13
Thủy đậu vào mùa, coi chừng
nhầm lẫn bệnh do nắng nóng
THẢOPHƯƠNG
M
ới đây, BV Nhi đồng
TP (TP.HCM) tiếp
nhận bệnh nhi NTT
(năm tuổi, ngụ Long An)
vì bị té chấn thương đầu và
phần mềm nên được điều
trị bảo tồn. Sau đó bệnh nhi
xuất hiện dấu hiệu bệnh thủy
đậu như sốt, nổi bóng nước
ở mặt và bụng, ngứa.
Có ca nặng, phải
truyền tĩnh mạch
Trao đổi với PV, BS CKII
NguyễnMinhTiến, PhóGiám
đốc BVNhi đồng TP, cho biết
có thể bệnh nhi này ủ bệnh từ
lúc đi học, tiếp xúc bên ngoài
(thông thường thời gian ủ
bệnh của thủy đậu 2-3 tuần).
Vì bệnh nhi đang theo
dõi chấn thương sọ não, tổn
thương phần mềm, nguy cơ
nhiễm trùng cao, lại bị thủy
đậu nên tình trạng nặng hơn.
Bệnh nhi được điều trị tích cực
bằng thuốc đặc hiệu, truyền
tĩnh mạch, bôi vết thương,
điều trị kháng sinh. Sau gần
ba tuần, sức khỏe bệnh nhi
ổn định, đã xuất viện.
Một bệnh nhi khác chỉ mới
31 ngày tuổi (ngụĐồngTháp)
mắc thủy đậu nặng, phải nhập
BV Nhi đồng 1 trong tình
trạng sốt, ho, thở mệt, nổi
bóng nước toàn thân.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị
thủy đậu, điều trị bằng kháng
sinh chống bội nhiễm, giữ vệ
sinh thân thể sạch sẽ, mặc đồ
thoáng mát, nằm phòng cách
ly để tránh lây lan. Sau tám
ngày điều trị, sức khỏe của
bệnh nhi đã ổn định, nếu tiến
triển tốt sẽ sớm xuất viện.
Cũng theo BS Tiến, trong
gần ba tháng đầu năm 2024,
BV Nhi đồng TP tiếp nhận
khám, điều trị cho 112 ca
thủy đậu, trong đó chín ca
nặng phải điều trị nội trú. Số
ca thủy đậu bắt đầu nhiều từ
tháng 3, trung bình mỗi ngày
BV tiếp nhận 5-6 ca, đa số
ở thể nhẹ do đã tiêm ngừa.
“Tình hình tiếp nhận, điều
trị bệnh thủy đậu tại BVkhông
tăng cao so với cùng kỳ năm
ngoái. Tuy nhiên, hiện đang là
thời điểm bệnh thủy đậu vào
mùa (từ tháng 2 đến tháng 6
hằng năm), kèm theo những
bệnh truyền nhiễmmùa nắng
nóng nên phụ huynh phải hết
sức lưu ý” - BS Tiến nói.
Dễ nhầm với bệnh
mùa nắng
Tại khoa Nhiễm - Thần
kinh (BV Nhi đồng 1) đang
điều trị nội trú hai ca thủy
đậu nặng, biến chứng. Mỗi
ngày ngoại trú tiếp nhận 2-3
ca tái khám.
BS CKII Dư Tuấn Quy,
Trưởng khoa Nhiễm - Thần
kinh, cho biết một tháng qua,
khoa tiếp nhận điều trị gần
20 ca thủy đậu, có tăng so
với những tháng đầu năm.
Trong đó đa số trẻ còn nhỏ,
chưa được tiêm ngừa, bị lây
từ người nhà.
Theo BS Quy, trẻ còn quá
nhỏ khi mắc thủy đậu sẽ nguy
hiểm hơn trẻ lớn vì dễ biến
chứng hơn. Các biến chứng có
thể gặp như nhiễm trùng da,
nhiễm trùng máu, tổn thương
đa cơ quan, viêm phổi nhiều
hơn… kéo dài thời gian điều
trị, tốn kém chi phí.
Đối với trẻ có bệnh nền,
suy dinh dưỡng, khi mắc thủy
đậu sẽ tiến triển nặng hơn so
với trẻ bình thường vì hệmiễn
dịch kém hơn.
Theo BS Tiến, ở trẻ nhỏ,
bệnh thủy đậu thường có biểu
hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, chán
ăn (giống triệu chứng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp) nên đôi khi
bị nhầm lẫn bệnh về đường
hô hấp. Sau đó trẻ bắt đầu nổi
hồng ban nhỏ, dần thành mụn
nước, mọc ở vùng phân bố
thần kinh (mặt, ngực, bụng,
lưng) gây đau, ngứa.
Trẻ lớn khi mắc thủy đậu có
biểuhiệnmệtmỏi, đauđầu, đau
cơ, đau khớp, nhứcmình, chán
ăn (như triệu chứng nhiễmsiêu
vi). Ở giai đoạn khởi phát, khi
cóbội nhiễm, trẻ sẽ sốt cao. Sau
đó bắt đầu nổi mụn nước, hết
lứa này đến lứa khác.
Tổn thương da sẽ phân bố
theo hệ thống dây thần kinh,
gây đau và ngứa. Khi bệnh
trở nặng sẽ gây biến chứng
về nhiễm trùng huyết, viêm
não, viêm phổi, tổn thương
niêm mạc đường tiết niệu…
Bệnh thủy đậu có thể lây
Đời sống xã hội -
ThứBa23-4-2024
Chuyên gia khuyến cáo bệnh thủy đậu đang vàomùa, triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnhmùa nắng nóng.
trước khi phát ban hai ngày,
cho đến khi mụn nước thủy
đậu khô, đóng mài. Nếu mụn
nước chứa virus thủy đậu bị
bể ra có thể dễ lây lan hơn.
“Hiện đã có vaccine phòng
ngừa thủy đậu cho trẻ. Trẻ có
thể tiêm ngừa mũi đầu tiên
từ chín đến 12 tháng tuổi tùy
theo loại vaccine. Nếu có điều
kiện nên tiêmmũi thứ hai giúp
tăng cường miễn dịch” - BS
Tiến khuyến cáo.
BS Quy chia sẻ thêm mùa
nắng nóng, nhiều phụ huynh
dễ nhầm lẫn dấu hiệu của thủy
đậu với dị ứng da, rôm sảy.
Tuy nhiên, rôm sảy nổi mẩn
đỏ, còn thủy đậu nổi hồng
ban, bóng nước.
“Nếu thấy trẻ sốt, nổi bóng
nước nhiều hơn, không phải
chỉ là các mẩn đỏ nên đưa trẻ
đến cơ sở y tế để thăm khám,
chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài tiêm ngừa cho trẻ em,
người lớn cũng nên tiêmngừa
thủy đậu để tránh mắc bệnh
và lây lan cho trẻ” - BS Quy
khuyến cáo.•
Phát ban do thủy đậu xuất hiện 10-21 ngày
sau khi người bệnh tiếp xúc với virus varicella-
zoster. Phát ban thường kéo dài khoảng 5-10
ngày. Các triệu chứng tiền triệu có thể xuất
hiện 1-2 ngày trước khi phát ban trên da bao
gồm sốt, ăn không ngon, đau đầu, mệt mỏi
và cảm giác không được khỏe.
Khi phát ban thủy đậu xuất hiện, sẽ trải
qua ba giai đoạn phát triển và thường đi kèm
với ngứa và đau rát. Bao gồm: Phát ban đỏ
bùng phát trong vòng vài ngày; mụn nước
xuất thành nhân trên nền ban đỏ trong vòng
khoảngmột ngày rồi vỡ ra và rỉ dịch; cácmụn
nước khô lại đóng mài và phải mất vài ngày
sau mới lành.
Thủy đậu có thể lây truyền 48 giờ trước
khi phát ban và cho đến khi tất cả mụn nước
khô đóng mài.
Thủy đậu có thể nghiêm trọng và dẫn đến
các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm khuẩn
da và mô mềm, mất nước, viêm phổi, viêm
não, nhiễm trùng huyết hay hội chứng sốc
nhiễmđộc.Trongmột số trườnghợp rất hiếm
có thể dẫn đến tử vong.
BS CKII
NGUYỄNVŨ HOÀNG
, Trưởng
khoa Lâm sàng 2 (BV Da liễu TP.HCM
)
Dấu hiệu mắc thủy đậu ở người lớn
Hiện đã có vaccine
phòng ngừa thủy
đậu cho trẻ. Trẻ có
thể tiêm ngừa mũi
đầu tiên lúc 9-12
tháng tuổi tùy theo
loại vaccine.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đủ
theo 4 cấp trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Ngày 22-4, Bộ Y tế có văn bản gửi các bệnh viện trực
thuộc bộ và thuộc trường ĐH, Sở Y tế các tỉnh, thành trực
thuộc trung ương và y tế các bộ, ngành về bảo đảm khám
chữa bệnh (KCB), cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp
nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc bảo đảm trực đầy đủ theo bốn cấp: Trực lãnh
đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực
bảo vệ - tự vệ.
Tổ chức tốt việc cấp cứu, KCB, bảo đảm tất cả người
bệnh cấp cứu được khám và điều trị. Không được từ chối
hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban
đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà
bệnh nhân trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và
khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn
hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập
trung đông người (nếu có).
Đảm bảo an
toàn vệ sinh thực
phẩm, phòng
tránh ngộ độc
thực phẩm, đuối
nước, giẫm đạp…
cảnh báo tai nạn
tại các địa điểm
tập trung đông
khách du lịch.
Các cơ sở KCB
báo cáo trực tuyến
số liệu từng ngày
về tình hình KCB, cấp cứu tai nạn giao thông.
Đồng thời, đảm bảo thường trực đường dây nóng 24/24
giờ để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu khi
cần thiết.
THANH THANH
TP.HCM nhận 13.000 liều vaccine,
sẽ tiêm cho trẻ ngay tuần này
Ngày 22-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(HCDC) thông tin đã nhận 13.000 liều vaccine năm trong
một từ chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và sẵn
sàng triển khai tiêm cho trẻ từ tuần này.
Theo đó, ngày 19-4, HCDC đã hoàn tất tiếp nhận
13.000 liều vaccine năm trong một (hay còn gọi là SII)
từ chương trình TCMR quốc gia. Trung tâm đã phân bổ
vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và
TP Thủ Đức để triển khai tiêm chủng cho trẻ em.
Vaccine SII là vaccine phối hợp dự phòng năm bệnh
bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm
màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây đều là những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ
mắc các bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự
phát triển, thậm chí là tử vong.
Theo HCDC, sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine
cũng như ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19, từ đầu
năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi
nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có thể
phòng ngừa được bằng vaccine.
HCDC lưu ý phụ huynh nên đưa trẻ đến trạm y tế gần
nhất để được khám và tư vấn tiêm chủng, đảm bảo quyền
lợi của trẻ.
T.PHƯƠNG
Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc đảmbảo thường trực
đường dây nóng 24/24 giờ
.
Ảnh: TT
BS CKII NguyễnMinh Tiến, PhóGiámđốc BVNhi đồng TP, thămkhámcho bệnh nhi
mắc thủy đậu. Ảnh: THẢOPHƯƠNG