8
Đô thị -
Thứ Sáu31-5-2024
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa
phê duyệt kết quả nghiên cứu Đề án phát triển ngành công
nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền trên địa bàn TP.
Theo đó, Đà Nẵng đặt mục tiêu đẩy mạnh hoạt động khai
thác du thuyền đường thủy nội địa trên các tuyến sông Hàn,
sông Cu Đê, sông Cổ Cò, vịnh Đà Nẵng. Đồng thời khai
thác ổn định các tuyến từ bờ ra đảo, kết nối với đảo Cù Lao
Chàm, Lý Sơn. Qua đó, Đà Nẵng muốn nâng cao vai trò
quốc tế trong lĩnh vực du thuyền của TP, khẳng định vị thế
là một trong những điểm đến ưu tiên trong hải trình du lịch
quốc tế tại châu Á.
Đến năm 2030, Đà Nẵng tập trung xây dựng hạ tầng bến
du thuyền quốc tế gắn với dịch vụ tầm cỡ quốc tế tại vịnh
Đà Nẵng. TP từng bước hình thành hạ tầng ban đầu của
công nghiệp du thuyền, kêu gọi đầu tư cơ sở đóng mới du
thuyền cỡ vừa và nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ du thuyền tại
Đà Nẵng có mục tiêu đóng góp 2%-3% GRDP của TP.
Đến năm 2050, Đà Nẵng phát triển công nghiệp đóng
mới du thuyền chuyên nghiệp, hiện đại và chuyển đổi bến
cảng Tiên Sa thành bến cảng du thuyền quốc tế. Đồng thời
đưa dịch vụ du thuyền trở thành thương hiệu đặc trưng của
TP, nâng mức đóng góp vào GRDP đạt khoảng 4%-5%.
Cụ thể, Đà Nẵng sẽ đầu tư/kêu gọi đầu tư 38 dự án du
thuyền với tổng mức đầu tư khoảng 7.260 tỉ đồng. Trong
đó có năm bến du thuyền quốc tế, 33 bến du thuyền thông
thường.
Một số dự án du thuyền tiêu biểu như bến du thuyền tại
khu nghỉ dưỡng InterContinental Peninsula Resort ở bán
đảo Sơn Trà, bến du thuyền tại Khu du lịch Làng Vân, bến
du thuyền ở chân cầu Rồng, bến du thuyền Bạch Đằng gần
cầu Nguyễn Văn Trỗi, bến du thuyền DHC Marina…
Với du thuyền, Đà Nẵng ưu tiên phát triển các dịch vụ
như thương mại, cảng bến, vận chuyển hành khách, dịch
vụ an ninh và an toàn hàng hải. Theo đề án, các hoạt động
công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền sẽ tạo ra
khoảng 8.800 việc làm mới ở giai đoạn năm 2025, 35.000
việc làm ở giai đoạn 2025-2030 và 57.000 việc làm ở giai
đoạn sau năm 2030.
TẤN VIỆT
Cao điểm hè: Hàng không tăng
chuyến, du lịch lên tour “mỏi tay”
Vàomùa cao điểmdu lịch, ngành hàng không và du lịch sẵn sàng đón lượng khách khủng trong năm.
THUTRINH
V
àomùacaođiểmhè (tháng
6 và tháng 7), ngành du
lịch và hàng không tất bật
chuẩn bị phục vụ hành khách
cho kỳ nghỉ kéo dài và mong
đợi một mùa bội thu.
Lượng khách
đặt tour đạt
40%-50% kế hoạch
Mùa hè là thời gian các gia
đình lên kế hoạch đi du lịch.
Các công ty lữ hành cũng đã
lên tour “mỏi tay”, nhất là các
điểm đến là du lịch biển. Theo
bà Phạm Phương Anh, Tổng
Giám đốc Công ty CPTruyền
thông Du lịch Việt, hiện nay
nhu cầu du khách đăng ký các
tour nội địa đang chiếm tỉ lệ
hơn 40%. Tại miền Trung và
miền Nam, các tuyến biển
không quá xa TP.HCM thu hút
nhiều du khách như TP.HCM
- Phan Thiết, Nha Trang, Ninh
Thuận, Quy Nhơn. Phía Bắc
có Hà Nội - Sầm Sơn, Cát Bà,
Hạ Long...
Các tuyến nội địa đang có
xu hướng tăng nhiều, nổi bật
là tour đoàn của tổ chức, công
ty tổ chức hội nghị, hội thảo
(MICE), teambuilding tại TP
biển. Lượng khách MICE
hiện chiếm hơn 30% so với
tổng lượng khách du lịch mùa
hè. Đối với tour du lịch nước
ngoài, hiện một số tuyến đã
bán được trên 30% gồm Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
châu Âu...
“Tất cả tuyến tour nội địa
của chúng tôi còn tách riêng
vé máy bay, tour tại điểm đến
để tạo thuận lợi cho du khách
săn vé giá rẻ. Đồng thời, công
ty vẫn cung cấp dịch vụ khách
sạn, vé máy bay theo yêu cầu
Khách quốc tế tăng mạnh
Đại diện Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết tổng lượng
khách quốc tế trong năm tháng đầu năm 2024 (7,6 triệu lượt)
tăng 3,9% so với thời điểm trước dịch COVID-19 (năm 2019)
cho thấy sự phục hồi tích cực của du lịch Việt Nam. Trong đó,
khách quốc tế đến Việt Nam vào tháng 5 đạt gần 1,4 triệu lượt.
Đặc biệt, khi cả nước đang bước vào mùa cao điểm du lịch
hè. Lượng khách du lịch nội địa đạt 12 triệu lượt (tháng 5), trong
đó có khoảng 8 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng lượng khách
du lịch nội địa trong năm tháng đầu năm 2024 đạt 52,5 triệu
lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm tháng đầu năm 2024 ước
tính đạt 352.000 tỉ đồng.
Đại diện hãng
VietJet đánh giá
những đường bay
du lịch trong nước
vào dịp hè đều tăng
tải, ngoài ra hãng
còn mở thêm các
đường bay Thanh
Hóa, Vinh,
Nha Trang…
Hiện tại lượng tour du lịch bán ra từ công ty lữ hành đạt 40%-50%kế hoạch hè. Ảnh: TT
Bến du thuyền tại chân cầuNguyễn Văn Trỗi, TPĐàNẵng.
Ảnh: TẤNVIỆT
Đầu tưhơn7.200 tỉ phát triển38dựándu thuyền tạiĐàNẵng
riêng của từng nhóm khách”
- bà Phương Anh nói.
Tour hè khách đoàn và khách
lẻ đã triển khai được gần 50%
kế hoạch kinh doanh hè của
Công ty Lữ hành Vietluxtour.
“Chúng tôi đặt mục tiêu tăng
trưởng 25%-30% ở các thị
trường nội địa và quốc tế, riêng
thị trường khách MICE tăng
trưởng khoảng 30% so với
cùng kỳ năm ngoái” - bà Trần
Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp
thị, truyền thông Công ty Lữ
hành Vietluxtour, thông tin.
Theo các chuyên gia, tháng
5 hằng năm lượng khách đi du
lịch sụt giảm, lý do là khách
vừa trải qua dịp lễ 30-4 và 1-5.
Vì thế, các gia đình thường
không chọn du lịch tháng 5,
mà đặt tour cho tháng 6 và
tháng 7. Dịp hè, khách du lịch
Việt Nam cũng có xu hướng
ưu tiên cho các kỳ nghỉ ngắn
ngày cho các chuyến du lịch
nước ngoài. Mốc cao điểm
dự báo sẽ rơi vào tháng 6 và
tháng 7.
Ông Đặng Mạnh Phước,
CEO The Outbox Company,
phân tích mức chi tiêu trung
bình của khách du lịch Việt
Nam dự kiến cho chuyến du
lịch nước ngoài hè này có thể
rơi vào khoảng 1.000-1.500
USD. Mức chi tiêu sẽ khác
nhau tùy thuộc vào điểm đến
mà du khách lựa chọn. Với các
điểm đến nằm ngoài châu Á,
du khách Việt Nam sẵn sàng
chi trả hơn 2.000 USD cho
một chuyến đi.
“Thị trường du lịch nước
ngoài của Việt Nam vẫn tiếp
tục thể hiện tiềm năng tăng
trưởng tốt trong đợt cao điểm
du lịch hè sắp tới và là cơ hội
cho các doanh nghiệp du lịch
trong nước và các điểm đến
quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi các
điểm đến và doanh nghiệp
cần có một cách tiếp cận đa
chiều và sâu sắc hơn trên nền
tảng thấu hiểu du khách” - ông
Phước nhận định.
Ông Varun Grover, Giám
đốc quốc gia của Booking.
com tại Việt Nam, lại đánh
giá: “Mùa hè luôn là mùa cao
điểm của du lịch nhưng trong
những năm gần đây, chúng tôi
nhận thấy sự thay đổi đáng kể
trong cách người Việt Nam trải
nghiệm mùa hè. Dù là du lịch
trong nước hay nước ngoài,
du khách đang ngày càng yêu
thích các điểm đến giàu bản
sắc văn hóa hoặc những nơi
nghỉ dưỡng thú vị, với khao
khát trải nghiệm du lịch đa
chiều hơn”.
Hàng không
bơm hàng triệu vé
vào dịp hè
Bước vào cao điểm hè, các
hãng hàng không Việt Nam
đã chuẩn bị đội bay, nguồn
nhân lực, thiết bị để phục vụ
nhu cầu đi lại tăng cao trong
năm. Dù đội bay chủ lực thiếu
hụt nhưng VietJet vẫn cung
ứng thêm 1,4 triệu vé trên
các đường bay từ TP.HCM
và Hà Nội đi Đà Nẵng, Nha
Trang, Quy Nhơn, Phú Yên,
Phú Quốc, Đà Lạt…
Đại diện hãng VietJet đánh
giá những đường bay du lịch
trong nước vào dịp hè đều tăng
tải, ngoài ra hãng cònmở thêm
các đường bay Thanh Hóa,
Vinh, Nha Trang...
Hãng này cũng tăng cường
46% số chuyến bay đêm so
với thường lệ, tương đương
3.100 chuyến trên các đường
bay từ Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng, Nha Trang đi và đến
các tỉnh. Đáng chú ý, VietJet
cũng mở bán vé kích cầu đối
với các chuyến bay đêm từ
TP.HCM đi các tỉnh, TP phía
Bắc như Hà Nội, Hải Phòng,
Vinh, Thanh Hóa.
Ngoài ra, từ đầu tháng 6,
VietnamAirlines tăng chuyến
bay giữa Đà Nẵng và Đà Lạt
kích cầu du lịch miền Trung -
TâyNguyên. Hãng này dự kiến
khai thác ba chuyến bay mỗi
tuần trên đường bay giữa Đà
Nẵng và Đà Lạt vào các ngày
thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.
Hiện nay, giá vé máy bay
đang neo cao cũng khiến nhiều
người dân ít lựa chọn du lịch
bằng đường hàng không. Đó
cũng là lý do khiến lãnh đạo
sân bay các tỉnh lo ngại, tần
suất khai thác trên các đường
bay dịp hè năm nay khá thấp,
do đội bay của các hãng thiếu
hụt. Đơn cử sân bay Đồng
Hới (Quảng Bình) mỗi ngày
có tám chuyến, trong khi địa
phương này có tiềm năng du
lịch cả rừng lẫn biển phong
phú. Chuyến bay ít sẽ khiến
lượng khách du lịch sụt giảm,
giá vé đồng thời đẩy cao.
Đại diện sân bay Phú Quốc
cho biết năm 2024 sân bay
này sẽ phục vụ khoảng 4 triệu
lượt khách đến đảo ngọc, tuy
nhiên do các hãng thiếu máy
bay nên kỳ vọng lượng khách
quốc tế nhiều hơn để bù đắp
khách nội địa.•