởng niệm
những liệt sĩ đã anh dũng hy
sinh để bảo vệ chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh
Khánh Hòa có ông Nguyễn
Hải Ninh, Bí thưTỉnh ủy; ông
Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch
UBND tỉnh. Đoàn đại biểu đã
dâng hoa, dâng hương trước
tượng đài “Những người nằm
lại phía chân trời”.
Tiếp đó, bà Cù Thị Hậu,
ôngĐặngNgọcTùng, nguyên
lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao
độngVN, cũng đã dâng hương
tưởng nhớ các liệt sĩ.
“Tôi rất xúc động đến viếng
các anh hùng của chúng ta 36
năm ngày các anh hy sinh.
Chúng tôi mong rằng đất nước
chúng ta luôn được bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân
cả nước luôn đoàn kết, giữ
gìn trọn vẹn biển, đảo của
Tổ quốc” - ông Đặng Ngọc
Tùng chia sẻ.
Sau đó, đoàn lãnh đạo, chỉ
huy, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân
cũngđãthànhkínhdânghương,
dâng hoa tưởng nhớ các anh
hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc.
Theo Đại tá Bùi Văn Bền,
Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4
Hải quân, trong cuộc chiến
đầy cam go để bảo vệ chủ
quyền của Tổ quốc đã sáng
ngời những tấm gương anh
dũng hy sinh của cán bộ,
chiến sĩ Hải quân nhân dân
VN anh hùng.
“Cầu mong anh linh các
anh hùng liệt sĩ tiếp thêm sức
mạnh cho dân tộc ta, quân
đội ta và Hải quân nhân dân
VN để xây dựng Trường Sa
trở thành thành trì vững chắc
bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của Tổ quốc” - Đại tá Bùi
Văn Bền nói.
Tiếp nối truyền thống
giữ nước bất khuất
36 năm qua kể từ ngày
14-3-1988, Đảng, Nhà nước
đài. Tôi có cảm giác như
mình đang đến rất gần với
ba và đồng đội. Xin hứa với
anh linh của ba và đồng đội,
tôi luôn cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ, góp phần bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn truyền thống
cách mạng của gia đình” -
Thiếu tá Trần Thị Thủy, con
gái liệt sĩ Trần Văn Phương
đã hy sinh trong cuộc chiến
bảo vệ đảo Gạc Ma, chia sẻ.
Cùng ngày, Ban liên lạc bộ
đội Trường SaTPĐà Nẵng và
Ban liên lạc Hội Cựu chiến
Xúc động tại các lễ tưởng niệm
64 chiến sĩ Gạc Ma
và nhân dân luôn khắc ghi,
tri ân sâu sắc những cán bộ,
chiến sĩ hải quân đã anh dũng
hy sinh trong cuộc chiến bảo
vệ đảo Gạc Ma. Nhiều đồng
đội từng công tác, chiến đấu ở
Trường Sa cũng về khu tưởng
niệm dâng hương tưởng nhớ
các anh hùng liệt sĩ.
“Hôm nay là ngày giỗ của
ba tôi và các liệt sĩ đã ngã
xuống trong cuộc chiến bảo
vệ chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc, tôi rất xúc động khi
đến dâng hương trước tượng
binh công binh hải quân TP
Đà Nẵng đã tổ chức lễ dâng
hương tưởng niệm, tri ân 64
liệt sĩ đã hy sinh trong trận
chiến Gạc Ma.
Tại đình Nại Nam, nơi đặt
bia tưởng niệm các anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh qua các thời
kỳ của phường Hòa Cường
Bắc, quận Hải Châu, trong
đó có tên bảy liệt sĩ là con
em địa phương hy sinh trong
trận chiến Gạc Ma, Ban liên
lạc bộ đội Trường Sa TP Đà
Nẵng giai đoạn 1984-1988,
thân nhân gia đình 10 liệt sĩ
tại TP Đà Nẵng và đông đảo
người dân đã đến thắp hương
tưởng niệm.
Bà Lê Thị Lan (82 tuổi, ngụ
quận SơnTrà) vừa thắp hương
tưởng nhớ vừa cầu mong tìm
được phần xương cốt của con
trai để về xây mộ trước khi bà
nhắmmắt xuôi tay. Bà Lan là
mẹ liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc
đã hy sinh trong trận chiến
Gạc Ma.
ÔngNguyễnVănTấn,Trưởng
Gắn biển tên đường mang tên liệt sĩ
Trần Văn Phương
Sáng cùng ngày, chính quyền thị xã Ba Đồn cùng Ban liên
lạc cựu binh Gạc Ma đã tổ chức gắn tên đường mang tên
liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo đá
Gạc Ma, người đến lúc ngã xuống tay vẫn giữ chặt cán cờ
Tổ quốc cắm trên đảo.
Tuyến đường mang tên liệt sĩ Trần Văn Phương nằm ở
tổ dân phố Mỹ Hòa, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn,
Quảng Bình. Con đường có chiều dài khoảng 1 km, hướng
từ phía nhà liệt sĩ TrầnVăn Phương chạy dọc bờ sông Gianh
dẫn ra cửa biển.
Cuộc chiến bảo vệ đảo GạcMa đã đi vào lịch sử dân tộc, làmột dấu ấn không bao giờ phai trong tâm trí
củamỗi người dân Việt Nam.
Ban liên lạc bộ đội Trường Sa
TP Đà Nẵng giai đoạn 1984-
1988, cho biết đây là hoạt động
thường niên được tổ chức vào
dịp 14-3. Mỗi năm, đến ngày
này, nhiều cựu binh từng công
tác tại Trường Sa đều tập trung
về đây để chia sẻ với thân nhân
các gia đình liệt sĩ.
Ngoài ra, UBND phường
Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn,
Quảng Bình đã phối hợp với
Ban liên lạc cựu binh GạcMa
tổ chức lễ tưởng niệm 36 năm
sự kiện Gạc Ma.
Theo Ban liên lạc cựu binh
Gạc Ma, Quảng Bình là một
trong những địa phương có
số liệt sĩ anh dũng hy sinh tại
đảo Gạc Ma nhiều nhất với
13 liệt sĩ.
Cuộc chiến ở đảo Gạc Ma
đã đi vào lịch sử dân tộc, là
một dấu ấn không bao giờ phai
trong tâm trí của mỗi người
dân VN. Những người lính
đầy nhiệt huyết, trách nhiệm
và dũng cảm đã nằm lại giữa
biển khơi để bảo vệ chủ quyền
tại các đảo đá GạcMa, Cô Lin
và Len Đao thuộc quần đảo
Trường Sa. Ý chí quật cường
của các anh đã trở thành tượng
đài bất tử về chủ nghĩa anh
hùngcáchmạng, tiếpnối truyền
thống đấu tranh giữ nước bất
khuất của dân tộc VN.•
Tiêu điểm
Ngày 14-3, có 30 đoàn đăng
ký đến dâng hương tưởng nhớ
64chiếnsĩhảiquânđãanhdũng
hy sinh trong cuộc chiến bảo
vệ đảo Gạc Ma năm 1988. Khu
tưởng niệmchiến sĩ GạcMa tại
huyệnCamLâm(KhánhHòa)đã
trở thành địa chỉ đỏ của quân
dân cả nước.
Các đoàn đến dâng hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ hải quân trong cuộc chiến bảo vệ đảoGạcMa năm1988. Ảnh: XUÂNHOÁT
ÔngNguyễnHải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy KhánhHòa, dâng hoa, dâng hương trước tượng đài
“Những người nằm lại phía chân trời”. Ảnh: XUÂNHOÁT
Các ban liên lạc cựu chiến binh TPĐàNẵng tổ chức lễ dâng hương
tưởng niệm, tri ân 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiếnGạcMa.
Ảnh: MINHTRƯỜNG
Thiếu tá Trần Thị Thủy, con gái liệt sĩ Trần Văn Phương, đến dâng
hương cho cha và các đồng đội của cha. Ảnh: XUÂNHOÁT
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook