8
Đô thị -
ThứBảy1-6-2024
Có những nơi ngập tới 0,5 m trong trận mưa
đầu mùa
Tại buổi tọa đàm, ông Mai Hữu Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức,
cho biết TP Thủ Đức có hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển trong tương lai. Vừa qua, có những trậnmưa gây ngập 0,5m, gây khó
khăn cho người dân trong sinh hoạt và kinh doanh. Vì vậy, TP Thủ Đức rất
muốn tìm ra giải pháp để đẩy nhanh các dự án, triển khai sớm hơn nhằm
giải quyết ngập cho TP Thủ Đức.
“Thông qua buổi tọa đàm, tôi mong các chuyên gia có góp ý về tiêu
chuẩn kỹ thuật thoát nước hiện nay còn phù hợp không? Khu vực chợ Thủ
Đức là vùng trũng, chênh lệch cao độ rất lớn làm sao để giảmngập? TPThủ
Đức cũng có nhiều công trình, giải pháp phi công trình song vẫn chưa giải
quyết tình trạng ngập hiện nay” - ông Quyết nhấn mạnh.
Ông LưuTrọngNghĩa,Trưởng phòng Giao thông công chínhTPThủĐức,
cho biết: Năm2021, Thủ Đức tiến hành rà soát các điểmngập thì phát hiện
37 điểmngập, 24 điểm theo dõi ngập.Trong đó,ThủĐức quản lý, giải quyết
26 điểmngập, 20 điểm theo dõi ngập. Các sở, ngành quản lý, giải quyết 11
điểm ngập, bốn điểm theo dõi ngập.
Đến nay đã giải quyết dứt điểm 13/26 điểm ngập (đạt 50% chỉ tiêu), đã
giải quyết dứt điểm8/20 điểm theo dõi ngập. Như vậy, hiện tại trên địa bàn
TP Thủ Đức còn tồn tại 24 điểm ngập và 13 điểm theo dõi ngập.
ĐÀOTRANG
S
áng 31-5, UBND TP Thủ Đức
đã tổ chức tọa đàm Thực trạng
và giải pháp giảm ngập nước
trên địa bàn TP Thủ Đức. Tại đây,
các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải
pháp giảm ngập gồm giải pháp công
trình và phi công trình. Đồng thời
kiến nghị sớm giải quyết bài toán
giảmngập cho khu vực chợThủ Đức.
Hơn 4.400 tỉ đồng chống
ngập cho TP Thủ Đức
Theo UBND TP Thủ Đức, khu
vực chợ Thủ Đức đang là điểm
ngập rất nặng trên địa bàn TP Thủ
Đức. Các tuyến đường có độ dốc
tự nhiên như Võ Văn Ngân, Kha
Vạn Cân... ngập lên đến 0,5 m.
Thời gian rút hết nước phải từ 30
phút đến 1 giờ đồng hồ. Nguyên
nhân xác định là lượng mưa lớn,
tập trung trong thời gian ngắn
trong khi TP Thủ Đức lại giống
như một lòng chảo.
Trong khi đó, hệ thống thoát nước
có đường kính nhỏ, việc thoát nước
kém, các dự án thoát nước trên đường
Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành
chưa được triển khai. Lượng nước đổ
về chợ Thủ Đức rất lớn song không
thể thoát ra kênh Cầu Ngang.
Ông Lưu Trọng Nghĩa, Trưởng
phòng Giao thông công chính TP
Thủ Đức, cho biết hiện nay, người
dân chưa hiểu được mục tiêu thoát
nước của đường Võ Văn Ngân và
cho rằng dự án vừa làm xong nhưng
đường vẫn ngập.
“Thực chất dự án đường Võ Văn
Ngân chỉ thu nước cho một số khu
vực cục bộ chứ không thể thoát
nước cho khu vực chợ Thủ Đức.
Tất cả lượng nước trên đều đổ về
chợ nên khả năng thoát nước không
kịp (chỉ giải quyết khoảng 20%). Vì
vậy, để giải quyết bài toán chống
ngập cho TP Thủ Đức cần có một
giải pháp tổng thể cho cả khu vực
mới có thể xóa ngập” - ông Nghĩa
phân tích.
Trưởng phòng Giao thông công
chính TP Thủ Đức cho biết trước
mắt, TP Thủ Đức sẽ nạo vét ở rạch
Thủ Đức, rạch Cầu Ngang cả trước
và sau lưu vực. Bên cạnh đó là lắp
đặt mương để thoát nước về rạch Cầu
Ngang. Đồng thời, thay thế ngay rạch
Cầu Ngang để đảm bảo đồng bộ cho
cả khu vực này.
Giải pháp dài hạn là đẩy nhanh
tiến độ triển khai dự án cải tạo hệ
thống thoát nước khu vực chợ Thủ
Đức (các đường Dương Văn Cam,
Đặng Thị Rành, Kha Vạn Cân và Hồ
Văn Tư) với tổng kinh phí khoảng
70 tỉ đồng. Đồng thời khẩn trương
thực hiện dự án xây dựng mới cống
rạch Cầu Ngang để tăng cường khả
năng thoát nước phần thượng lưu
với tổng kinh phí khoảng 27 tỉ đồng.
Chống ngập ở
TP Thủ Đức còn
nhiều thách thức
Hiện trên địa bàn TPThủĐức còn tồn tại 24 điểmngập và 13
điểm theo dõi ngập, TP cần chi khoảng 4.400 tỉ đồng để triển khai
hàng loạt dự án chống ngập.
Ngoài ra còn có một số giải pháp
khác như xây dựng kè, cải tạo, nạo
vét rạch Thủ Đức kết hợp xây dựng
trạm bơm (đoạn từ cầu Ngang đến
sông Sài Gòn) với quy mô xây dựng
kè dự ứng lực dài 3.000 m; xây
dựng trạm bơm công suất 84.000
m
3
/giờ; xây dựng đường dọc rạch
các đoạn có trong quy hoạch; bổ
sung các đoạn theo quy hoạch chưa
có... Tổng kinh phí dự kiến khoảng
4.453 tỉ đồng.
Theo Công ty TNHH MTV Quản
lý khai thác dịch vụ Thủy lợi, trước
mắt để giải quyết ngập cho khu vực
chợ Thủ Đức cần có bài toán nạo vét
kênh rạch Thủ Đức, rạch Cầu Ngang.
Trường hợp nếu thoát nước không
kịp và triều cường dâng cần sử dụng
trạm bơm để thoát nước ra ngoài.
Cần kết hợp
nhiều giải pháp
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn
Đăng Tính, Phó Giám đốc phân hiệu
Trường ĐHThủy lợi, cho biết người
dân TP đang bị ám ảnh mỗi khi mưa
và ngập. Trong khi đó, Quyết định
1547/2008 về quy hoạch thủy lợi
chống ngập úng khu vực TP.HCM
đang được triển khai và áp dụng
nhưng không còn phù hợp.
PGS-TS Lê Song Giang, Trường
ĐH Bách khoa TP.HCM, đặt vấn
đề: Cách ứng xử với địa hình là vô
cùng quan trọng, đặc biệt là không
để xảy ra điều bất lợi với khu vực
chợ Thủ Đức. Bởi lẽ hiện nay tình
trạng đô thị hóa, bê tông hóa đang
diễn ra rất cao.
Theo TS Giang, từ năm 2020 mực
nước ở rạch Cầu Ngang, rạch Thủ
Đức đã vượt ngưỡng, do quy hoạch
đường giao thông không thuận lợi
nên nước tập trung về khu chợ Thủ
Đức. Vì vậy, giải pháp là hạn chế
nước không cho về khu vực này.
Đồng thời cải tạo các rạch kết nối để
tiêu thoát nước nhanh nhất.
“Tôi có làm thử một tính toán là
giảm nước về chợ Thủ Đức, chia
nước cho các hướng khác như chống
tràn nước trên mặt cũng đã giảm
ngập được 5 cm. Tuy nhiên, để giải
quyết cần phối hợp tổng thể mới có
thể giảm ngập cho khu vực này” - TS
Giang nói.
Góp ý thêm, PGS-TSChâuNguyễn
Xuân Quang, Viện phó Viện Môi
trường và Tài nguyên, ĐH Quốc
gia TP.HCM, cho rằng TP.HCM
đang triển khai theo Quy hoạch 752,
hiện đang làm theo quy hoạch mới.
Các góc tiếp cận thoát nước đã cũ,
không còn phù hợp và cần thay đổi.
Về dài hạn, nếu không làm gì hết thì
TPThủ Đức sẽ ngập trầm trọng hơn
khi hiện nay lượng mưa và các trận
mưa ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, lũ, nước biển dâng
và bê tông hóa càng làm tình trạng
ngập nặng hơn. Hiện hạ tầng hệ
thống thoát nước cũng đã xuống
cấp, TP.HCM cần có một đề án
nghiên cứu tổng thể từ lượng nước,
hệ thống thoát nước ra sao... để đưa
ra bài toán ứng xử.
“Chúng ta không thể phán đoán
mà không có số liệu cụ thể. Đồng
thời, cần có hướng thoát nước
nhanh hay chậm, tăng khả năng
thấm, trữ nước mưa và cả tái sử
dụng nước mưa để ứng phó. Hiện
nay, các dự án còn gặp nhiều khó
khăn từ nguồn vốn, giải phóng mặt
bằng. Vì vậy, cần tập trung ưu tiên
ngay các dự án cấp bách để có thể
giải quyết ngay vấn nạn ngập cho
mùa mưa năm sau... Riêng khu
vực chợ Thủ Đức cần xem xét có
máy bơm để bơm thoát nước” - TS
Quang đề xuất.
Đặc biệt, hiện nay TP.HCM và
miền Tây cần có tiêu chuẩn thoát
nước riêng, bởi tiêu chuẩn hiện nay
khó thực hiện giải pháp thoát nước đô
thị do chịu ảnh hưởng bởi thủy triều.
Ông Ngô Trùng Dương, Chủ tịch
Hội Khoa học kỹ thuật công nghệ, góp
ý hiện nay đường giao thông không
có các dải cây xanh dọc đường để
giữ nước lại. Hạ tầng đã triển khai
song hệ thống thoát nước lại chưa
được triển khai đồng bộ.
Theo đại diện SởQH-KTTP.HCM,
việc điều chỉnh quy hoạch chung
TP cũng cần có chiến lược tổng thể
với các phương án chống ngập chia
làm bốn vùng, có phương án thoát
nước mưa bền vững. “Có nhiều
chuyên gia đề xuất làm hành lang
kiểm soát ngập. Mong rằng các
chuyên gia và cơ quan quản lý bám
sát quy hoạch chung TP để triển
khai có hiệu quả” - vị đại diện Sở
QH-KT nói.•
Mưa ngập đang là nỗi ámảnh của người dân khi đi qua khu vực chợ ThủĐức. Ảnh: ĐÀOTRANG
Trước mắt để giải quyết
ngập cho khu vực chợ
Thủ Đức cần có bài toán
nạo vét kênh rạch Thủ
Đức, rạch Cầu Ngang.
TP ThủĐức cần chi hơn 4.400 tỉ đồng để giải quyết ngập nước. Ảnh: ĐÀOTRANG