101-2024 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa14-5-2024
1.500
là số vụ án đã khởi tố với tội
lừa đảo trên không gianmạng.
Tổng số tiền người dân bị các
đối tượng lừa đảo chiếm đoạt
trênmạngkhoảng8.000-10.000
tỉ đồng.
Tiêu điểm
khủng khiếp,
nhuận cao, gấp nhiều lần so
với số tiền ban đầu.
Tuy nhiên, khi nạn nhân
muốn rút tiền, các đối tượng
sẽ đưa ra các lý do như: Sai
nội dung nên hệ thống chưa
xử lý, nộp các khoản thuế,
phí rút tiền... nhằm lôi kéo, ép
buộc nạn nhân chuyển thêm
tiền vào tài khoản của chúng.
Khi nạn nhân không còn
khả năng chi trả hoặc phát
hiện bị lừa đảo, các đối tượng
sẽ vô hiệu hóa tài khoản trên
ứng dụng, xóa nạn nhân khỏi
các hội nhóm trao đổi và chặn
liên lạc.
Giả công an yêu cầu
kích hoạt VNeID
Cũng liên quan đến tình
trạng lừa đảo trên không
gian mạng, chiêu trò giả mạo
công an yêu cầu kích hoạt
ứng dụng VNeID cũng trở
nên phổ biến.
Cụ thể, các đối tượng lừa
đảo giả mạo công an gọi
điện thoại yêu cầu người dân
cài đặt, kích hoạt ứng dụng
VNeID với mục đích chiếm
quyền kiểm soát điện thoại,
đánh cắp thông tin cá nhân
và chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng lừa đảo sẽ
gọi điện thoại hoặc nhắn tin
hướng dẫn người dân cài
đặt ứng dụng VNeID (ứng
dụng giả mạo) để kích hoạt
tài khoản định danh điện tử
thông qua đường link do đối
tượng cung cấp.
Sau khi cài đặt, đối tượng
nhanh chóng chiếm quyền
kiểm soát điện thoại, đánh
cắp thông tin cá nhân liên
quan đến tài khoản ngân hàng
thông qua việc yêu cầu người
dùng cho phép ứng dụng giả
mạo truy cập danh bạ, vị trí...
Từ đó nhanh chóng thực hiện
lệnh chuyển tiền từ tài khoản
của nạn nhân đến một tài
khoản khác.
Bên cạnh đó, chiêu trò
“lừa chồng lừa” cũng nở rộ
trở lại. Nhiều đối tượng lập
ra các trang fanpage giả mạo
cơ quan chức năng, luật sư,
chuyên gia an ninh mạng...
để cung cấp dịch vụ “lấy lại
tiền bị lừa đảo” nhưng thực
chất để gài bẫy, dụ dỗ nạn
nhân mất tiền thêm lần nữa.
Các đối tượng này dùng tên,
hình ảnh của những cá nhân,
tổ chức là luật sư, chuyên gia
an ninh mạng... để nhận “lấy
lại tiền đã mất” cho những
nạn nhân bị lừa đảo do chơi
chứng khoán, chốt đơn trên
các sàn thương mại điện tử...
Trường hợp “cá cắn câu”,
đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu
nạn nhân chuyển một khoản
tiền với lý do “phí ủy quyền
xử lý”, “phí tư vấn” ... Sau khi
nạn nhân chuyển tiền thành
công, kẻ lừa đảo lập tức chặn
tài khoản và mất liên lạc.
Cẩn trọng
khi chuyển tiền
qua không gian mạng
Trao đổi với PV, ông Võ
Đỗ Thắng, Giám đốc Trung
tâm tư vấn và đào tạo an ninh
mạngAthena, cho biết người
dân trước khi thực hiện giao
dịch chuyển tiền phải thật cẩn
thận. Người dân cần kiểm tra
thông tin của bên nhận tiền,
có thể là địa chỉ, website...
có thật và rõ ràng hay chưa.
Nếu không nắm chính xác
về thông tin và lịch sử làm
việc của người đang giao
dịch thì khả năng mất tiền
xảy ra rất cao.
“Để giảm thiểu khả năng
bị mất tiền qua không gian
mạng, trước khi chuyển tiền
hãy yêu cầu người nhận tiền
video call (gọi bằng hình ảnh)
để xác minh, nhận diện, chụp
lại màn hình để làm chứng cứ
khi xảy ra sự cố” - ông Thắng
nhấn mạnh.
Đồng thời, để bảo vệ quyền
lợi của mình, người dân cần
thu thập và lưu giữ bằng
chứng như hình ảnh CCCD
của đối tượng, sao kê chuyển
khoản, số điện thoại, ghi âm
cuộc gọi hoặc tin nhắn xác
nhận đã nhận tiền... Nếu nạn
nhân phát hiện bị lừa đảo,
cần nhanh chóng làm đơn
tố giác, gửi kèm toàn bộ tài
liệu, chứng cứ tới cơ quan
chức năng để kịp thời ngăn
chặn hành vi vi phạm để lấy
lại tiền đã mất.
Cũng theo ôngThắng, hành
vi lừa lấy lại tiền đã mất là
hoạt động lừa đảo mà một số
đối tượng lập ra nhằm chiếm
đoạt tài sản. Ngoài ra, trong
quá trình thực hiện hành vi
lừa đảo, các đối tượng còn
yêu cầu cung cấp thông tin
cá nhân, từ đó khống chế nạn
nhân, tìm cách gài bẫy nạn
nhân và lừa số tiền lớn hơn.
Vì vậy, trước khi thực hiện
giao dịch chuyển tiền phải
tìm hiểu địa chỉ, đơn vị đối
tượng đang giao dịch... Nếu
không có hoạt động hoặc văn
phòng ảo thì tuyệt đối không
chuyển tiền.•
HUỲNHTHƠ- THẢOHIỀN
G
ầnđây, lực lượng cơquan
chức năng nói chung và
báo
Pháp Luật TP.HCM
liên tiếp nhận được nhiều
phản ánh của người dân về
việc bị lừa qua mạng với số
tiền lên đến hàng tỉ đồng.
Đáng nói là sau mỗi lần
cơ quan chức năng đăng tải
khuyến cáo đến bạn đọc thì
thủ đoạn và chiêu thức của
các kẻ lừa đảo càng tinh vi
hơn. Dưới đây là các thủ đoạn
lừa đảo trên không gian mạng
phổ biến hiện nay mà người
dân cần hết sức cảnh giác.
Sụp bẫy
đầu tư tài chính
Nổi bật trong các chiêu trò
lừa đảo phổ biến hiện nay là
chiêu lừa đảo đầu tư tài chính,
chứng khoán trên mạng.
Ban đầu, các đối tượng thiết
lập các sàn giao dịch, trang
web, đường link, ứng dụng
giả mạo sàn giao dịch quốc
tế hoặc có tên giống với một
số công ty chứng khoán, quỹ
đầu tư có danh tiếng.
Sau đó, mời chào nhà đầu
tư tham gia các nhóm tư vấn,
trao đổi qua Zalo, Telegram.
Khi phát hiện con mồi, các
đối tượng và đồng bọn liên
tục nhắn tin, gọi điện thoại
thuyết phục. Đồng thời cam
kết nếu đầu tư thua lỗ thì được
bù thiệt hại và nhận giá ưu
đãi khi mua các mã cổ phiếu
thông qua kênh của quỹ đầu
tư giả mạo.
Trong vài phiên giao dịch
đầu, đối tượng lừa đảo tạo
các giao dịch ảo trên các
trang thông tin điện tử và
ứng dụng mà chúng cung
cấp từ trước khiến tài khoản
của “con mồi” liên tục có lợi
“Trước khi thực hiện
giao dịch chuyển tiền
phải tìmhiểu địa
chỉ, đơn vị đối tượng
đang giao dịch... Nếu
không có hoạt động
hoặc văn phòng ảo
thì tuyệt đối không
chuyển tiền.”
Nhiều nạn nhân bị lừa
đảo vì các chiêu thức
ngày càng tinh vi.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Lừa đảo qua không gian
mạng bủa vây nạn nhân
Các chiêu thức ngày càng biến tướng tinh vi
khiến nhiều nạn nhânmất cảnh giác, rơi vào bẫy.
Thạnh, TP.HCM) cho biết chị bị lừa bởi chiêu thức nhận
thông báo trúng thưởng. Các đối tượng lừa đảo tiếp cận
chị qua mạng Zalo để thông báo mua hàng và trúng
thưởng. Ban đầu họ gửi tặng chị một nồi cơm điện, sau đó
chị tin tưởng và tham gia vào nhóm của họ qua Telegram
để thực hiện nhiệm vụ nhận thưởng.
“Họ nói rằng các giải thưởng sẽ có giá trị lớn hơn và
nhiệm vụ mà tôi thực hiện là chuyển khoản để nhận tiền
lãi. Cứ theo vòng lặp họ tạo ra, tôi đã chuyển gần 4 tỉ
đồng. Tôi cũng đã trình báo sự việc đến cơ quan công an
nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó lấy lại tiền vì thông tin của các
đối tượng quá ít. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình với hy
vọng mọi người phải thật cảnh giác, đừng nhẹ dạ cả tin để
rồi rơi vào bẫy” - chị N nói.
HUỲNH THƠ
tịch Tập đoàn VNPT, Phó
Chủ tịch Hiệp hội An ninh
mạng quốc gia, cho biết vai
trò của các nhà mạng trong
cuộc chiến chống lừa đảo này
rất quan trọng.
“Càng chuyển đổi số nhiều
thì nguy cơcàng cao.Tội phạm
thì ở trong tối, trong khi chúng
ta ở ngoài sáng. Câu chuyện
phòng, chống lừa đảo trên
không gian mạng ngày càng
phức tạp, nhà mạng có vai
trò trong đó” - ông Thái nói.
Với vai trò là nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông, dịch vụ
số, nhà mạng cần tuân thủ
các quy định pháp luật, phát
triển và sử dụng các công cụ,
giải pháp phòng, chống lừa
đảo. Nhà mạng còn phải đảm
bảo một vai trò thứ ba là phát
triển và cung cấp các dịch vụ
phòng, chống lừa đảo.
Tuy nhiên, vấn đề quan
trọng nhất mà nhà mạng phải
xử lý chính là câu chuyện SIM
rác, đã gây nhức nhối trong
nhiều năm qua nhưng việc
giải quyết vẫn chưa triệt để.
Theo ông Thái, các nhà
mạng phải có trách nhiệm
trong việc phát triển các công
cụ, giải pháp phòng, chống
lừa đảo. Một trong những
giải pháp quan trọng là phát
triển, xây dựng các công
cụ định danh (Brandname)
trên hạ tầng viễn thông, bao
gồm SMS Brandname, Voice
Brandname. Khi có cuộc gọi,
tin nhắn đến, người dùng di
động có thể định danh được
rõ người liên lạc là ai, điều
này sẽ góp phần làm giảm
bớt hoạt động lừa đảo.
Phó chủ tịch Hiệp hội An
ninh mạng quốc gia cho rằng
các nhà mạng cần phối hợp,
chung tay triển khai đồng
bộ việc định danh, xác thực
người dùng và dịch vụ, cung
cấp các dịch vụ viễn thông
theo định danh, phát triển
công cụ bảo vệ chủ động
và sử dụng năng lực viễn
thông, công nghệ số để tuyên
truyền nâng cao nhận thức,
hiểu biết về các hình thức
lừa đảo, cách sử dụng không
gian mạng an toàn.•
Thượng tướng Lương TamQuang, Thứ trưởng Bộ Công an,
phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VT
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook