14
Bạn đọc -
ThứBảy 1-6-2024
T
rong tuần qua, những thông tin
về vụ việc một trẻ mầm non
năm tuổi ở Trường Mầm non
Hồng Nhung 2 (tỉnh Thái Bình) tử
vong trên xe đưa đón của trường
do bị bỏ quên đã khiến rất nhiều
bạn đọc bàng hoàng, đau xót và
chia buồn cùng gia đình bé xấu
số. Nhiều bạn đọc kiến nghị phải
có giải pháp để chấn chỉnh tình
trạng trên để không còn tái diễn
cảnh đau lòng.
Cần quy trình đưa đón trẻ
an toàn
Bạn đọc Thái Thanh chia sẻ:
“Đây không phải lần đầu nước ta
xảy ra sự việc đau lòng này. Trước
đây đã có rất nhiều cảnh báo được
đưa ra nhưng vẫn xảy ra sự việc
đáng tiếc. Do đó, cần phải có quy
định về tiêu chuẩn, tiêu chí đối với
những người làm công tác đưa đón
học sinh (HS)”.
“Theo tôi, những người được
giao nhiệm vụ đưa đón trẻ phải là
người được lựa chọn cẩn thận và
có sự giám sát thường xuyên của
lãnh đạo nhà trường. Ngoài ra, cha
mẹ cũng cần phải có trách nhiệm
kiểm tra việc con emmình đến lớp.
Sự việc đã xảy ra rồi, các cơ quan
chức năng sẽ điều tra và có phán
quyết nhưng các bậc phụ huynh
cũng cần ngồi lại với nhà trường
và đưa ra quy trình đưa đón trẻ an
toàn từ nhà đến trường và ngược
lại. Nếu có sự phối hợp chặt chẽ
thì mới không còn xảy ra tình trạng
đau lòng như trên” - bạn đọc Thanh
Xuân nêu ý kiến.
Trong khi đó, bạn đọc PhạmHùng
bình luận: “Đã đến lúc chúng ta
phải hành động đưa ra quy chuẩn,
quy trình cho những xe chuyên chở
HS đến trường. Chúng ta không
thể khi có vụ đau lòng thì phân
tích, nêu lên, hiến kế này nọ rồi
người quản lý trên mỗi xe để hướng
dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm
bảo an toàn cho HS tiểu học, trẻ
em mầm non trong suốt chuyến
đi. Không được để trẻ trên xe khi
người lái xe và người quản lý đã
rời khỏi xe.
Bên cạnh đó, tài xế xe đưa đón
HS, trẻ em mầm non phải có tối
thiểu hai năm kinh nghiệm lái xe
vận tải hành khách. Cơ sở giáo dục,
đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho
tài xế và người quản lý HS, trẻ em
mầm non…
Trong khi đó, dự thảo Luật
Trang bị kỹ thuật để
tránh việc trẻ bị bỏ quên
trên xe
Mặt khác, cách trang bị kỹ thuật,
thiết bị để trẻ thoát ra ngoài khi bị
bỏ quên cũng là một điều đáng lưu
ý.Anh TNN, một kỹ thuật viên ô tô
tại TP.HCM, chia sẻ: Việc đầu tư
các công nghệ để phát hiện trẻ bị bỏ
quên trên xe cũng là điều cần thiết.
Cụ thể, xe chở trẻ đến trường
có thể gắn một hệ thống báo động
đơn giản. Hệ thống này bao gồm
các cảm biến nhiệt độ và chuyển
động, có thể phát hiện sự hiện diện
của người trong xe sau khi xe đã
dừng. Khi hệ thống phát hiện có
người còn lại trong xe, nó sẽ kích
hoạt một âm thanh báo động lớn để
cảnh báo tài xế và người giám sát.
Xe đưa đón HS cũng có thể sử
dụng công nghệ thẻ từ (RFID).
Theo đó, mỗi HS sẽ được phát một
thẻ từ và hệ thống đọc thẻ được lắp
đặt trên xe. Khi HS lên hoặc xuống
xe, hệ thống sẽ tự động ghi nhận
và gửi thông báo đến phụ huynh
và giáo viên. Nếu có HS quên quẹt
thẻ, hệ thống sẽ phát cảnh báo để
tài xế kiểm tra.
“Bằng cách áp dụng các giải pháp
công nghệ chúng ta có thể giảm
thiểu nguy cơ bỏ quên HS trên xe
đưa đón, đảm bảo an toàn cho các
em trong suốt hành trình đi học và
về nhà. Các giải pháp như hệ thống
báo động đơn giản, thẻ từ RFID,
hệ thống camera giám sát cơ bản
với giá thành không cao có thể tiết
kiệm chi phí mà còn dễ dàng thực
hiện” - anh N cho biết.•
Tài xế và cô giáo đã bỏ quên trẻ trên ô tô vào ngày 29-5. Ảnh: CTV
sau một thời gian bị lãng quên cho
đến khi có nạn nhân mới rồi mới
tiếp tục la lên”.
Luật mới sẽ quy định rõ
trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn
giao thông đường bộ (TTATGTĐB)
và Luật Đường bộ đang lấy ý kiến
tại kỳ họp thứ bảy của Quốc hội,
cơ quan soạn thảo đã tiến hành
“vá” các lỗ hổng về việc quản lý
hoạt động vận tải đưa đón HS và
trẻ mầm non bằng ô tô.
Tại dự thảo Luật TTATGTĐB,
cơ quan soạn thảo dành riêng cho
vấn đề quản lý hoạt động chở trẻ
một điều với nhiều nội dung mới.
Cụ thể, dự luật quy định ô tô kinh
doanh vận tải chở HS, trẻ emmầm
non phải đáp ứng các yêu cầu. Trong
đó, xe phải còn hạn đăng kiểm, có
thiết bị giám sát hành trình, nếu xe
từ tám chỗ trở lên gắn thêm thiết
bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
có niên hạn sử dụng không quá 20
năm; có màu sơn theo quy định của
Chính phủ.
Khi đưa đón HS tiểu học, trẻ em
mầm non phải bố trí từ một đến hai
Đường bộ, Bộ GTVT cũng dành
riêng một điều để quy định hoạt
động vận tải đưa đón trẻ em mầm
non, HS bằng ô tô. Cụ thể, dự luật
quy định trường hợp cơ sở giáo
dục tự tổ chức hoạt động đưa đón
trẻ em mầm non, HS phải đáp ứng
quy định về hoạt động vận tải nội
bộ bằng ô tô. Trường hợp đơn vị
kinh doanh vận tải thực hiện đưa
đón trẻ em mầm non, HS bằng ô
tô phải đáp ứng quy định về hoạt
động kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Theo Bộ GTVT, các quy định
trên của hai dự luật đã xác định rõ
và phân biệt loại xe đưa đón HS
với các loại hình kinh doanh vận
tải hành khách khác. Có cơ chế để
quản lý chặt chẽ đối với các loại xe
đưa đón HS, nâng cao chất lượng
dịch vụ và đảm bảo an toàn giao
thông. Đặc biệt, hai dự luật đã gắn
trách nhiệm của đơn vị vận tải, cơ
sở giáo dục đào tạo trong tổ chức
hoạt động và đảm bảo an toàn giao
thông khi đưa đón HS.
Đã đến lúc chúng ta
phải hành động đưa ra
quy chuẩn, quy trình
cho những xe chuyên
chở học sinh đến trường.
Trẻ lại bị bỏ quên trên xe:
Đã đến lúc phải hành động
Bạn đọc cho rằng cần phải có quy định cụ thể về quy trình đưa đón học sinh, áp dụng công nghệ mới
để tránh tái diễn cảnh trẻ bị bỏ quên trên xe dẫn đến tử vong.
NGUYỄNHIỀN-VIẾTLONG-TRÍMINH
Tiêu điểm
Khởi tố thêm tái xế
và hai giáo viên
Liên quan đến vụ bé năm tuổi tử
vong do bị bỏ quên trên xe xảy ra tại
TrườngMầmnonHồngNhung2,chiều
31-5, Công an tỉnhThái Bình cho biết
Cơ quan CSĐT TP Thái Bình đã khởi
tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm
giam đối với tài xế Nguyễn Văn Lâm
(59 tuổi) về tội vô ý làm chết người
quy định tại Điều 128 BLHS.
Công an còn khởi tố bị can và ra
lệnh cấmđi khỏi nơi cư trú đối với hai
cô giáo phụ trách lớp là Nguyễn Thị
Phương (58 tuổi) và Đoàn Thị Nhâm
(26 tuổi) về tội thiếu trách nhiệmgây
hậu quả nghiêm trọng quy định tại
Điều 360 BLHS.
Trước đó, ngày 30-5, CơquanCSĐT
Công an TP Thái Bình ra quyết định
khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối
với Phương Quỳnh Anh (38 tuổi), cô
giáo phụ trách đưa đón trẻ trong vụ
việc trên.
TrườngMầmnonHồngNhung 2, nơi xảy ra sự việcmột trẻmầmnon tử vong vì
bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường. Ảnh: NGỌC SƠN
Khi trẻ bị bỏ quên trên ô tô và bị ngạt thở, việc sơ cứu
kịp thời có thể cứu sống trẻ và giảm thiểu các hậu quả
xấu. Dưới đây là nămbước sơ cứu cơ bản cần thực hiện.
1. Đưa trẻ ra khỏi xe ngay lập tức: Mở cửa xe và đưa
trẻ ra ngoài không gian thoáng mát.
2. Gọi cấp cứu: Gọi ngay số cấp cứu 115.
3. Đánh giá tình trạng của trẻ:
Kiểm tra hô hấp: Xem trẻ có thở không bằng cách
quan sát lồng ngực có phập phồng và lắng nghe âm
thanh hô hấp.
Kiểm tra mạch: Kiểm tra mạch đập ở cổ (động mạch
cảnh) hoặc cổ tay.
4. Thực hiện sơ cứu cơ bản:
Nếu trẻ không thở: Thực hiện hồi sức timphổi (CPR).
Ép ngực: Đặt lòng bàn tay lên giữa ngực trẻ, ép ngực
khoảng 30 lần với tần suất 100-120 lần/phút.
Hà hơi thổi ngạt: Sau 30 lần ép ngực, thực hiện hai
lần thổi ngạt bằng cách bịt mũi trẻ và thổi không khí
vào miệng trẻ.
Nếu trẻ có thở nhưng yếu: Đặt trẻ nằmnghiêng, kiểm
tra tình trạng thở của trẻ và giữ trẻ thoải mái cho đến
khi đội ngũ y tế đến.
5. Chăm sóc sau cấp cứu:
Nếu trẻ bị quá nhiệt, lau người trẻ bằng khăn ướt
mát hoặc sử dụng quạt để giảm nhiệt độ cơ thể. Kiểm
tra các dấu hiệu tổn thương khác trên cơ thể và chăm
sóc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Các bước sơ cứu này chỉ là cơ bản và có thể thay
đổi tùy theo tình trạng thực tế của trẻ và kỹ năng của
người sơ cứu.
BS
PHẠM CUNG
,
Trưởng Trạm y tế
phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Năm bước sơ cứu trẻ bị bỏ quên trên ô tô
Nóng trong tuần