13
VIẾT LONG
V
ới quan điểm “lấy người
dân, doanh nghiệp làm
trung tâm phục vụ”,
BHXHViệt Nam đã và đang
triển khai song song các hình
thức chi trả lương hưu và trợ
cấp BHXH. Theo đó, người
hưởng hoàn toàn có thể tự
lựa chọn hình thức nhận chế
độ BHXH phù hợp nhất và
tối ưu nhất đối với bản thân.
Triển khai linh hoạt
nhiều hình thức
chi trả
Theo BHXH Việt Nam,
thời gian qua, ngành tích cực
tuyên truyền tới các tầng lớp
nhân dân và triển khai hiệu
quả đa dạng các hình thức
chi trả lương hưu và trợ cấp
BHXH linh hoạt, phù hợp
theo nhu cầu của người thụ
hưởng.
Cụ thể, người hưởng có
quyền lựa chọn hình thức
nhận lương hưu và trợ cấp
BHXH đầy đủ, kịp thời theo
một trong các hình thức chi
trả sau: Trực tiếp từ cơ quan
BHXH hoặc tổ chức dịch
vụ được cơ quan BHXH ủy
quyền; thông qua tài khoản
tiền gửi của người lao động
mở tại ngân hàng; thông qua
người sử dụng lao động.
ÔngNguyễnVănTĩnh, Phó
Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế
toán (BHXH Việt Nam), cho
biết: Nhằm đảm bảo chi trả
chế độ BHXH đầy đủ, kịp
thời tới từng người tham gia
và thụ hưởng chính sách, song
song với việc chi trả qua tài
khoản cá nhân tại ngân hàng,
cơ quan BHXH vẫn tiếp tục
thực hiện chi trả lương hưu
và trợ cấp BHXH bằng tiền
mặt đối với người hưởng có
nhu cầu.
Thêm vào đó, BHXH Việt
Nam đã quy định đối với
người hưởng lương hưu, trợ
cấp BHXH hằng tháng là
người già yếu, cô đơn, ốm
đau, bệnh tật mà không có
khả năng đi đến điểm chi trả
để nhận lương hưu, trợ cấp
BHXH, cơ quan bưu điện
thực hiện chi trả miễn phí tận
nơi cư trú cho người hưởng.
Hình thức chi trả trong
trường hợp đặc biệt này đã
nhận được nhiều phản hồi tích
cực trong việc tạo thuận lợi
tối đa giúp người thụ hưởng
nhận chế độ BHXH đầy đủ,
kịp thời theo quy định.
Hình thức chi trả
không dùng tiền mặt
nhiều tiện ích
Chính phủ đang có chủ
trương đẩy mạnh thực hiện
thanh toán không dùng tiền
mặt. Mục tiêu đem lại những
gì tốt nhất cho người tham
gia, thụ hưởng chính sách.
Vì vậy, thời gian qua BHXH
Việt Nam đã tích cực phối
hợp với các bộ, ngành liên
quan tuyên truyền, phổ biến
những lợi ích của việc nhận
chế độ qua tài khoản với tinh
Người dân có thể chọn hình thức nhận lương hưu và trợ cấp BHXH. Ảnh: T.DUY
100% thủ tục được cấp trực tuyến
ở mức độ 4
Xác định công tác phục vụ người hưởng luôn là nhiệm
vụ trọng tâm, ngành BHXHViệt Namkhông ngừng cải cách
hành chínhmạnhmẽ: Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành
chính từ 114 thủ tục (năm 2015) xuống chỉ còn 25 thủ tục,
trong đó 100% thủ tục được cung cấp trực tuyến ở mức độ
4; thực hiện giao dịch điện tử với các tổ chức, cá nhân ở tất
cả lĩnh vực nghiệp vụ...
Đáng chú ý, đến hết năm 2023, cả nước đã có khoảng
64% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp
qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị.
Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết
tật Việt Nam, cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết
tật, trong đó hơn 2 triệu người là trẻ em. Tại buổi lễ phát
động chương trình tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường,
ngày 31-5, bà Dương Thị Bích Diệp, Chủ tịch Quỹ vì trẻ
em khuyết tật Việt Nam, nhấn mạnh: “Việc được tiếp cận
tri thức là quyền của trẻ khuyết tật, không phải điều cần
được người khác tặng nhưng thực tế đó vẫn là một ước
mơ không dễ dàng”.
Vì là khuyết tật nên có tới hơn 90% trẻ thiếu điều kiện
tiếp cận ít nhất hai trong số các dịch vụ xã hội cơ bản gồm
giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,
thông tin, hội nhập xã hội và môi trường sống an toàn.
Và tình trạng này nghiêm trọng hơn với các em đến từ
các gia đình nghèo, hay sống ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, khi hầu hết trẻ khuyết tật dưới 17 tuổi ở nhóm
này mang những khiếm khuyết về vận động, thính giác,
ngôn ngữ, thị giác, trí tuệ...
“Trẻ khuyết tật vẫn luôn là nhóm thiệt thòi nhất trong
những người thiệt thòi, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp cận
giáo dục. Các em phải đối mặt với những thách thức đáng
kể trong cuộc sống hằng ngày và nhiều hình thức phân
biệt đối xử, dẫn đến nguy cơ bị tách biệt khỏi xã hội và
trường học” - bà Diệp nói.
Chủ tịch Quỹ vì trẻ em khuyết tật Việt Nam lấy dẫn
chứng thống kê của UNICEF năm 2016, tỉ lệ trẻ khuyết tật
đi học ngày càng giảm theo cấp học và đến cấp THPT chỉ
có 39,35% em được đi học. Cơ hội tiếp cận Internet của
trẻ khuyết tật là 40,9%.
Trong khi đó, tiếp cận tri thức đối với trẻ khuyết tật
quan trọng hơn rất nhiều so với người bình thường. Vì đó
là cánh cửa duy nhất để các em bắt đầu hòa nhập với cuộc
sống, để ước mơ, để khẳng định bản thân và để cống hiến.
Tuy nhiên, theo khảo sát của UNICEF, chỉ 42,7% người
được hỏi đồng tình với quan điểm “trẻ khuyết tật nên học
và được đi học cùng trẻ khác”.
Bà Diệp nói: “Những con số trên cho thấy việc được tiếp
cận tri thức là ước mơ không dễ dàng đối với trẻ khuyết
tật. Chúng ta cần xác định việc đảm bảo tất cả trẻ khuyết
tật được tiếp cận giáo dục và hòa nhập xã hội là một trong
những mục tiêu không thể thiếu khi hướng tới sự phát triển
bền vững. Đó là quyền các em đương nhiên được hưởng
chứ không phải là điều chúng ta tặng cho các em”.
Theo ông Nguyễn Đồng Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên
(Bộ Ngoại giao), dù đối mặt với những hạn chế về thể
chất, các em là trẻ khuyết tật vẫn luôn cháy bỏng khát
khao học hỏi, hòa mình vào cuộc sống và sống một cuộc
đời trọn vẹn.
“Chương trình tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường sẽ
mang lại những giá trị vô cùng thiết thực cho các bạn có
hoàn cảnh đặc biệt. Trong quá trình lan tỏa những giá trị
ấy, chúng ta cũng sẽ giúp chính mình bởi khi được làm
những công việc có ý nghĩa, cuộc sống của mỗi người sẽ
có giá trị hơn” - ông Đồng Anh nói.
Chương trình tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường được tổ
chức, phát động bởi Quỹ vì trẻ em khuyết tật Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Cứu trợ
trẻ em tàn tật Việt Nam và cổng thông tin điện tử nhân đạo
quốc gia 1400.
Hoạt động nhằm vận động nguồn lực từ các cơ quan, tổ
chức và người dân chung tay ủng hộ, gây quỹ tặng 1.000
phần quà cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, có khả
năng và mong muốn đi học, thuộc 10 tỉnh biên giới vùng cao:
Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng
Ninh, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, hiện thực hóa
ước mơ được đi học trong năm học mới 2024-2025.
Chương trình có mức hỗ trợ mỗi em 2 triệu đồng. Số
tiền này giúp các em đóng học phí hoặc mua trang thiết
bị và sinh hoạt phí trong quá trình học tập của năm học
2024-2025.
THANH THANH
Đời sống xã hội -
ThứBảy 1-6-2024
3 hình thức nhận lương hưu
và trợ cấp BHXH
BHXHViệt Namđang triển khai cùng lúc ba hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXHđể người dân
có thể lựa chọn.
thần là để người tham gia, thụ
hưởng tự nguyện tham gia.
Theo ông Nguyễn Văn
Tĩnh, việc triển khai thực
hiện chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH không dùng tiền
mặt là đúng chủ trương của
Chính phủ, Thủ tướng và có
nhiều ưu điểm, tiện ích. Cụ
thể như giúp người hưởng
BHXH không phải tập trung
nhận tiền và ký danh sách chi
trả tại các điểm chi trả. Từ
đó, tiết kiệm được thời gian
và công sức đi lại. Đồng thời
đảm bảo người hưởng nhận
chế độ BHXH được đầy đủ,
nhanh chóng, chính xác, kịp
thời, an toàn, đúng thời gian
quy định...
Ngoài ra, hiện nay hệ thống
ngân hàng thương mại rộng
khắp, các phương tiện thanh
toán không dùng tiềnmặt cung
cấp nhiều tiện ích, tích hợp
nhiều tính năng hỗ trợ khách
hàng trong giao dịch như rút
tiềnmặt, tra cứu số dư, chuyển
tiền, nộp tiền, thanh toán hóa
đơn... nên người hưởng gặp
rất nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, hình thức chi
trả qua tài khoản cá nhân tại
ngân hàng phù hợp với tình
hình phát triển của đất nước.
Qua đó, góp phần tích cực hơn
nữa trong việc thực hiện hiệu
quả chiến lược tài chính toàn
diện quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 và
chỉ thị của Thủ tướng về việc
đẩy mạnh triển khai các giải
pháp thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam.
“Việc này đem lại những
lợi ích thiết thực cho người
hưởng và góp phần vào công
cuộc hiện đại hóa nền kinh tế
- xã hội đất nước…” - BHXH
Việt Nam nhấn mạnh.•
Tiếp sức hàngngàn trẻ khuyết tật đến trường
Ba hình thức chi trả
gồm: Trực tiếp từ cơ
quan BHXH hoặc tổ
chức dịch vụ được
cơ quan BHXH ủy
quyền; thông qua
tài khoản tiền gửi
của người lao động
mở tại ngân hàng;
thông qua người sử
dụng lao động.
Các học sinh
khiếmthị
Trường Phổ
thông cơ sở
NguyễnĐình
Chiểu (Hà
Nội) thể hiện
tài năng.
Ảnh: BTC