130-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai17-6-2024
TRẦNVŨ
T
ANDhuyệnĐầmDơi (CàMau)
vừa mở phiên xét xử sơ thẩm vụ
án đòi đất do bà NguyễnThị Mỹ
Phước khởi kiện các cháu của mình.
Phiên xửkéo dài hai ngày vẫn chưa
xong. Cái khó, cái phức tạp của vụ
án nằm ở chỗ cái lý và cái tình đối
lập nhau, khiến người ta khó bề phân
định kết quả thấu tình đạt lý.
Chuyện mua bán đất
từ lời khai của các bị đơn
Bà Phước sống ở TP.HCM, quê
gốc ở tỉnh CàMau, nay bà đã gần 80
tuổi. Từ năm 2019, bà đã khởi kiện
các cháu củamình để đòi lại thửa đất
khoảng 50.000 m
2
ở xã Tân Trung,
huyện Đầm Dơi.
Bà Phước cho rằng thửa đất trên
là của ông bà mình khai phá trước
năm 1945. Sau đó, họ đã tặng cho
cha của bà rồi cha của bà lại tặng
cho bà vào năm 1994. Năm 1997,
bà được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Năm 2015, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hết hạn, bà
đã đổi và được cấp lại giấy khác có
giá trị pháp lý đến nay.
Do điều kiện công tác, năm 1996,
sau khi cha mất, bà cùng chồng về
sống và làmviệc ởTP.HCM, thửa đất
tạm giao lại cho mẹ ruột là cụ Loan
quản lý, sử dụng. Năm1998, cụLoan
có làm hợp đồng cho một trong các
bị đơn thuê, thời hạn một năm.
1 vụ ánđòi
đất không
khó vềpháp
lý nhưngdễ
daydứt
về tình
Vụánkéodàiđãnămnăm,mớiđây, khi
đangxétxử, tòaphải tạmngưngđểđếnhiện
trườngxemxéthiệntrạng, ghinhậnthực tế...
TAND Tối cao vừa ban hành công văn về gửi đề xuất
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát
triển thành án lệ.
Chánh án TAND Tối cao yêu cầu tăng cường công tác
phát triển án lệ và quy trình phát triển án lệ theo Nghị
quyết 04/2019 ngày 18-6-2019 của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao.
Theo đó, TAND Tối cao đề nghị chánh án Tòa án Quân
sự Trung ương, chánh án TAND Cấp cao, chánh án các
TAND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, chánh án Tòa
án Quân sự quân khu và tương đương, vụ trưởng các vụ
Giám đốc kiểm tra I, II, III đôn đốc thực hiện nghiêm
nhiệm vụ đề xuất án lệ hằng năm theo đúng chỉ đạo của
Chánh án TAND Tối cao tại Chỉ thị 01/2023/CT-CA.
Cụ thể, TAND Cấp cao, các vụ Giám đốc kiểm tra I, II,
III, mỗi đơn vị đề xuất ít nhất ba bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/năm.
TAND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Tòa án Quân sự
quân khu và tương đương, mỗi đơn vị đề xuất ít nhất một
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát
triển thành án lệ/năm.
Giám đốc Học viện Tòa án tổ chức cho các công chức,
viên chức, học viên, sinh viên của học viện nghiên cứu
các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án
đáp ứng các điều kiện phát triển án lệ đề xuất phát triển
thành án lệ.
Đề xuất án lệ của các đơn vị gửi về TAND Tối cao
thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học trước ngày
5-7 tới.
YẾN CHÂU
Giữa phiên
xử, HĐXX
đến thửa
đất tranh
chấp để
tiếp tục
xemxét,
ghi nhận
thực tế.
Ảnh:
HUỲNH
THANH
SƠN
Trong lúc giải lao giữa phiên xử, bị đơn Nguyễn Văn Long tâm sự với
PV: “Cuộc sống này không có lòng tin với nhau thì rất tệ. Tôi vẫn luôn tin
tưởng anh em, nhất là trong dòng họ với nhau. Từ đó mà Khôn nói gì tôi
nghe đó. Tôi đưa 60 triệu đồng cho Hải đi mua vàng trả tiền đất, không
làm giấy tờ gì. Hải tự mua, dư tiền về đưa lại cho tôi. Hải không làm giấy
tờ gì với tôi nhưng Hải vẫn không chối việc đó. Giờ tôi chỉ mong tòa xét
xử cho thấu tình đạt lý“.
TANDTối cao yêu cầu tăng cường công tác phát triểnán lệ
Luật sư của nguyên đơn
cũng không giấu được
nỗi băn khoăn khi nói
về các bị đơn và đề nghị
hai bên san sẻ lợi ích để
có một kết thúc hài hòa,
hợp tình hợp lý.
Theo bà Phước, quá trình thuê đất,
các bị đơn đã thông đồng, gạt mẹ ruột
của bà để chiếm luôn thửa đất.
Trongkhi đó, phía bị đơn cùng trình
bày một câu chuyện thống nhất, vào
năm 1998, cụ Loan (mẹ bà Phước)
nói với ôngKhôn (là cháu bà Phước)
cầnbán thửa đất. CụLoan ra điềukiện
nếu ôngKhôn giới thiệu bán được giá
30 lượng vàng thì cụ Loan cho riêng
ông Khôn 3 lượng vàng.
Ông Khôn đã rủ ông Thuyền, ông
Hải hùn tiền mua. Ông Hải rủ thêm
ông Long. Cả nhóm thống nhất ông
Khôn và ông Thuyền trả 10 lượng
vàng để nhận 1/3 thửa đất, ông Hải
và ông Long mỗi người 10 lượng
vàng để nhận mỗi người 1/3 thửa
đất còn lại.
Tuy nhiên, tất cả bị đơn chỉ cómột
tờ giấy biên nhận vàng do cụ Loan
viết, ký nhận, không có giấy tờ nào
thể hiện việcmua bán cũng như chưa
có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng
đất là của mình.
Trả lời HĐXX tại tòa, các bị đơn có
mặt cùng cho biết việc mình không
làmhợp đồngmua bán, không quyết
liệt yêu cầu phía người bán (cụ Loan)
làm thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất hơn 20 năm qua là do chỗ thâm
tình và lòng tin với nhau.
“Tôi, Khôn, Hải là chỗ anh emvới
nhau nên tôi tin tưởng. Tôi có nhắc
Khôn việc làm giấy tờ đất nhiều lần.
Khôn bảo do Khôn còn nợ 3 lượng
vàng nên chưa làm được. Khi nào
có 3 lượng vàng trả cho cụ Loan thì
cụ sẽ làm giấy tờ ngay. Cứ kéo dài
như vậy đến nay” - bị đơn Long nói
trước tòa.
Tòa ngưng xử để đi
ghi nhận thực tế
Vụ án này đã kéo dài năm năm
qua. Ở hai lần xét xử sơ thẩm, thẩm
phán chủ tọa đều nhiều lần đến xem
xét thực tế khu đất.
Ở lần xét xử sơ thẩm ngày 13-6,
tòa tuyên tạm ngưng phiên tòa để cả
HĐXX đến thửa đất tranh chấp xem
xét hiện trạng, ghi nhận thực tế.
Suốt hai ngày xét xử, tất cả tình tiết
dù là nhỏ nhất, HĐXX cũng xemxét
kỹ lưỡng, chi li. Sauđó, phiên tòa phải
tạm dừng để xử tiếp vào ngày 17-6.
Ngaysaukhi đi “xemxét hiện trạng,
ghi nhận thực tế” về phòng xử án, chủ
tọa nói “đây là một vụ án phức tạp”.
PVcũng đã đến khu đất tranh chấp,
chứng kiến sự ổn định cuộc sống của
những bị đơn. Trừ ông Hải có kinh
tế khá nhờ nuôi tôm công nghiệp ở
một nơi khác, các hộ còn lại có cuộc
sốngbình thường, thậmchí là cóphần
khó khăn.
Riêng ôngLong có vợ bị bệnh nằm
liệt giường, cuộc sống khó khăn. Và
trừ ông Hải thì các hộ bị đơn còn lại
(khoảng bốn hộ) hiện sống dựa hoàn
toàn vào thửa đất đang bị bà Phước
kiện đòi. Họ đã sống trên mảnh đất
này hơn 20 năm qua.
Luật sư của nguyên đơn có bài phát
biểu bảo vệ cho thân chủ khá thuyết
phục. Các luận điểmông đưa ra là bà
Phước được cha ruột tặng cho thửa
đất, được Nhà nước cấp giấy chứng
nhận hai lần…
UBNDhuyệnĐầmDơi cũng đã có
côngvănxác địnhvới tòa án rằngviệc
cấp giấy chứng nhận cho bà Phước
là đúng quy định pháp luật.
Bà Phước đứng tên chủ quyền đất
năm 1997, các bị đơn cho rằng được
cụ Loan chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cho mình năm 1998 nhưng
không có văn bản thể hiện có việc
này, cho dù có bán thì cũng bị tuyên
vô hiệu vì pháp luật không cho phép
người này bán tài sản của người kia...
Tuy nhiên, luật sư cũng không giấu
được nỗi băn khoăn khi nói về các bị
đơn và đề nghị hai bên san sẻ lợi ích
để có một kết thúc hài hòa, hợp tình
hợp lý. Có lẽ luật sư cũng cảm nhận
rõ cái lý và cái tình đang đối kháng
nhau trong vụ án đòi đất này.
Nguyên đơn kiên quyết
“họ phải ra đi”
Khi được chủ tọa mời phát biểu,
các bị đơn (không có luật sư) có mặt
mỗi người chỉ trìnhbày trong thời gian
không quá 1 phút 30 giây.
ÔngLongbảonghe theoôngKhôn,
bán ghe lấy tiềnmua đất. Ông thực sự
đã đưa cho ông Hải 60 triệu đồng đi
mua 10 lượng vàng để trả đủ tiền đất
phần của mình. Giờ đây, ông không
còn chỗ nào khác để ra đi khỏi mảnh
đất này. Vợ ông bị bệnh nằm liệt
giường, cái ăn phải lo từng bữa. Ông
chỉ nhấn mạnh: “Mọi chuyện tòa đã
hiểu rõ, chỉ mong xét xử công bằng”.
Ông Hải, bà Hằng cũng nói tương
tự, rằngmọi chuyện do tòa quyết định.
Cònnguyênđơn làbàPhướcvẫngiữ
vững quan điểm yêu cầu tòa án xét xử
đúng quy định pháp luật, buộc các bị
đơn và những người đang có nhà, sống
vàcanh tác trên thửađất phải di dời toàn
bộ tài sản trên đất ra đi.
BàPhướclậpluậnvềsựkiênquyếtcủa
mìnhtrướcnhữngđứacháugọimìnhbằng
cô,dì:“Từnăm2006,tôiđãpháthiệnhọ
cómưu đồ chiếmđất của tôi. Tôi đã rất
nhiềulầnyêucầuhọtrả,thôngquadòng
họ,thôngquachínhquyềnđịaphươngvà
cuối cùng là tòaán.Quá trìnhđó, những
đứa này mắng chửi tôi, hăm dọa tôi đủ
điều, không tôn trọng tôi, cònxúcphạm
tôinêntôiquyếtlấylạiđất.Họphảirađi”.
Chiều 14-6, HĐXX quyết định tạm
ngưngphiên tòavà thôngbáo sẽxử tiếp
vào sáng nay (17-6) với phần phát biểu
quan điểm của đại diện VKS, nghị án
và tuyên án.•
TAND
huyện
ĐầmDơi
xử vụ án
đòi đất
ngày 14-6.
Ảnh:
TRẦNVŨ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook