059-2024 - page 6

6
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu22-3-2024
Ngày 21-3, trại giam Xuân Lộc - Bộ Công an phối hợp với
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức chương trình
“Thắp sáng ước mơ thanh niên hoàn lương” năm 2024.
Thượng tá Lê Đình Hương, Phó giám thị trại giam Xuân
Lộc, phát biểu: Đây là hoạt động thường niên nhằm thực
hiện tốt công tác giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ phạm nhân, học
viên trong độ tuổi thanh niên, thiếu niên tái hòa nhập cộng
đồng.
Chương trình này đã giúp cho phạm nhân có thêm kiến
thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về tác hại của ma
túy và HIV/AIDS.
Ngoài ra, chương trình còn giúp phạm nhân có thêm kinh
nghiệm trong việc chọn sách, đọc sách hiệu quả, tích lũy kiến
thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc tái hòa nhập
cộng đồng và quan trọng nhất là giúp phạm nhân bừng sáng
ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Chương trình còn hướng đến việc huy động các nguồn lực
của xã hội để tham gia công tác giáo dục phạm nhân, học
viên trong độ tuổi thanh niên, thiếu niên được học tập, cải
tạo tiến bộ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, trở thành
người có ích cho xã hội.
Năm nay, các phạm nhân đang cải tạo ở trại giam Xuân
Lộc rất bất ngờ khi được giao lưu với anh Ngô Minh Hiếu
(Hiếu PC), hiện là chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám
sát và an toàn không gian mạng quốc gia.
Hầu hết phạm nhân đều thích thú trước những câu
chuyện rất đời của Hiếu PC. Đặc biệt là nỗ lực đứng dậy sau
những va vấp, thất bại trong cuộc sống của anh đã truyền
cảm hứng cho người nghe.
Tại buổi giao lưu, phạm nhân Quách Phước Hồ Tây, phân
trại số 1 trại giam Xuân Lộc, chia sẻ rằng môi trường trại
giam không chỉ có những điều tiêu cực và cũng không phải
là dấu chấm hết cho mỗi phận người. Môi trường trại giam
còn là nơi bắt đầu để mỗi phạm nhân tự chiêm nghiệm, tự
nhìn lại những sai lầm, va vấp của một thời đã qua để rồi
thắp lên những khát vọng mới cho bản thân.
“Trước pháp luật mọi công dân đều được phán xét công
bằng, sống trong môi trường cải tạo với sự quan tâm, tấm
lòng bao dung của ban giám thị, hội đồng cán bộ cũng như
các tổ chức đoàn thể, hiệp hội luôn tận tụy giúp đỡ, cảm
thông và thấu hiểu sâu sắc.
Tôi cũng giống như trăm ngàn phạm nhân khác đều tin
tưởng vào con đường hướng thiện của bản thân, tin vào
những giá trị chân - thiện - mỹ để ngày trở về có thể trở
thành một con người lương thiện, sống có ích cho gia đình
và xã hội.
Mỗi phạm nhân trong trại giam có mỗi hoàn cảnh không
ai ngờ... dẫn đến phạm tội” - phạm nhân Hồ Tây chia sẻ.
VÕ TÙNG
HiếuPC truyền cảmhứng chophạmnhânhoàn lương
Hiếu PC
truyền
cảm
hứng
cho
phạm
nhân
trại giam
Xuân
Lộc.
Ảnh: VÕ
TÙNG
HỮUĐĂNG- SONGMAI
N
gày 21-3, phiên tòa xét xử 86 bị
cáo trong vụ án xảy ra tại Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các
tổ chức có liên quan tiếp tục với
phần bào chữa của các luật sư (LS).
1.600 tỉ đồng khắc phục
thay chồng và cháu
Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan
có đơn yêu cầu chuyển số tiền 1.000
tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí
nộp, cộng 300 tỉ đồng của một người
khác trả mình, tổng cộng là 1.300 tỉ
đồng, tự nguyện chuyển cho cháu
là Trương Huệ Vân để khắc phục
hậu quả vụ án.
Đồng thời, bị cáo TrươngMỹ Lan
cũng đồng ý chuyển 300 tỉ đồng do
người khác trả để khắc phục hậu
quả cho chồng là bị cáo Chu Lập
Cơ. Tổng số tiền mà bị cáo Lan
tự nguyện nhận khắc phục thay là
1.600 tỉ đồng.
Bị cáo Chu Lập Cơ bị VKS truy tố
về tội vi phạm quy định về cho vay
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tiền đặt cọc 300 tỉ đồng thuê trụ sở SCB xử lý sao?
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB, tự bào chữa bổ sung
cho biết tòa nhà tại 19 Nguyễn Huệ hiện là trụ sở của SCB. Thời điểm SCB
thuê tòa nhà này của con gái bị cáo Trương Mỹ Lan, ngân hàng đã đặt cọc
300 tỉ đồng, hiện còn thiếu tiền thuê nhà.
Về xử lý số tiền đặt cọc này, bị cáo Văn đề nghị HĐXX căn cứ hợp đồng
thuê nhàmà hai bên đã ký kết để xử lý khoản tiềnmà ngân hàng đã đặt cọc.
Trước đó, trong phần tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đã trình
bày việc SCB đang nợ tiền thuê nhà của con gái bị cáo.
Kiến nghị xem xét lại
phần định giá tài sản
Bào chữa cho bị cáo Trần Thị Mỹ
Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB),
LS kiến nghị xem xét lại phần định
giá tài sản.
Theo LS, kết quả sử dụng trong tố
tụng hình sự phải do hội đồng định
giá xem xét và trong số tài sản bảo
đảm định giá còn đang có sự chênh
lệch. Đó là có đến 219 mã tài sản
không được xemxét thẩmđịnh, điều
này dẫn đến xác định chưa chính xác
thiệt hại của vụ án.
Luật sư đề nghị xem xét
lại vấn đề định giá tài
sản; nên giao cho cơ quan
thi hành án bán đấu giá
để bảo đảm tài sản được
thu hồi tối đa, hơn là giao
cho SCB xử lý.
Bị cáo Trương
Mỹ Lan khắc
phục 1 phần
hậu quả
thay chồng
và cháu
Bị cáo TrươngMỹ Lan tự nguyện dùng
1.600 tỉ đồng từ người khác trả nợ để
khắc phục hậu quả thay chồng và cháu.
trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng (BLHS 1999) với cáo buộc đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn là chủ
tịch HĐQT Công ty Times Square,
ký các biên bản họp, quyết định
của đại hội đồng cổ đông, HĐQT
để thế chấp tài sản của Công ty
Times Square bảo lãnh nợ vay cho
73 khoản vay, gây thiệt hại 9.116
tỉ đồng cho SCB.
LS của bị cáo Chu Lập Cơ phát
biểu rằng VKS đánh giá bị cáo Cơ
có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không
có tình tiết tăng nặng nhưng lại đề
nghị mức án 11-12 năm tù là quá
nghiêm khắc.
LS cũng nêu rằng căn cứ hoàn
cảnh, bối cảnh và nguyên nhân
của vụ án thì bị cáo Cơ ký các văn
bản để cho mượn tòa nhà Times
Square thế chấp cho SCB với mục
đích giúp vợ (bị cáo Trương Mỹ
Lan) tái cơ cấu ngân hàng này. Để
có thể tái cơ cấu, vợ ông Cơ đã cho
ngân hàng mượn tài sản của gia
đình, huy động bạn bè cho mượn
tài sản, trong đó có tài sản của ông
Cơ. Việc ông Cơ cho vợ mượn tài
sản xuất phát từ niềm tin tuyệt đối
vào vợ với mục đích cứu ngân hàng
trước bờ vực đổ vỡ.
Cựu chủ tịch HĐQT mong
xem xét lại mức án VKS
đề nghị
Bị cáoBùiAnhDũng, cựu chủ tịch
HĐQT SCB, bị đề nghị án chung
thân về tội tham ô tài sản và tội vi
phạm quy định về hoạt động ngân
hàng, hoạt động khác liên quan đến
hoạt động ngân hàng.
VKS xác định: Bùi Anh Dũng đã
giúp sức tích cực cho Trương Mỹ
Lan lập hồ sơ vay vốn khống, rút
tiền của SCB, gây hậu quả thiệt hại
đặc biệt lớn. Trong đó từ năm 2013
đến 2020, Dũng đã ký hợp thức hóa
hồ sơ 404 khoản vay, gây thiệt hại
cho SCB hơn 187.600 tỉ đồng. Từ
năm 2020 đến 2022, Dũng đã ký
hợp thức hóa hồ sơ 207 khoản vay,
giúp sức tích cực cho Trương Mỹ
Lan chiếm đoạt 104.000 tỉ đồng,
gây thiệt hại 26.330 tỉ đồng.
LS của bị cáo Dũng cho rằng bị
cáo Dũng với vị thế, hoàn cảnh của
mình nhưng với khoản vay của bị
cáo Lan thuộc trường hợp buộc phải
ký duyệt một cách bị động. Về mặt
ý chí chủ quan, bị cáo Dũng chỉ là
người lao động, làm công ăn lương,
thực hiện công việc với tư cách lệ
thuộc. LS cũng đề nghị HĐXX
xem xét lại vấn đề định giá tài sản
và nên bàn giao tài sản cho cơ quan
thi hành án bán đấu giá để bảo đảm
tài sản được thu hồi tối đa, hơn là
giao tài sản cho SCB (bị hại trong
vụ án) xử lý.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo
Dũng cho biết sau khi nghe phần
luận tội và đề nghị mức án củaVKS,
bị cáo không ngủ được. Mức án mà
VKS đề nghị phạt bị cáo là quá nặng,
mong HĐXX xem xét lại.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook