7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai17-6-2024
TIẾNTHOẠI
M
ới đây, ông
NguyễnThanh
Quang (Phó
Chủ tịch UBND xã
Hòa Phú, TP Buôn
Ma Thuột, Đắk Lắk)
cho biết đã báo cáo
UBND TPBuôn Ma
Thuột vềviệcbàNTH
yêu cầumở lại đường
hơn 30 năm trước.
Yêu cầu mở lại
đường không
còn tồn tại
Trước đó, bà H có
đơn đề nghị chính
quyềnmở lại đườngở
thôn 13, xã Hòa Phú
để gia đình bà và các
hộ dân sản xuất đi lại.
TheoUBNDxãHòa
Phú, năm 1993, bà H
và gia đình ông Đậu
Văn Lục đổi đất để
làm đường đi chung giữa hai gia đình.
Sau đó, ông Lục chuyển nhượng lại
đất cho ông Nguyễn Trung Dương.
Thời điểm ông Lục bán đất đã không
còn tồn tại lối đi chung với bà H trên
thực tế. Tuy nhiên, trên bản đồ địa
chính vẫn thể hiện có đường. Sau
khi mua đất, ông Dương sử dụng ổn
định đến nay.
Năm 2017, ông Dương xây nhà
cho con gái thì xảy ra tranh chấp với
bà H. Nhiều lần chính quyền xã Hòa
Phú hòa giải nhưng không thành. Bà
H khởi kiện ông Dương ra tòa.
Xử sơ thẩm năm 2022, TAND TP
Buôn Ma Thuột chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của nguyên đơn, buộc ông
Dương trả lại hơn 300 m
2
đất. Phía
nguyên đơn có trách nhiệm bù hơn 5
triệu đồng là giá trị cây cà phê trồng
trên đất cho bị đơn là ông Dương.
Bản án sơ thẩmcủaTANDTPBuôn
Ma Thuột không bị kháng cáo, kháng
nghị của các bên liên quan.
Sẽ đo đạc
nhưng chưa mở đường
Năm 2023, Chi cục Thi hành án
dân sự (THADS) TPBuôn Ma Thuột
phân công chấp hành viên phối hợp
với UBND xã Hòa Phú, các cơ quan
có thẩm quyền, các đương sự xác
định tứ cận, hiện trạng để bàn giao
tài sản cho bà H.
Sau đó, các bên thống nhất cắmmốc
ranh giới và ông Dương rào lưới lại
khi đã trả phần đất cho bà H.
Theo biên bản của Chi cục THADS
TP Buôn Ma Thuột, thời điểm bàn
giao tài sản, bà H không có ý kiến
Hy hữu: Yêu cầumở
lại đường không còn
tồn tại từ 30 năm
Sau khi thi hành ánmột bản án có hiệu lực pháp luật, người dân
ởĐắk Lắk yêu cầumở lại đường không còn tồn tại từ 30 năm.
Nhiều lần hòa giải nhưng “do cái tôi quá lớn!”
Phó Chủ tịchUBND xã Hòa PhúNguyễnThanhQuang cho biết vụ việc
trên rất nhỏ nhưng tranh chấp đã kéo dài nhiều năm qua, chính quyền
địa phương phải nhiều lần giải quyết, hòa giải. “Có thời điểm UBND xã
Hòa Phú đã hòa giải thành nhưng rốt cuộc hai bên lại phát sinh mâu
thuẫn, tranh chấp vì cái tôi cá nhân quá lớn!” - ông Quang nói.
Theo phó chủ tịch
UBND xã Hòa Phú,
việc đo đạc, cắmmốc
là để giữ đường theo
quy hoạch. Hiện chính
quyền TP, xã không có
chủ trương, người dân
không có nhu cầu nên
không phải cắmmốc là
sẽ làm đường.
gì và công nhận là nhận đúng,
đủ tài sản.
Tuy nhiên, sau đó, bà H có đơn
thư yêu cầu UBND xã Hòa Phú
mở lại con đường là lối đi chung
của gia đình bà và gia đình ông
Dương.
Theo trình bày của ông Dương,
khi ông mua đất đã không còn lối
đi chung. Vì vậy, ông không đồng
ý việc cắm mốc, mở đường theo
yêu cầu của bà H.
Cũng lời ông Dương, hoàn cảnh
của con gái ông khó khăn. Vì vậy,
ông mới cho con gái dựng nhà, ở
nhờ trên đất của mình.
“Nếu mở đường thì sẽ phải đập
một phần nhà của con gái tôi. Tôi
nhường thêm đất cũng được. Tuy
nhiên, con gái tôi khổ lắm! Việc mở
đường là không đúng và sẽ khiến
nhà của con tôi bị ảnh hưởng nặng”
- ông Dương nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hòa
Phú Nguyễn Thanh Quang, khi bà
H có yêu cầu mở đường, UBND xã
Hòa Phú đã họp lấy ý kiến của người
dân thôn 13 và thôn 3. Người dân
cả hai thôn không đồng ý việc mở
đường vì không có nhu cầu sử dụng.
Ông Quang khẳng định trên thực
tế từ rất lâu đã không còn tồn tại
đường chung giữa phần đất của ông
Dương và bà H. Tuy nhiên, trên quy
hoạch vẫn thể hiện có đường chung.
Vì vậy, UBND xã Hòa Phú sẽ
thuê đơn vị đo đạc về cắmmốc, xác
định tim tuyến đường đúng với tim
tuyến, mốc giới.
“Việc đo đạc, cắm mốc là để giữ
đường theo quy hoạch. Khi nào
có chủ trương làm đường thì mới
giải phóng mặt bằng để làm. Hiện
chính quyền TP, xã không có chủ
trương, người dân không có nhu cầu
nên không phải cắm mốc là sẽ làm
đường” - ông Quang nói.•
1.
Còn nhớ khi xảy ra vụ án Lê Văn Luyện, nhiều tờ báo đã không
ngần ngại gọi Luyện là “sát thủ máu lạnh”. Người ta không thể
tưởng tượng nổi một người chưa thành niên mà có thể lên kế
hoạch phạm tội để sát hại ba mạng người trong một gia đình,
một người còn lại bị chém trọng thương với một cánh tay bị đứt
lìa…
Dư luận cho rằng với tội ác tày trời này cộng với liền sau đó
thực hiện một tội đặc biệt nghiêm trọng khác là cướp tài sản, kẻ
thủ ác chỉ có thể nhận lãnh mức án cao nhất - tử hình. Ấy thế
nhưng chỉ vì người thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ 18 tuổi
nên theo quy định, mức án cao nhất mà người này phải chịu chỉ
là 18 năm tù về cả ba tội danh: Giết người, cướp tài sản và lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Lúc ấy, khi biết được quy định của luật như thế, không ít người
đã bày tỏ sự phẫn nộ cao độ. Trên một số diễn đàn mạng xã hội,
nhiều người đề nghị sửa luật để có thể xử người chưa thành niên
phạm tội man rợ với mức cao hơn quy định hiện hành. Trong cơn
phẫn nộ, người ta còn dùng cả tên của sát thủ để thay vào một
thành tố trong một từ lóng, đến mức cái từ ấy lan truyền, phổ
biến trong ngôn ngữ hằng ngày của một bộ phận người dân, nhất
là giới trẻ…
2.
Bây giờ, khi dự luật Tư pháp người chưa thành niên (do TAND
Tối cao soạn thảo) được đưa ra bàn, nhiều người lập tức nhớ
ngay đến vụ án Lê Văn Luyện. Song qua thời gian, cái “cảm
xúc xã hội” của 13 năm trước đã không còn chi phối, tác động
quá mạnh nữa. Bằng chứng là cả dự thảo và các đại biểu Quốc
hội đều không ai đề nghị nâng mức án cao nhất cho người chưa
thành niên phạm tội so với quy định hiện hành.
Ngược lại, dự thảo quy định theo hướng giảm mức hình phạt
cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội từ
18 năm tù (như quy định hiện hành của BLHS) xuống 15 năm tù;
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm tù (như
quy định hiện hành) xuống chín năm tù.
Tuy nhiên, đối với năm loại tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe
và tội phạm về ma túy (tội giết người; hiếp dâm; hiếp dâm người
dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
sản xuất trái phép chất ma túy) thì dự thảo đề nghị giữ nguyên
mức hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội như quy
định hiện hành.
Điều này có nghĩa là với tội giết người (như vụ án Lê Văn
Luyện) hay bốn loại tội còn lại, người chưa thành niên vẫn bị
xử mức án cao nhất là 18 năm tù (nếu họ từ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi) hoặc 12 năm tù (nếu họ từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi). Còn
những loại tội còn lại thì mức án cao nhất mà họ phải chịu sẽ
giảm xuống, lần lượt là 15 năm tù và chín năm tù, theo hai khung
tuổi.
Theo TAND Tối cao, quy định này vừa đề cao tính nhân văn
nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm minh của chính sách hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội.
3.
Trong dự luật Tư pháp người chưa thành niên còn có rất nhiều
quy định tiến bộ, mang tính nhân văn - vốn như sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tinh thần chủ đạo của đạo luật này. Đặc biệt, với quy định
áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thay thế cho hình phạt,
nhiều chuyên gia cho rằng đây là chế định tiến bộ nhất của dự
luật này.
Tuy vậy, sau khi đạo luật này được thông qua, còn rất nhiều
công việc mà TAND Tối cao, các cơ quan tố tụng khác và cơ
quan thi hành án hình sự phải làm để “đồng bộ hóa” với những
quy định tiến bộ ấy. Một trong những công việc ấy chính là xây
dựng quy trình, hoàn thiện hạ tầng và nhân lực để đảm bảo thực
hiện tốt chế định xử lý chuyển hướng mà đạo luật quy định.
Phát biểu tại tổ thảo luận Quốc hội mới đây, Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói thế giới quan niệm trẻ em chưa
phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, kinh nghiệm cuộc sống chưa
có, kiến thức pháp luật chưa có, bộ não phát triển chưa đầy đủ,
khả năng kiểm soát hành vi còn kém… nên vô tình dễ phạm tội.
“Nếu trẻ phạm tội mà cho vào trại luôn thì chỉ làm các cháu chai
sạn với nhà tù, dễ tái phạm. Nhiều nước áp dụng biện pháp xử lý
chuyển hướng với tinh thần cứu các cháu khỏi nhà tù, tỉ lệ phạm
tội giảm khoảng 85%” - ông Bình nói.
Hy vọng đạo luật nhân văn, tiến bộ này sớm được Quốc hội
thông qua và nhanh chóng đi vào cuộc sống.
NGÔ THÁI BÌNH
Sợi chỉ đỏ củadự luật Tư
phápngười chưa thànhniên
Theo ôngNguyễn TrungDương, việcmở đường sẽ ảnh hưởng đếnmột phần
căn nhà của con gái ông. Ảnh: TT