059-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu 22-3-2024
Lợi ích nhiều bề khi đưa thương lái
vào chuỗi lúa gạo
Thương lái cũng chịu nhiều rủi ro, sóng gió trên thương trường như bao nông dân phải bỏmặc nông sản
trên đồng, trong vườn.
ANHIỀN
Đ
ể góp phần đảm bảo
hoạt động sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu
lúa gạo lành mạnh và hiệu
quả cao, trong Chỉ thị 10 mới
đây, Thủ tướng Chính phủ đã
giao Bộ CôngThương chủ trì,
phối hợp với Bộ NN&PTNT
cùng các địa phương nghiên
cứu xây dựng thí điểm mô
hình đưa thương lái vào chuỗi
giá trị ngành hàng lúa gạo.
Qua đó để vừa phát huy vai
trò là cầu nối giữa người dân
và doanh nghiệp (DN), vừa
hạn chế những rủi ro có thể
xảy ra cho các bên tham gia
chuỗi giá trị lúa gạo.
Đa số doanh nghiệp
đang mua lúa gạo
thông qua thương lái
Là một đơn vị chuyên xuất
khẩugạo sang thị trườngTrung
Quốc, Công ty cổ phần Đầu
tư thương mại Đại Dương
phải thực hiện thu mua lúa
gạo thường xuyên với số
lượng lớn. Và việc thu mua
lúa gạo của công ty này chủ
yếu được thực hiện thông qua
thương lái.
Trao đổi với báo
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Vũ Văn
Đồng, Tổng Giám đốc công
ty, cho biết: “Chúng tôi không
thu mua trực tiếp từ nông
dân. Một phần vì công ty
tôi ở Hà Nội nên không thể
thường xuyên vào Cần Thơ,
An Giang hay Đồng Tháp...
Kể cả nếu công ty đặt trụ sở
trong đó thì chúng tôi cũng
không thể đến từng hộ, từng
nhà để thu mua lúa gạo, rất
mất thời gian mà chi phí mua
qua thương lái so với thu mua
trực tiếp của nông dân chênh
lệch không đáng kể”.
Một DN khác có trụ sở ở
TP.HCM, Công ty TNHH
VRice Group, đơn vị chuyên
xuất khẩu gạo sang thị trường
Trung Đông, cũng cho hay
đang áp dụng hai hình thức
thu mua lúa gạo. Một là ký
hợp đồng liên kết với nông
dân, các hợp tác xã. Hai làmua
hàng thông qua thương lái.
Chia sẻ về lý do khiến công
ty áp dụng song song hai mô
hình này, ông Phan Văn Có,
Giám đốc marketing Công
ty TNHH VRice Group, cho
biết: Năm 2023, khi giá lúa
gạo tăng đột biến, một số mô
hình liên kết với công ty bị
phá vỡ dù đã ký hợp đồng,
đặt cọc trước nhưng nông dân
vẫn hủy kèo khiến công ty thu
mua không đủ sản lượng. Do
vậy, năm 2024, công ty quyết
định hạn chế thumua qua hợp
đồng liên kết, tập trung sang
thu mua qua thương lái.
“Mua qua thương lái giúp
chúng tôi đỡ căng thẳng hơn
về tiền vốn bỏ ra vì không
phải ứng tiền trước cho nông
dân trong thời gian dài, 2-3
tháng, giúp vốn không bị đọng
lại. Hơn nữa, giá cả mua qua
thương lái được áp dụng theo
biến động của thị trường lúc
đó. Những yếu tố này giúp
chúng tôi chủ động hơn trong
vấn đề đàm phán giá cả với
người mua nước ngoài” - ông
Có chia sẻ.
Ông Trần Minh Hải, Giám
đốc Trung tâm Kinh tế đào
tạo và tư vấn kinh tế hợp
tác, Trường Cán bộ quản lý
NN&PTNT II, cho hay: Ở
Việt Nam, chúng ta hay có
góc nhìn không tốt với cụm
từ “thương lái”. Có thể là vì
trong thực tiễn, tại một số nơi
đã xảy ra tình trạng thương lái
ép giá, bể kèo, bỏ cọc khiến
nhiều người chỉ nhìn một
chiều mà quên mất những
mặt tích cực của họ.
Thương lái cũng là người
kinh doanh. Đặc biệt, họ biết
tốt thông tin thị trường, biết
công ty, chợ đầumối nào đang
có nhu cầu mua gì, loại nào,
sản lượng bao nhiêu, vùng
trồng nào có thể đáp ứng…
“Thương lái cũng có vốn,
tiền mặt và nông dân luôn
thích bán cho thương lái vì
thích “tiền trao, cháo múc”.
Trong khi đó, DN vì nhiều
nguyên nhân khác nhau như
quy trình nhập kho, thanh
toán qua ngân hàng… nên
không thể trả 100% tiền mua
nông sản tại ruộng mà phải
chậm 5-10 ngày” - ông Hải
phân tích.
Để thương lái đồng
hành với bà con,
doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia cho rằng
nếu nhìn nhận cả hai chiều và
thực trạng của chuỗi ngành
hàng lúa gạo hiện nay thì rõ
ràng không thể phủ nhận vai
trò của thương lái. DN không
thể đủ khả năng đi thu gom
toàn bộ lúa gạo và nếu có làm
được thì chi phí cũng cao.
Hơn nữa, hiện tại trên 50%
nông dân vẫn thích sản xuất
tự do, chưa vào hợp tác xã,
chưa thích liên kết sản xuất
và tiêu thụ theo chuỗi với DN.
Khi nào nông dân vẫn quen
hình thức “giao lúa xong, lấy
tiền liền tại ruộng” thì ngày
đó, vai trò của thương lái còn
Hỗ trợ thương lái thay vì chỉ trích
Nếu chưa nắm bắt được quy luật cung cầu của nền kinh
tế, cứ “trăm dâu đổ đầu… thương lái” thì không giúp ích
được gì, mà lại tạo ra hố ngăn cách giữa nông dân và thị
trường. Thương lái cũng chịu nhiều rủi ro, sóng gió trên
thương trường như bao nông dân phải bỏ mặc nông sản
trên đồng, trong vườn vậy.
Vì vậy thay vì ngồi đó mà chỉ trích thương lái thì tại sao
không tập hợp họ lại, hỗ trợ họ kiến thức pháp luật, nguồn
lực nhất định. Qua đó hướng họ đi theo đúng quỹ đạo của
một nền nông nghiệp mới - một nền nông nghiệp đang
được tái cơ cấu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
LÊ MINH HOAN
Đầu giờ chiều 21-3, giá vàng miếng tại Công ty Vàng
bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm tới 1,1 triệu đồng/lượng
so với sáng cùng ngày, niêm yết giá mua - bán ở mức
79,2 - 81,2 triệu đồng/lượng. Thương hiệu vàng miếng
SJC tại nhiều công ty vàng khác cũng giảm mạnh.
Ngược lại, giá vàng nhẫn 9999 lại tăng phi mã. Cụ thể,
tại Mi Hồng giá vàng nhẫn tròn trơn hiện đã tăng 900.000-
1.100.000 đồng/lượng, niêm yết giá mua - bán ở mức 67,5
- 68,8 triệu đồng/lượng.
Lý giải về hiện tượng vàng miếng SJC giảm trong khi
vàng nhẫn 9999 lại đồng loạt tăng, lãnh đạo của Hiệp hội
Kinh doanh vàng Việt Nam nhận định: Thông điệp của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra trong cuộc họp
với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vào chiều
tối 20-3 bàn về các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường
vàng đã khiến vàng miếng SJC tạm thời giảm nhiệt.
Theo đó, tại cuộc họp này, Phó Thống đốc NHNN
Phạm Thanh Hà thông tin cơ quan này đề xuất bỏ cơ
chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, thực hiện cấp
phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp
ứng đủ điều kiện. Bên cạnh đó, NHNN sẽ thực hiện cấp
hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù
hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của
nền kinh tế vĩ mô.
Việc xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng
miếng sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng cung
vàng miếng trên thị trường, giải quyết được vấn đề chênh
lệch giá.
THÙY LINH
quan trọng trong chuỗi ngành
hàng lúa gạo.
Thế nhưng về pháp lý, DN
phải đăng ký và được cấp giấy
phép kinh doanh, hộ cá nhân
cũng phải đăng ký với cơ quan
nhà nước nhưng thương lái
“chưa có văn bản pháp luật
nào để quản lý”.
Vì vậy, ông TrầnMinh Hải,
Giám đốc Trung tâm Kinh tế
đào tạo và tư vấn kinh tế hợp
tác, nêu quan điểm: Việc đưa
thương lái vào chuỗi ngành
hàng lúa gạo là chính sách,
chủ trương hoàn toàn đúng.
Hiện nay các quy định pháp
luật chưa kiểm soát được họ
thì mình kiểm soát bằng cách
giới thiệu họ vào chuỗi, đào
tạo, tập huấn kiến thức cho
họ; hỗ trợ nguồn lực nhất định
để lựa chọn ra những thương
lái uy tín, loại bỏ bớt những
thương lái làm ăn không đàng
hoàng. Như vậy vừa tốt cho
nông dân, tốt cho DN, tốt cho
chính bản thân thương lái và
về mặt quản lý nhà nước cũng
quản lý được.
“Chỉ cần 20%-30% lực
lượng thương lái tham gia
vào chuỗi, chịu đăng ký tham
gia làm thành viên của hiệp
hội ngành hàng lúa gạo Việt
Nam, tham gia vào các câu
lạc bộ, cộng đồng DN là đã
thành công rồi. Tôi tin chắc
Bộ NN&PTNT sẽ lựa chọn
được những thương lái tốt
để cùng đồng hành với bà
con, DN trong chuỗi” - ông
Hải chia sẻ.
Ở góc độ DN, ông Phan
Văn Có, Giám đốc marketing
Công tyTNHHVRiceGroup,
cho rằng thương lái nên được
quản lý theo diện như phải
đăng ký hộ kinh doanh cá
thể để ràng buộc trách nhiệm.
“Bên cạnh đó, khi thương
lái ký hợp đồng với DN, hộ
nông dân thì các bên cần thiết
lập các điều khoản hợp đồng
chặt chẽ để bắt buộc các bên
phải thực hiện hợp đồng đó,
chứ không thể có chuyện tới
mùa thấy giá lúa không được
thì họ bỏ cọc. Nếu họ không
thực hiện thì phải có biện
pháp chế tài” - ông Có gợi ý.•
Để lúa gạo đến được thị trường, đội ngũ thương lái là chiếc cầu nối không thể thiếu. Ảnh: HUỲNHDU
Khi nào nông dân
vẫn quen hình thức
“giao lúa xong, lấy
tiền liền tại ruộng”
thì ngày đó vai trò
của thương lái còn
quan trọng trong
chuỗi ngành hàng
lúa gạo.
Thị trường vàngmiếng SJC và thế giới diễn biến trái chiều. Ảnh: TL
Giá vàng miếng SJC hạ nhiệt
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook