14
“Ba đứa con tôi làm phụ
hồ, đi theo công trình thỉnh
thoảngmới về đây ở, ông cháu
tôi nương tựa nhau mà sống.
Tôi bán vé số ngày cũng được
vài trăm, chỉ đủ tiền thuê trọ
và tiền ăn cho hai ông cháu.
Lâu lâu mấy đứa con về cho
được vài trăm, tôi để dành để
chữa bệnh cho cháu. Vì không
có thẻ BHYT nên mỗi lần đi
bệnh viện tốn cả triệu đồng
chứ không ít. Bác sĩ bảo nếu
chữa trị thường xuyên mỗi
tháng một lần thì cháu sẽ đỡ
nhưng tôi không có tiền nên
ba tháng mới dám khámmột
lần. Giờ mỗi lần cháu lên
cơn động kinh, co giật thấy
xót lắm nhưng phận nghèo
thì phải chịu” - ông Sơn nói.
Đã khổ còn “xui”
Ông Sơn cho biết hiện trong
gia đình ngoài ông ra thì ba
người con trai đã hơn 30 tuổi
vẫn không có giấy tờ tùy thân
nào. Nhiều năm nay, ông và
các con mong muốn có giấy
tờ tùy thân để tìm được một
công việc ổn định nhưng vẫn
chưa được cấp.
Ông Sơn chia sẻ: “Tôi năm
nayđã74tuổi,sốngcũngđãgần
hếtmột đời, giờ tôimongmuốn
nhất là ba đứa con tôi được làm
căn cước để chúng tìm được
công việc ổn định. Người ta có
giấy tờ thì làmmột ngày cũng
được 300.000-400.000 đồng,
con tôi không có giấy tờ, làm
một ngày chỉ được trả 200.000
đồng nhưng cũng phải chấp
nhận vì rất khó xin việc. Mấy
lần tôi có đến cơ quan công an
chụp ảnh, lăn tay để làm giấy
tờ nhưng họ bảo cần phải xác
minh gì đó nên tới giờ tôi vẫn
chưađượccấpgiấytờtùythân”.
Trao đổi với PV về trường
hợp của gia đình ông Sơn,
đại diện UBND phường An
Khánh, TPThủ Đức cho biết
hoàn cảnh của ông Sơn rất
khó khăn, cả gia đình không
có giấy tờ tùy thân. Ông Sơn
đang nuôi cháu bị bệnh, con
cái thì đi làm xa, bản thân
ông cũng là người khuyết
tật nhưng chưa được nhận
trợ cấp xã hội.
Trước đây, phường đã tìm
mọi cách để hỗ trợ làm giấy
tờ tùy thân cho các thành viên
trong gia đình ông Sơn. Tuy
nhiên, không có giấy tờ nào
chứng minh nguồn gốc và
việc này cần phải xác minh
thêm từ ông. Vì công việc nên
mỗi lần phường mời ông Sơn
và những người con của ông
lên làm giấy tờ cũng rất khó.
Đối với trường hợp của
cháu ngoại ông Sơn, phường
đã cấp giấy khai sinh vào năm
2023 nhưng không thể làm
thủ tục để cháu được hưởng
trợ cấp xã hội vì hiện nay cơ
quan công an chưa cấp mã
định danh cho cháu.
“Đối với trườnghợp của ông
Sơn và ba người con, phường
xác định là trường hợp có hoàn
cảnhđặcbiệtvàhiệnđãlậpdanh
sáchgửilênPhòngLĐ-TB&XH
TPThủĐứcđểđượchướngdẫn
làmgiấykhaisinh.Riêngtrường
hợp của cháu ngoại ông Sơn,
khi nào được công an cấp mã
số định danh cá nhân, UBND
phường sẽ lập hồ sơ để cháu
đượchưởng trợcấpxãhội hằng
tháng và cấp thẻ BHYT miễn
phí” - đại diệnUBNDphường
An Khánh chia sẻ.
Vị đại diện UBND phường
An Khánh cũng thông tin
thêm: Trường hợp của ông
Sơn thì theo phường được biết
cơ quan công an đã tiếp xúc,
kiểm tra nhân thân để phục vụ
cho việc cấp giấy tờ tùy thân
cho ông. Tuy nhiên, theo tài
liệu lưu trữ của ngành công
an, tên của ông trùng với tên
củamột người đang bị án hình
sự chưa chấp hành án và hiện
công an đang xácminh thêm.•
“Tôi chưa từng phạm tội và bị kết án”
Cả cuộc đời tôi dù có nghèo khó, bán vé số, nhặt ve chai
và cũng có lúc tôi nhận sự giúp đỡ của người khác nhưng
chưa bao giờ tôi làm chuyện phạm pháp và tôi cũng dạy
các con tôi như vậy.
Tôi vẫn ở đây và đang trông chờ được cấp giấy tờ tùy thân
để chứng minh rằng mình chưa từng phạm pháp.
Rất mong các cơ quan chức năng xem xét để gia đình tôi
trở thành những công dân bình thường, được có tên tuổi
trong giấy tờ, được pháp luật công nhận. Và quan trọng
nhất là được hưởng những quyền lợi mà bất cứ người dân
nào cũng được hưởng.
Ông
TRẦN THIỆN THANH SƠN
Bạn đọc -
ThứHai 17-6-2024
“Rất mong các cơ
quan chức năng
xem xét để gia đình
tôi trở thành những
công dân bình
thường, được có tên
tuổi trong giấy tờ,
được pháp luật công
nhận.”
Nhói lòng: 1 gia đình 3 thế hệ
không ai có giấy tờ tùy thân
Cụ ông 74 tuổi và ba người con đã hơn 30 tuổi, một người cháu không cómột tờ giấy lận lưng
và vẫn ngày đêmmongmỏi được cấp giấy tờ tùy thân.
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
của báo
Pháp Luật TP.HCM
(Từ ngày 17 đến 21-6)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4,
quận Tân Bình, TP.HCM.
Thứ Hai, 17-6:
Sáng
:
Luật sư (LS) PHÙNG THỊ HÒA
(hình sự, dân sự, nhà đất).
Thứ Tư, 19-6:
Sáng
:
LS HOÀNG TIẾN LƯU (dân sự,
hình sự, kinh tế, nhà đất).
Thứ Sáu, 21-6:
Sáng
:
LS NGUYỄN HOÀI BẢO (dân
sự, hình sự, kinh tế).
Lịch tư vấn của Trung tâm Trợ
giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM
(Từ ngày 17 đến 21-6)
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30;
chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.
Địa điểm: 470 Nguyễn Tri Phương,
phường 9, quận 10, TP.HCM.
Thứ Hai, 17-6:
Sáng:
Trợ giúp viên (TGV) TRẦN
ĐỒNG MINH NGỌC KIM KHÁNH
(trực tại TAND quận 10)
;
LS: ĐÀO
HOÀNG LIÊN, NGUYỄN HOÀNG
ANH.
Chiều:
LS: LÊ NGÔ PHƯƠNG
THANH, NGUYỄN THỊ KIM LOAN.
Thứ Ba, 18-6:
Sáng:
LS: NGUYỄN ĐỊNH TƯỜNG,
NGUYỄN TUYẾT THÙY DƯƠNG.
Chiều:
TGV TRẦN THỊ HỢI,
LS NGUYỄN NGỌC TÚY LINH.
Thứ Tư, 19-6:
Sáng:
LS: VÕ THỊ TUYẾT HẠNH,
ĐOÀN THỊ NGỌC LINH.
Chiều:
LS: TRẦN VÂN LINH, TRỊNH
TIẾN BẢO.
Thứ Năm, 20-6:
Sáng:
LS: TRẦN BÌNH LUẬN, LÊ
THỊ MINH NHÂN.
Chiều:
LS: HOÀNG CÔNG KHANH,
NGUYỄN HUYỀN BÍCH.
Thứ Sáu, 21-6:
Sáng:
GĐ-TGV HUỲNH TẤN ĐẠT
(trực tư vấn, tiếp công dân)
;
LS: HUỲNH KHẮC THUẬN, BÙI
QUANG CẢNH.
Chiều:
TGV NGUYỄN THỊ
QUỲNH NHƯ
(trực tại TAND
quận 5);
LS: HOÀNG VĂN QUÝ, TRANG
THANH BA.
NGUYỄNHIỀN
S
au loạt bài
“Mở lối cho
những phận người “vô
danh” ở TP.HCM”
, báo
Pháp Luật TP.HCM
tiếp tục
nhận được phản ánh của một
số bạn đọc thông tin về cuộc
đời của những người có hoàn
cảnh đặc biệt, không có giấy
tờ tùy thân.
Đó là hoàn cảnh của gia
đình ông Trần Thiện Thanh
Sơn, đang ngụ tại đường số
1, phường An Khánh, TP Thủ
Đức, TP.HCM.
Cả gia đình không ai
có giấy tờ tùy thân
Lần theo thông tin được bạn
đọc cung cấp, PV có mặt tại
một căn phòng ẩm thấp rộng
chưa đầy 8 m
2
, nằm sâu trong
một con hẻm nhỏ ở phường
An Khánh, là nơi trú ngụ của
ông Sơn, đứa cháu ngoại cùng
ba người con trai của ông.
Ông Sơn kể: Ông là trẻ mồ
côi, được một cô nhi viện ở
quận Gò Vấp nhận nuôi từ
lúc nhỏ. Lúc ở cô nhi viện,
ông cũng được làm giấy khai
sinh với tên Trần Thiện Thanh
Sơn, sinh năm 1950.
Năm 1969, khi ấy tròn 19
tuổi, ông rời khỏi cô nhi viện,
lúc đi ông cũng được cấp giấy
chứng nhận là trẻ mồ côi.
Trong quá trình sinh sống,
ông có đi lính. Năm 1972,
ông Sơn giải ngũ vì bị mất
một chân. Ông trở thành một
thương phế binh, những giấy
tờ tùy thân được cấp đã mất
hết. Ông bắt đầu cuộc đời lang
bạt khắp Sài Gòn để tìm kế
sinh nhai với đôi chân không
lành lặn và không có một tờ
giấy lận lưng.
Năm 1975, ông gặp một
phụ nữ cùng cảnh ngộ, cũng
là người “vô danh” và sau
này là vợ ông. Cả hai sống
chung và có với nhau bốn
người con nhưng vợ chồng
đều “hai không: không giấy
tờ tùy thân, không nhà cửa”,
phải thuê trọ nay đây mai đó.
Khi được hỏi về người vợ
củamình, ông Sơn không giấu
được nước mắt, chỉ tay vào
một góc nhỏ của căn phòng
với ba tấm ảnh thờ lạnh lẽo.
Ông ngậmngùi nói: “Bả bỏ
tôi đi từ hồi dịch COVID-19,
tôi đau đớn lắm. Lúc dịch
COVID-19 đỉnh điểm, vì
không có giấy tờ tùy thân nên
không được tiêm ngừa. Tôi
đau buồn muốn đi theo bà ấy
nhưng phải gượng dậy để lo
cho đứa cháu ngoại vì cha mẹ
nó cũng mất cùng đợt với bà
ngoại nó. Tôi chỉ mong cuối
đời, ba đứa con tôi có giấy
tờ tùy thân, đứa cháu tôi hết
bệnh rồi tôi nhắm mắt cũng
an lòng”.
Gạt nướcmắt, ông Sơn nhìn
vào đứa cháu gái, tuy đã gần
14 tuổi nhưng chưa biết nói
cũng chẳng biết cười. 14 tuổi
nhưng em chỉ nặng chưa đến
30 kg với trí não như một đứa
trẻ hai tuổi.
Ông Sơn chia sẻ thêm:
Lúc mới sinh, cháu ông bình
thường như bao đứa trẻ khác.
Thế nhưng khi được vài tháng
tuổi, không may cháu bị té từ
võng xuống đất, chấn thương
ở đầu, não không phát triển.
Vì cha mẹ không có giấy tờ
tùy thân nên cháu cũng không
có thẻ BHYT, nhà lại nghèo
không có tiền chạy chữa đến
nơi đến chốn nên để lại di
chứng đến giờ.
Cũng theo ông Sơn, nhờ
được một người quen hướng
dẫn và sự giúp đỡ của cán bộ
phường An Khánh, TP Thủ
Đức nên tháng 6-2023, cháu
ngoại ông đã được đăng ký
khai sinh nhưng không được
hưởng chính sách dành cho
người khuyết tật.
Cháu ngoại ông Sơnmồ côi chamẹ, đang được ông nuôi dưỡng. Ảnh: HUỲNHTHƠ