101-2024 - page 2

2
Thời sự -
ThứBa14-5-2024
HỒVIẾT THỊNH
N
gày 13-5, tại Hà Nội,
Hiệp hội An ninh mạng
quốc gia đã tổ chức hội
thảo với chủ đề: “Phòng,
chống lừa đảo trên không
gian mạng”.
Lợi dụng công nghệ
mới để tấn công,
xâm nhập, lừa đảo
Phát biểu khai mạc hội
thảo, Thượng tướng Lương
Tam Quang, Ủy viên Trung
ương Đảng, Thứ trưởng Bộ
Công an, Chủ tịch Hiệp hội
An ninh mạng quốc gia,
cho biết hoạt động lợi dụng
không gianmạng để tiến hành
phạm tội, nổi bật là lừa đảo
trực tuyến (chiếm 57% tổng
số tội phạm mạng). Con số
này cho thấy sự gia tăng cả
về phạm vi, quy mô với thủ
đoạn tinh vi; triệt để lợi dụng
công nghệ mới, nhất là trí tuệ
nhân tạo (AI), gây thiệt hại
hàng ngàn tỉ USD mỗi năm.
Riêng năm 2023, thiệt hại
là 1.026 tỉ USD, tương đương
1,05% GDP toàn cầu. Trên
phương diện quốc tế, Liên
hợp quốc và một số tổ chức,
cộng đồng quốc tế, khu vực
đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp
tác quốc tế, thúc đẩy phối
hợp giữa các quốc gia thiết
lập các quy tắc chung nhằm
giảm thiểu tối đa nguy cơ,
phát huy cao nhất thuận lợi.
Tại Việt Nam, trong năm
2023, các đối tượng tội phạm
mạng trong và ngoài nước liên
tục thay đổi phương thức, thủ
đoạn, triệt để lợi dụng công
nghệ mới để tấn công, xâm
nhập, lừa đảo quy mô lớn,
gây thiệt hại lớn về kinh tế
và ảnh hưởng xấu đến trật tự
an toàn xã hội, đe dọa cuộc
sống bình yên, hạnh phúc của
người cao tuổi, sinh viên,
người lao động có công việc
không ổn định, thu nhập thấp,
thậm chí cả trẻ em.
“Với thực trạng này, việc
ngăn chặn, giảm thiểu thiệt
hại do lừa đảo qua không gian
mạng đang đặt ra rất cấp thiết
hiện nay” - Thượng tướng
Lương Tam Quang nói.
Một nút Enter là mất
mộthoặcnhiềubaotiền
Đề cập đến thực trạng lừa
đảo trên không gianmạng hiện
nay, ông Phạm Tiến Dũng,
Phó Thống đốc Ngân hàng
Nhà nướcViệt Nam, Phó Chủ
tịch Hiệp hội An ninh mạng
quốc gia, cho biết hiện nay có
91% lừa đảo liên quan đến tài
chính ngân hàng. Trong lĩnh
vực ngân hàng, trên 95% số
lượng giao dịch được thực
hiện qua mạng, chỉ 5% giao
dịch tại quầy.
Theo đó, tổng giá trị giao
dịch là 200 triệu tỉ đồng,
nếu chia theo ngày làm việc
thì khoảng 830.000 tỉ đồng,
tương đương 40 tỉ USD giao
dịch trong một ngày. Chính
vì vậy, không có ngành nào
có giao dịch lớn như ngân
hàng và đây mới chỉ là giao
dịch thanh toán.
Thực tế những đối tượng
nào là hoàn chỉnh. Chúng ta
chỉ có thể hạn chế được nó.
Cuộc sống luôn luôn thay
đổi, giải pháp của chúng ta
đi theo cuộc sống nên chúng
ta chỉ có giải pháp phù hợp
thôi!” - ông Dũng nói.
“Ngày xưa ăn trộm một
bao tiền rất khó, còn bây
giờ chỉ cần xâm nhập được
thì một nút Enter là chúng ta
mất tiền, một hoặc nhiều bao
tiền” - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, do tính
chất số liệu quan trọng nên
ngành ngân hàng coi an ninh
bảo mật là điều kiện trọng
yếu. Ngành ngân hàng năm
nào cũng ra chỉ thị vào đầu
năm, trong đó có chỉ thị về
công tác chuyên môn và một
chỉ thị của thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về an ninh, an
toàn. Việc này vô cùng quan
trọng với ngành ngân hàng.
Ông Trần Quang Hưng,
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số
và Xã hội số (Bộ TT&TT),
cũng cho biết trong năm2023,
cổng cảnh báo an toàn thông
tin của Bộ TT&TT đã nhận
được gần 17.400 phản ánh
về trường hợp lừa đảo trực
tuyến hướng đến người dùng
Internet Việt Nam. Trong đó,
tổng số tiền người dân đã bị
lừa đảo được ghi nhận hơn
300 tỉ đồng.
“Các nạn nhân thường có
tâm lý không muốn cung cấp
đầy đủ số tiền bị thiệt hại nên
con số hơn 300 tỉ đồng chưa
phản ánh thật sự đầy đủ thiệt
hại của hơn 17.400 trường
hợp bị lừa đảo trực tuyến
trong năm 2023. Ghi nhận có
trường hợp bị lừa đảo nhiều
nhất bị thiệt hại lên tới hơn
10 tỉ đồng” - ông Trần Quang
Hưng thông tin thêm.
Chống lừa đảo trên
không gian mạng
ngày càng phức tạp
Ông Tô Dũng Thái, Chủ
Ông TrầnQuangHưng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), trình bày tham luận
tại hội thảo. Ảnh: VT
Là một trong những nạn nhân của chiêu trò lừa đảo qua
mạng, chị NTĐ (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết các
đối tượng lừa đảo rất tinh vi, chúng dùng nhiều chiêu trò
khác nhau nhằm thao túng tâm lý của nạn nhân, từng bước
đưa nạn nhân vào bẫy. Đa số đối tượng lừa đảo ban đầu
sẽ dùng những lời ngon ngọt để dẫn dụ nạn nhân, chúng
thậm chí sẵn sàng bỏ ra một số tiền câu nhử để chiếm
được lòng tin của nạn nhân.
“Như trường hợp của tôi, do tâm lý muốn làm việc tại
nhà nên chúng đã giăng bẫy cho tôi một công việc cộng
tác viên. Sau đó trả thù lao vài lần đầu, rồi lấy đủ lý do
nào là nạp tiền làm nhiệm vụ, nạp tiền phí… để chiếm
đoạt gần 200 triệu đồng của tôi. Chiêu lừa này trước đây
rất phổ biến, đã vô số nạn nhân bị lừa” - chị Đ nói.
Tương tự, chị NTTT (ngụ TP Huế, Thừa Thiên-Huế)
chia sẻ các đối tượng giả mạo là công ty du lịch, đại lý vé
máy bay để bán các tour du lịch, vé máy bay giá rẻ nhưng
thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đặt cọc, sau đó
chiếm đoạt số tiền này.
“Bản thân là một đại lý vé máy bay, tôi thừa biết những
chiêu trò lừa đảo liên quan. Vậy mà tôi vẫn bị lừa vì
chiêu trò quá tinh vi. Các đối tượng này tạo ra một trang
fanpage của một hãng hàng không giống y như thật khiến
tôi lầm tưởng đây là trang chính thống. Tôi đã ứng tuyển
để làm cộng tác viên bán vé máy bay, sau đó họ yêu cầu
tôi phải làm thử thách để trở thành cộng tác viên, thử
thách là chuyển tiền để đặt vé. Sau khi hoàn thành hai thử
thách mà không được hoàn tiền, tôi mới nhận ra đây là
một chiêu trò lừa đảo” - chị T kể.
Một nạn nhân khác cũng bị lừa đảo qua không gian
mạng với số tiền gần 4 tỉ đồng, chị VN (ngụ quận Bình
người dân.
Theo thống kê, trên cổng
cảnh báo an toàn thông tin ghi
nhận gần 16.000 phản ánh lừa
đảo trực tuyến, gây thiệt hại
hơn 390.000 tỉ đồng, tương
đương 3,6% GDP. Trong đó,
91% liên quan đến lĩnh vực
tài chính, tăng 64,78% so với
năm 2022. Tỉ lệ người dùng
nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa
đảo trực tuyến là 73%.
TheoThượng tướng Lương
TamQuang, qua công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao cho
thấy hoạt động của các đối
tượng phạm tội rất chuyên
nghiệp, có tổ chức, phân công
vai trò cụ thể.
Các đối tượng cầm đầu
thường là người nước ngoài,
trú tại địa bàn các nước láng
giềng để lừa đảo, ép buộc,
lôi kéo, dụ dỗ đưa người Việt
Nam ra nước ngoài thực hiện
hành vi phạm tội.
Phương thức, thủđoạnphạm
tội rất tinh vi, sử dụng công
nghệ deepfake giả mạo người
thân hoặc cơ quan chức năng
gọi điện thoại; kêu gọi đầu tư
qua các sàn giao dịch ngoại
hối, tiền ảo, chứng khoán.
Đáng chú ý, các đối tượng
mà tội phạm lừa đảo quamạng
hướng tới chủ yếu là nhóm
lừa đảo thường sử dụng nhiều
cách để nhắm tới tài khoản
ngân hàng của người dùng.
Đầu tiên, thủ đoạn lừa đảo
thường thao túng tâm lý để tự
người dùng chuyển tiền đến
các tài khoản lừa đảo.
Cùng với đó, đối tượng lừa
đảo thường chiếm dụng điện
thoại của người dùng và âm
thầm gửi tiền đi. Hoặc các
đối tượng lừa đảo sẽ lấy các
thông tin của người dùng trên
thiết bị khác để thực hiện hành
vi lừa đảo.
“Hệ thống ngân hàng luôn
tìm cách để phòng tránh, cảnh
báo các thủ đoạn lừa đảo
nhưng không có giải pháp
Gần 17.400 phản
ánh về trường hợp
lừa đảo trực tuyến
hướng đến người
dùng Internet Việt
Nam. Trong đó,
tổng số tiền người
dân đã bị lừa đảo
được ghi nhận là
hơn 300 tỉ đồng.
Trong khuôn khổhội thảo, BanNghiên cứu,
tưvấn, phát triểncôngnghệvàhợptácquốc tế
củahiệphội nàyđã chính thức giới thiệuphần
mềm phòng, chống lừa đảo cho người dân.
Đây làứngdụng chođiện thoại thôngminh
(smartphone) được cung cấphoàn toànmiễn
phí, hỗ trợ hai hệ điều hành phổ biến nhất
hiện nay là Android và iOS. Phần mềm được
kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát
hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng
thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho
người dùng.
ÔngVũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu
công nghệ, Hiệp hội An ninhmạng quốc gia,
Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng
NCS, kiến trúc sư trưởng của phầnmềm, cho
biết:“Qua nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo
cũngnhưcác tổhợpbiến thểmàcácđối tượng
đã sửdụng, chúng tôi xácđịnhnămđiểmchốt
chặnquan trọngcó thểgiúpngười dânphòng,
chống lừa đảo. Phần mềm sẽ phát hiện các
dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra
số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra
số tài khoản, quét mã độc và kiểm tramã QR”.
Phần mềm phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng
Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại
cấp thiết ngăn chặn
Mất tiền tỉ vì bị thao túng tâmlý
Thượng tướng Lương TamQuang cho biết lừa đảo trực
tuyếngâythiệthại390.000tỉđồng,tươngđương3,6%GDP.
Các nạn nhân kể lại việc bị lừa đảo. Ảnh: TH
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook