8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Sáu22-3-2024
LÊKIẾN
T
rao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, bà Rmah H’Bé
Nét, Chủ tịch UBND
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai,
cho biết ngày 8-3, Bộ GTVT
đã có quyết định điều chỉnh
chủ trương đầu tư dự án xây
dựng đườngHồChíMinh đoạn
tránh Chư Sê, nâng tổng mức
đầu tư lên 276 tỉ đồng. Theo
đó, hơn 26,1 tỉ đồng được bổ
sung thêm sẽ dùng để chi trả
cho 217 hộ dân thuộc diện hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề,
giải quyết việc làm cho người
dân bị ảnh hưởng trong dự án.
Lỗi của huyện, người
dân mất năm năm đi
đòi quyền lợi
Ông Nguyễn Anh Tú (ngụ
tổ dân phố 9, thị trấn Chư Sê,
huyện Chư Sê) cho biết ông
đã mất năm năm đi đòi quyền
lợi cho mình và hơn 200 hộ
dân khác. Ở cấp tỉnh, mỗi năm
ông đến trụ sở tiếp dân hơn 10
lần, ông còn ra tận Văn phòng
Quốc hội để khiếu nại.
“Tôi đã đi rất nhiều lần, bỏ
ra không biết bao nhiêu thời
gian, công sức. Nhiều lúc đi
hoài không được cũng nản
nhưng vì quyền lợi của mọi
người nên phải đi để mong
được hỗ trợ theo quy định” -
ông Tú nói.
Theo ông Tú, gia đình ông
vẫn còn hơn 200 triệu đồng
chưa được chi trả. Trong đợt
tiếp dân mới đây, lãnh đạo tỉnh
Gia Lai có trả lời rõ là tiền của
người dân bị ảnh hưởng trong
Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình triển
khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc
Trung Bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát
thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018-2019.
Bộ NN&PTNT cho biết sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn
CO
2
theo ERPAđã ký, lượng giảm phát thải giai đoạn 2018-
2019 của Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO
2
. Với lượng giảm
phát thải còn dư này, Bộ NN&PTNT đề xuất Thủ tướng cho
phép tiếp tục chuyển nhượng cho Ngân hàng Thế giới (WB) 1
triệu tấn CO
2
với giá 5 USD/tấn, trong đó khoảng 95% kết quả
chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để
đóng góp vào NDC.
Bởi lẽ theo thỏa thuận ERPAđã ký kết thì WB có quyền mua
bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO
2
với đơn giá 5 USD/tấn. Ngày
6-10-2023, WB đã có công thư gửi Bộ NN&PTNT đề nghị mua
bổ sung 1 triệu tấn CO
2
còn dư này với mức giá 5 USD/tấn. Nếu
được Thủ tướng đồng ý, Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ hoàn thành
thủ tục chuyển nhượng trước ngày 31-3-2024.
Đối với 4,91 triệu tấn giảm phát thải còn lại, Bộ
NN&PTNT cho biết phía WB cho hay sẽ hỗ trợ Việt Nam
tiếp cận với các đối tác tiềm năng để thương mại, trong đó có
phương án thí điểm đấu giá kết quả giảm phát thải.
Do vậy, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng đề nghị WB
hỗ trợ kết nối, giới thiệu các đối tác tiềm năng mua theo
phương thức đã thực hiện tại ERPA hoặc thực hiện theo
phương án đấu giá thí điểm trên sàn giao dịch quốc tế.
Trường hợp thực hiện phương án thí điểm đấu giá trên sàn
giao dịch quốc tế, giao Bộ Tài chính chủ trì, Bộ TN&MT, Bộ
NN&PTNT phối hợp xây dựng phương án thí điểm đấu giá
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
“Nhìn chung, các bộ và địa phương đều đồng thuận việc
chuyển nhượng bổ sung cho WB. Chỉ có Bộ Tài chính và
một số địa phương đề nghị xem xét về mức giá chuyển
nhượng hoặc xem xét phương án chuyển nhượng cho đối tác
khác ngoài WB. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT thấy rằng kết quả
giảm phát thải chuyển nhượng cho WB là kết quả tạo ra trong
quá khứ (giai đoạn 2018-2019) nên rất khó có thể tìm kiếm
các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại… Do vậy,
việc xây dựng kế hoạch sử dụng đối với lượng giảm phát thải
4,91 triệu tấn CO
2
còn lại là cần thiết” - Bộ NN&PTNT
cho hay.
AN HIỀN
NgânhàngThế giớimuốnmua thêm1 triệu tấnCO
2
củaViệtNam
Năm2023,
tỉnhQuảng
Bình nhận
được hơn
82 tỉ đồng
từ việc
bán tín chỉ
carbon.
Ảnh: TL
Dự án đưa vào sử dụng từ năm2019 nhưng đến nay 217 hộ dân vẫn chưa được hỗ trợ chi phí.
Ảnh: LÊ KIẾN
Dự án đưa vào sử dụng từ năm 2019
Năm 2018, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh
Chư Sê (Gia Lai, thuộc dự án đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14)
quy mô chiều dài 10 km, tổng kinh phí gần 250 tỉ đồng do Ban
quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) làmchủ đầu tư chính thức khởi công.
Năm 2019, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Ngày 8-3-2024, BộGTVT ban hành quyết định điều chỉnh chủ
trương đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh
Chư Sê, Gia Lai. Theo đó, thời gian dự án được điều chỉnh từ
năm 2017 đến 2024, tổng kinh phí hơn 276 tỉ đồng, tăng hơn
26,1 tỉ đồng so với quyết định năm 2017.
UBKT Tỉnh ủy Gia Lai đã vào
cuộc kiểmtra, làmrõdấuhiệu vi
phạmtrong quá trình thực hiện
kiểmkê, đề xuất bồi thường, hỗ
trợ cho người dânbị ảnh hưởng
trong dự án xây dựng đường
Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư
Sê. Trong đó, làm rõ dấu hiệu vi
phạmcủacácôngNguyễnHồng
Linh, nguyên Phó Bí thư Huyện
ủy Chư Sê nhiệmkỳ 2015-2020,
Chủ tịch UBND huyện Chư Sê
nhiệm kỳ 2016-2021 (hiện là
phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng tỉnh Gia Lai);
ông Nguyễn Hữu Tâm, nguyên
Phó Chủ tịch UBND huyện Chư
Sê, nguyên Chủ tịch Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư huyện Chư Sê.
Về trách nhiệm để
217 hộ dân không
được nhận chi phí
hỗ trợ đang được Ủy
ban Kiểm tra Tỉnh
ủy kiểm tra, chưa có
kết luận.
ĐườngHồChíMinh
đoạn tránhChưSê: Bổ
sung tiềnhỗ trợ chodân
Huyện “bỏ quên” chi phí hỗ trợ 217 hộ dân trong dự án đường
Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê khiến người dânmỏi mòn khiếu kiện.
dự án sẽ được chi trả nhưng do
vướng một số quy trình, thủ
tục nên còn chậm và mong
người dân yên tâm, chờ thêm
một thời gian.
Cũng chung tình cảnh với
ôngTú, ôngNguyễnCôngCúc
(66 tuổi, tổ dân phố 5, thị trấn
Chư Sê) cho biết đã nghe tin
về việc điều chỉnh chủ trương
dự án, trong đó có nội dung
thực hiện chi trả tiền hỗ trợ
cho dân nên rất mừng. Theo
ông Cúc, nhiều năm qua ông
đã cùng các hộ dân làm đơn,
kiến nghị lên nhiều cơ quan
nhưng vẫn không có kết quả.
Hiện người dân chỉ mong sớm
được chi trả tiền hỗ trợ để ổn
định cuộc sống.
Từ năm 2022, trước nhiều
ý kiến của cử tri, Văn phòng
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Gia Lai tổng hợp gửi Văn
phòng Chính phủ, Quốc hội.
Qua đó, đề nghị bố trí vốn hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề,
giải quyết việc làm cho 217
hộ dân, chấm dứt việc khiếu
kiện đông người, kéo dài, tiềm
ẩn mất an ninh trật tự tại địa
phương.
Sau đó, Bộ GTVT có văn
bản trả lời, việc áp dụng chính
sách giải phóng mặt bằng
chưa đúng với quy định dẫn
đến phải bổ sung kinh phí là
lỗi của UBND huyện Chư Sê.
Nguồn kinh phí trung hạn của
bộ rất hạn hẹp nên không có
khả năng bố trí.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy Gia Lai vào cuộc
Theo bà Rmah H’Bé Nét,
thủ tục, hồ sơ liên quan đến
chi phí hỗ trợ đào tạo, chuyển
đổi nghề, tìm kiếm việc làm
của người dân bị ảnh hưởng
đã hoàn tất, gửi chủ đầu tư là
Ban quản lý dự án 6.
Về sai sót, trách nhiệm để
217 hộ dân không được nhận
chi phí hỗ trợ của dự án hiện
đang được Ủy ban Kiểm tra
(UBKT) Tỉnh ủy kiểm tra,
chưa có kết luận.
Liên quan đến dự án này,
năm 2023, UBND tỉnh Gia
Lai đã có văn bản yêu cầu
UBND huyện Chư Sê làm rõ
trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân liên quan đến những
thiếu sót trong việc thực hiện
hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi
nghề và tìm kiếm việc làm cho
người dân. Kết quả gửi về Sở
KH&ĐT tỉnh tổng hợp, kiến
nghị UBND tỉnh xử lý. Tuy
nhiên, UBND huyện Chư Sê
làm báo cáo không đầy đủ.
Ngay sau đó, Sở KH&ĐT có
văn bản gửi UBND tỉnh nêu
rõ: “Nhận thấy UBND huyện
Chư Sê chưa thực hiện đầy đủ
nội dung yêu cầu của UBND
tỉnh”.
Trước đó, tháng 6-2020,
Sở TN&MT tỉnh Gia Lai đã
ban hành Kết luận 80 với nội
dung phát hiện công tác thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng
dự án đường Hồ Chí Minh
đoạn tránh Chư Sê có nhiều
tồn tại; việc áp dụng thiếu
chính sách hỗ trợ khi thu hồi
đất nông nghiệp. Sự việc gây
ảnh hưởng đến người dân, dẫn
đến việc có nhiều kiến nghị,
phản ánh.
Sau đó, UBND huyện Chư
Sê kiểm tra, rà soát việc hỗ trợ
cho 274 hộ dân phát hiện có
217 hộ dân (tại xã Ia Pal, thị
trấn Chư Sê) thuộc diện hỗ trợ
đào tạo, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm, tổng kinh
phí cần hỗ trợ hơn 26,1 tỉ đồng.
Năm 2017, huyện Chư Sê đã
thực hiện thu hồi 216.000 m
2
đất của 274 hộ dân. Qua đó,
chi trả trên 61 tỉ đồng (gần 59
tỉ đồng bồi thường và hơn 2
tỉ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà,
di dời đường điện) nhưng
không tính chi phí hỗ trợ đào
tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm cho người dân
bị ảnh hưởng theo quy định.•