7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu22-3-2024
BÙI TRANG
C
hiều 21-3, TANDTPHàNội tiếp
tục xét xử bị cáo ĐỗAnh Dũng
(chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng
Minh) và con trai Đỗ Hoàng Việt
(phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân
Hoàng Minh) cùng 13 đồng phạm.
Hành vi của các bị cáo
nguy hiểm cho xã hội
Đại diện VKS phát biểu quan
điểm luận tội và đề nghị mức án
đối với các bị cáo. Theo đó, VKS
đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ
Anh Dũng 9-10 năm tù, Đỗ Hoàng
Việt 5-6 năm tù cùng về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn
lại bị đề nghị mức án 2-5 năm tù.
Theo đại diện VKS, tại phiên tòa,
các bị cáo khai nhận hành vi phạm
tội. Căn cứ lời khai của các bị cáo,
lời khai của những người khác, tài
liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án
được thẩm tra tại phiên tòa cho thấy
việc truy tố 15 bị cáo là đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng là người
điều hành, chỉ đạo, quyết định cao
nhất đối với các hoạt động kinh tế
tại Công ty Tân Hoàng Minh và hệ
thống các công ty thuộc Tập đoàn
Tân Hoàng Minh.
Bị cáo đã thông qua việc phát
hành trái phiếu riêng lẻ; đồng ý,
phê duyệt các nội dung như chọn
công ty phát hành, giá trị dự kiến
phát hành, tài sản đảm bảo, lãi suất,
sử dụng Công ty Tân Hoàng Minh
mua trái phiếu sơ cấp để lấy uy tín,
thương hiệu Tân Hoàng Minh bán
trái phiếu ra cho nhà đầu tư.
Ông Dũng đã cho thành lập trung
tâm kinh doanh trái phiếu thuộc Tân
Hoàng Minh để ký hợp đồng, thủ
tục bán trái phiếu, huy động tiền
của người mua trái phiếu.
Hằng ngày số liệu thu chi từ việc
phát hành trái phiếu đều được báo
cáo cho Đỗ Anh Dũng qua trung
Chiều 21-3, TAND tỉnh An Giang quyết định nghị án
kéo dài vụ đại gia cát Ngô Phú Cường (50 tuổi, ngụ TP
Long Xuyên, An Giang) bị cáo buộc trốn thuế và rửa tiền,
sẽ tuyên án vào chiều 26-3 tới đây.
Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến 2017, Cường thành
lập và trực tiếp điều hành hoạt động bốn công ty, một chi
nhánh để mua bán cát. Từ năm 2014 đến 2019, Cường
mua cát trôi nổi không rõ nguồn gốc tại An Giang, Đồng
Tháp rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp có trụ sở
trong tỉnh và các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long,
Tiền Giang, TP.HCM và Cần Thơ.
Việc thanh toán tiền mua bán cát được thực hiện thông
qua tài khoản của Cường và con của Cường với tổng
doanh thu số tiền bán cát là hơn 84 tỉ đồng.
Tuy nhiên, các giao dịch bán cát không được Cường
xuất hóa đơn và kê khai thuế không đúng doanh thu bán
ra làm giảm số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp, gây thiệt
hại cho ngân sách nhà nước tổng cộng gần 8,5 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện
Cường có hành vi rửa tiền. Cụ thể, năm 2017, Cường biết
được Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh An
Giang đang tìm người mua diện tích đất gần 3.000 m
2
(của một công ty đang thế chấp vay tiền ngân hàng không
còn khả năng thanh toán nợ) nên Cường trực tiếp liên hệ
với ngân hàng và giám đốc công ty thỏa thuận mua đất
với giá hơn 30 tỉ đồng.
Ngày 26-7-2017, sau khi nhận được tiền bán cát, Cường
đã chuyển 8 tỉ đồng (nhằm rửa số tiền trốn thuế 800 triệu
đồng) cho ngân hàng để thanh toán một phần tiền nhận
chuyển nhượng đất.
Tại tòa, Cường cho rằng mình không rửa tiền. Tuy
nhiên, qua xét hỏi và tranh luận, đại diện VKSND tỉnh An
Giang vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo trạng đã truy tố.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Cường
mức án 7-11 năm tù về tội trốn thuế và rửa tiền.
HẢI DƯƠNG
Đại gia cát bị đề nghị 7-11nămtùvề tội trốn thuế, rửa tiền
Đại gia cát
Ngô Phú
Cường.
Ảnh: HD
Bị cáo
Đỗ Anh
Dũng
(chủ
tịch Tập
đoàn Tân
Hoàng
Minh) tại
tòa. Ảnh:
CTV
Sáng 21-3, một công ty thuộc Tân Hoàng Minh đã nộp 2 tỉ đồng vào
Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội để khắc phục thêm hậu quả trong vụ
án. Đây là số tiền được nộp để thực hiện lời hứa tại phiên tòa của bị cáo
Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ông Dũng nhận trách
nhiệm thanh toán các khoản tiền lãi trong các hợp đồng đến hạn trước
khi ông bị bắt giam.
Đối với số tiền hơn 8.600
tỉ đồng do cơ quan tố
tụng tạm giữ và các bị cáo
nộp khắc phục, đại diện
VKS đề nghị xử lý để bồi
thường cho các bị hại.
Chủ tịchTânHoàngMinhbị đề nghị
9-10nămtù
Theo VKS, các bị cáo đã chiếmđoạt số tiền đặc biệt lớn, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội,
xâmphạmquyền sở hữu tài sản của công dân…
tâm tài chính kế toán và văn phòng
chủ tịch, tổng giám đốc biết, chỉ
đạo điều hành.
Bị cáo Đỗ Hoàng Việt là người
đề xuất chủ trương phát hành trái
phiếu, trực tiếp điều hành, chỉ đạo
việc lập hồ sơ phát hành, hợp thức
báo cáo tài chính, chỉ đạo ký hợp
đồng “giả cách” chuyển nhượng
trái phiếu, chạy dòng tiền khống,
bán trái phiếu… Ông Việt bị xác
định có vai trò đồng phạm giúp sức.
Theo VKS, các bị cáo đã lấy
danh nghĩa của Tân Hoàng Minh
để khiến các bị hại mua trái phiếu
rồi chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn
của các nhà đầu tư. Hành vi của
các bị cáo là nguy hiểm cho xã
hội, xâm phạm quyền sở hữu tài
sản của công dân.
Khi đề nghị mức án, VKS cũng
cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ của từng bị cáo. Cụ thể,
các bị cáo trong vụ án này đều có
tình tiết giảm nhẹ, như chưa có tiền
án, tiền sự, thành khẩn khai báo, có
một số bị cáo có nhiều đóng góp
cho xã hội…
Bị cáo Dũng và Việt đã tác động
tới gia đình khắc phục số tiền thiệt
hại, một số bị cáo khác cũng tự
nguyện tác động tới gia đình nộp
tiền để khắc phục hậu quả…
Dùng 8.600 tỉ đồng tạm
giữ bồi thường cho bị hại
Ngoài đề nghị mức án đối với
các bị cáo, đại diện VKS cũng nêu
quan điểm giải quyết phần dân sự.
Đại diện VKS nhận định đối với
yêu cầu của các bị hại về việc trả
lại số tiền gốc trong hợp đồng mua
bán trái phiếu, đây là số tiền các bị
cáo đã chiếm đoạt thông qua hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên
có căn cứ để chấp nhận.
Riêng với yêu cầu về tiền lãi trái
phiếu và lãi chậm trả, việc phát hành
chín lô trái phiếu và bán cho nhà đầu
tư của Tập đoàn Tân Hoàng Minh
là trái quy định pháp luật nên phải
thu hồi và tiêu hủy theo quy định.
Do đó, hợp đồng mua bán giữa nhà
đầu tư với Tân Hoàng Minh là vô
hiệu, cần giải quyết theo quy định
về giao dịch vô hiệu.
Từ những căn cứ trên, đại diện
VKS xác định các bị cáo có trách
nhiệm bồi thường cho bị hại với
tổng số tiền hơn 8.600 tỉ đồng.
Đối với số tiền hơn 8.600 tỉ
đồng do cơ quan tố tụng tạm giữ
và các bị cáo nộp khắc phục, căn
cứ khoản 2 Điều 47 và khoản 1
Điều 48 Bộ luật Hình sự, đại diện
VKS đề nghị xử lý để bồi thường
cho các bị hại.
Với số tiền hơn 1,2 tỉ đồng còn
thừa do các bị cáo và cơ quan, tổ
chức liên quan nộp, đại diện VKS
đề nghị tiếp tục tạm giữ để đảm
bảo thi hành án.
Tại tòa. bào chữa cho cha con chủ
tịch Tân Hoàng Minh, các luật sư
cho rằng thân chủ không có ý định
chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư và
xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt.
Bào chữa cho bị cáo Dũng, luật
sư chia sẻ với khó khăn của các bị
hại. Luật sư cho rằng ngay cả trong
hoàn cảnh khó khăn, các bị hại vẫn
đánh giá ông Dũng không có ý định
lừa đảo, trước khi bị bắt, ông Dũng
vẫn trả gốc lãi đầy đủ cho nhà đầu
tư. Nhiều bị hại cũng bày tỏ mong
muốn tòa án mở lượng khoan hồng
cho ông Dũng và các bị cáo khác.
Luật sư cho rằng khi đồng ý về
chủ trương phát hành trái phiếu, ông
Dũng không có ý thức, mục đích lợi
dụng việc này để lấy tiền của người
dân. Trong biên bản ghi nhận ý kiến
tại trại tạm giam, ông Dũng trình bày
khi phát hành trái phiếu, ông xác định
trái chủ là những nhà đầu tư chiến
lược, nếu không có họ thì phương án
kinh doanh khó có thể thành công…
Ông không có suy nghĩ sẽ lừa người
dân, nếu vay không trả thì thiệt hại
còn lớn hơn do ảnh hưởng uy tín
của Tân Hoàng Minh và các dự án.
Luật sư nhấn mạnh 8.644 tỉ đồng
khắc phục hậu quả là số tiền rất lớn,
thể hiện sự ăn năn hối hận, nhận
trách nhiệm của ông Dũng và thể
hiện mong muốn giảm thiệt hại đến
mức tối đa đối với các nhà đầu tư…
Từ đó, luật sư đề nghị tòa án cân
nhắc áp dụng chế định phạm tội chưa
đạt, áp dụng chính sách hình sự đặc
biệt cho ông Dũng được hưởng một
mức hình phạt nhân văn, nhân đạo,
sớm có cơ hội trở về đóng góp phát
triển kinh tế.•