7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu15-3-2024
HỮUĐĂNG
N
gày 14-3, TAND TP.HCM tiếp
tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan
(cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát) cùng 85 bị cáo khác về những sai
phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát, Ngân hàng TMCPSài Gòn (SCB)
và các tổ chức có liên quan.
Phiên tòa hôm qua, HĐXX lưu ý các
bị cáo rằng nếu những câu hỏi nào bất
lợi cho mình hoặc bản thân không rõ
thì có thể không trả lời.
“Sếp” nói không chỉ đạo
che giấu sai phạm của SCB
Các luật sưcủabị cáoĐỗThịNhàn (cựu
cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân
hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), trưởng đoàn thanh tra
SCB) xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Hưng
(cựu phó chánh thanh tra phụ trách cơ
quan thanh tra, giám sát ngân hàng,
NHNN). Bị cáo Hưng thừa nhận “có
trách nhiệm khi là người chấp thuận các
báo cáo của đoàn thanh tra”.
Tuy nhiên, bị cáo Hưng cho biết với
vai trò là phó chánh thanh tra, bị cáo
không chỉ đạo bị cáo Nhàn sửa số liệu,
làm sai lệch kết quả về thực trạng yếu
kém và những sai phạm của SCB.
“Bị cáo không chủ động chỉ đạo bà
Nhàn sửa số liệu trong báo cáo gửi
NHNN. Bị cáo chỉ phụ trách ký quyết
định thành lập và chỉ đạo thanh tra, chứ
không trực tiếp đi thanh tra” - bị cáo
Hưng trình bày.
Riêng về tính trung thực của kết quả
báo cáo, ông Hưng cho biết điều này
phụ thuộc vào đoàn thanh tra và trưởng
đoàn ký với tư cách đại diện.
“Theo quy định của pháp luật thì tôi
ra quyết định thanh tra, còn đoàn thanh
tra phải có trách nhiệm thực hiện thanh
tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê
duyệt. Sau khi thanh tra hai lần, tôi đã
nhận được các báo cáo này, còn việc
báo cáo của đoàn thanh tra (do trưởng
đoàn Đỗ Thị Nhàn ký báo cáo) có trung
thực hay không thì trong cáo trạng và
kết luận điều tra đã nêu rõ nên không
trả lời lại” - bị cáo Hưng nói.
“Lính” khai nhận chỉ đạo sửa
các hệ số an toàn của SCB
Trong khi đó, bị cáo Đỗ Thị Nhàn
cho rằng “nhận chỉ đạo từ ông Hưng để
chỉnh sửa số liệu SCB”. Cụ thể, bị cáo
Nhàn dẫn chứng: “Các báo cáo thanh
tra được hoàn thành vào ngày 11-1-2018
đã được trình lên anh Hưng kèm theo
hai tờ trình. Tại các tờ trình, đoàn thanh
tra đã đề nghị anh Hưng thành lập một
bộ phận độc lập với đoàn để kiểm tra
lại và tham mưu trước khi ban hành dự
VụVạn ThịnhPhát:
Trưởngđoàn thanh tra và
“sếpphó”đổ lỗi chonhau
Trưởng đoàn thanh tra ĐỗThị Nhàn nói nhận chỉ đạo từ cựu phó chánh
thanh tra Nguyễn VănHưng để chỉnh sửa số liệu thực trạng yếu kém của
SCB nhưng ông Hưng phủ nhận.
Bị cáoNguyễn VănHưng và bị cáoĐỗ Thị Nhàn đổ lỗi cho nhau tại phiên tòa.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Trách nhiệm báo cáo cảnh báo của ban kiểm soát
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lưu Quốc Thắng (cựu trưởng Ban kiểm soát SCB)
tập trung xét hỏi các bị cáo từng là lãnh đạo SCB để làm rõ trách nhiệm báo cáo
cảnh báo của ban kiểm soát.
Luật sư cho biết các bản khai trong quá trình điều tra và trong hồ sơ vụ án thể
hiện tại thời điểm Lưu Quốc Thắng làm trưởng Ban kiểm soát SCB, hằng tháng đều
có các báo cáo cảnh báo về nhiều vi phạm trong các khoản vay, tuy nhiên ban lãnh
đạo ngân hàng đều không có phản hồi.
Cựu tổng giámđốc và cựu chủ tịchHĐQT SCB đều khai“không nhớ có nhận được
các báo cáo từ ban kiểm soát hay không”.
Còn bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) thì khai trong
thời gian làm quyền tổng giám đốc có nhận được các văn bản báo cáo của kiểm
toán nội bộ và ban kiểm soát. Sau khi nhận được những kiến nghị này, Hoàng cũng
đã phân công cho cấp dưới đi kiểm tra và HĐQT cũng đã tổ chức các cuộc họp liên
quan đến các vấn đề này.
“Những vấn đề mà anh Thắng nêu không phải là không đúng, mà trong đó có
cả những khách hàng bên ngoài và khách hàng vay của nhóm chị Lan. Do đó, khi
nhận được các báo cáo này, bị cáo đã phân công cho cấp dưới đi kiểm tra các khoản
vay tại các chi nhánh” - Hoàng trình bày.
Bị cáo Văn trình bày rằng
đến lần đưa tiền thứ ba, khi
bị cáo Nhàn không có ở nhà,
bị cáo Văn được bị cáo Nhàn
cho mật khẩu để đặt thùng
xốp đựng tiền vào nhà.
thảo kết luận thanh tra nhưng anh Hưng
không thực hiện.Anh Hưng chỉ đạo sửa
các hệ số an toàn của SCB. Sau đó, tôi
đã chỉ đạo cấp dưới sửa trong báo cáo
kết luận thanh tra. Đồng thời, trong cáo
trạng và kết luận điều tra cũng đã nêu
rõ vấn đề này”.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn cũng trình bày
thêm tại thời điểm ban hành Kết luận
thanh tra số 3959 ngày 4-12-2018, nếu
SCB thực hiện nghiêm những kiến nghị
tại kết luận thanh tra đó thì đã không
có chuyện như hôm nay.
Bà Nhàn cũng trình bày rằng bà rất
xấu hổ về việc đã nhận 5,2 triệu USD.
Việc nhận tiền là một phút nông nổi,
dẫn đến việc không thể chấp nhận được.
Bà Nhàn tiếp tục khẳng định sau bốn
lần nhận tiền từ Võ Tấn Hoàng Văn (cựu
tổng giám đốc SCB), bà gọi Văn đến
để trả lại nhưng Văn không đến nhận.
Còn bị cáo Văn thì trình bày rằng đến
lần đưa tiền thứ ba, bị cáo Văn được bị
cáo Nhàn cho mật khẩu để đặt thùng
xốp đựng tiền vào nhà.•
Đườngdâymuabánbộ
phậncơ thểngườinúp
bónghiếntặnggan, thận
Ngày 14-3, TAND TP Hà Nội xét xử và tuyên phạt
bị cáo Nguyễn Phương Hồng 15 năm tù về tội mua
bán bộ phận cơ thể người.
Cùng tội danh trên, các bị cáo Thàng Văn Thân bị
phạt 13 năm tù, Thái Phúc Bình 12 năm tù, Đường
Khắc Nghĩa chín năm tù, Nông Văn Thức chín năm tù,
Lê Văn Tứ bảy năm tù.
Theo hồ sơ vụ án, các bị cáo Nghĩa, Thức, Thân,
Tứ đều làm nghề dịch vụ lái xe đưa đón bệnh nhân tại
BV Hữu nghị Việt Đức nên quen biết nhau.
Quá trình làm việc tại đây, các đối tượng biết có
nhiều bệnh nhân bị suy gan, suy thận có nhu cầu mổ
ghép, thay gan, thận nên đã tìm kiếm những người có
nhu cầu bán gan, thận để thỏa thuận việc mua bán bộ
phận cơ thể người nhằm hưởng lợi tiền công môi giới.
Sau khi tìm được các cặp ghép gan, thận phù hợp,
các đối tượng sẽ làm trung gian, thỏa thuận giá bán,
giá mua gan, thận với các bên.
Để hợp thức hóa thủ tục, các đối tượng hướng
dẫn người có nhu cầu bán gan, thận làm thủ tục hiến
tặng có xác nhận của UBND xã, sau đó nộp đăng ký
hiến gan, thận tại BV Trung ương Quân đội 108, BV
Quân y 103, BV Hữu nghị Việt Đức.
Quá trình môi giới mua bán thận, bốn bị cáo còn
quen biết thêm Nguyễn Phương Hồng và một số cá
nhân khác qua công việc môi giới. Tổng cộng từ tháng
4 đến tháng 9-2022, các bị cáo đã thực hiện năm vụ
môi giới mua bán thận và một vụ mua bán gan.
Trong đó, năm 2022, ông Ninh Văn H (ở TP.HCM)
cần tìm người hiến gan và đã phải chi số tiền gần 1,8 tỉ
đồng để được ghép gan. Người môi giới trong vụ mua
bán này là Bình, Thân, Hồng. Họ đã đăng tin trên các
trang mạng xã hội với nội dung “hiến gan, hiến thận
tuổi đời 18-25, nhóm máu A, B, O giá cao”.
Do làm ăn thua lỗ, anh Nguyễn Tuấn H có nhu cầu
bán gan lấy tiền trả nợ nên đã vào trang mạng xã hội
Facebook “Hiến gan, thận” tìm thông tin. Thông qua
đó, anh H đã trao đổi gặp nhóm bị cáo Hồng để làm
xét nghiệm xác định sự tương thích.
Sau đó, anh H được hướng dẫn về UBND xã xin
xác nhận làm thủ tục hiến gan. Sau ca mổ, anh H được
nhận 528 triệu đồng. Bị cáo Hồng khai các khoản chi
phí như viện phí mổ, chi phí xét nghiệm, thuê người
chăm sóc… hết 450 triệu đồng, còn lại các bị cáo chia
nhau hưởng lợi.
Một trường hợp khác, qua tìm hiểu, anh Lê Gia K
(ở Hà Nội) bị suy thận giai đoạn cuối đã liên hệ với
bị cáo Thức thỏa thuận giá mua thận để ghép là 729,5
triệu đồng.
Cùng thời gian đó, anh Tạ Văn V (ở Thái Nguyên)
muốn bán thận để có tiền trang trải cuộc sống nên
đã lên mạng xã hội Facebook tìm thông tin. Thấy có
số điện thoại, anh V đã gọi điện liên hệ, giá bán là 390
triệu đồng.
Ngày 6-7-2022, ca phẫu thuật ghép thận diễn ra
tại một bệnh viện. Ngay khi đó, vợ anh K đã chuyển
khoản số tiền đã thỏa thuận cho bị cáo Thức.
Ngoài số tiền trả cho anh V như đã thỏa thuận, các
bị cáo khai đã chi các khoản khám bệnh, xét nghiệm
và ăn ở sinh hoạt cho anh V, còn lại chia nhau.
BÙI TRANG
Lợi dụng việc hiến tặng gan thận, các bị cáo tổ chứcmua bán
bộ phận cơ thể người. Ảnh: TT