3
Ý kiến chuyên gia
Thời sự -
Thứ Hai 17-6-2024
Tây Nguyên có sức sống
TS
HUỲNH THANH ĐIỀN
,
chuyên gia kinh tế:
Rà soát khu công nghiệp,
cụm công nghiệp bỏ hoang,
chuyển đổi quy hoạch
Những năm trước, các địa
phương có tư tưởng công
nghiệp hóa, đô thị hóa phong
trào, đua nhau phát triển KCN,
CCN trong khi các địa phương
lại chủ yếu sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp.
Khi quy hoạch một KCN
phải xem xét tới ba yếu tố.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng phải
kết nối với trung tâm, cảng
biển, các TP lớn. Thứ hai là
lao động, nếu đặt KCN, CCN ở nơi doanh nghiệp tuyển
không được lao động, phải đi thuê người ở nơi khác
đến thì không ổn. Thứ ba, các ngành dịch vụ phụ trợ,
sản xuất phải có những ngành công nghiệp phụ trợ.
Đa phần KCN bỏ hoang không thu hút được là do
thiếu những yếu tố trên. KCN phải được quy hoạch bài
bản nằm trong tổng thể quy hoạch KCN của cả nước,
quy hoạch của cả vùng. Các tỉnh như ĐBSCL, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ phải xem những trung tâm về
cảng biển, logistics như TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu...
quy hoạch KCN, CCN ra sao, hạ tầng giao thông, cảng
biển ra sao để làm tại địa phương mình nhằm có sự kết
nối.
Đối với các KCN hiện bị bỏ hoang hay hoạt động
không hiệu quả thì địa phương phải rà soát, đánh giá,
xem xét lại quy hoạch, đánh giá nguyên nhân. Nếu
các KCN này không còn phù hợp nữa thì cần xem xét
chuyển đổi quy hoạch sang làm lĩnh vực khác hiệu quả
hơn, tránh lãng phí.
Ông
ĐÀO XUÂN ĐỨC
,
Chủ tịch Hiệp hội
Các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM:
Cần cao tốc kết nối mới thu hút
đầu tư
Nguyên nhân hạ tầng thiếu
kết nối vẫn là chính, chủ yếu
chỉ có một đường độc đạo
lên các tỉnh, thành như Tây
Nguyên. Hiện đang làm cao
tốc Nha Trang - Buôn Ma
Thuột hoặc cao tốc TP.HCM
- Chơn Thành (Bình Phước),
tương lai có thể thu hút được
nhà đầu tư vào các KCN, CCN
ở các tỉnh, thành này.
Với các tỉnh Tây Nguyên,
các doanh nghiệp đầu tư sản xuất rồi phải chạy xe chở
hàng xuống TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu có hệ thống
giao thông cảng biển thì mới xuất khẩu được. Mà chở
hàng xuống không có cao tốc, phải đi theo quốc lộ kẹt
xe, mất thời gian thì làm sao thu hút nhà đầu tư?
Hiện nay, quy hoạch KCN theo tầm nhìn dài hạn đến
giai đoạn 2060-2065. Theo tôi, các địa phương này cần
rà soát quỹ đất dành cho KCN, CCN, nếu khu nào hoạt
động không hiệu quả có thể xem xét chuyển hướng
khai thác để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người
dân.
Những khu hiện hữu có thể phải xem xét giữ quỹ đất
nếu đảm bảo tính kết nối hạ tầng, khả năng phát triển
trong tương lai. Còn đối với những tỉnh, thành đô thị
lớn có quỹ đất ngày càng khan hiếm như TP.HCM thì
đã qua thời thu hút nhà đầu tư bằng mọi giá. TP phải
sàng lọc, lựa chọn năng lực nhà đầu tư, tập trung thu
hút những nhà đầu tư công nghệ cao vào các KCN.
Kiến trúc sư
PHẠM THANH TÙNG
,
Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam:
Không được bỏ quên nhà ở
cho công nhân
Nhiều năm qua, việc đầu tư
phát triển các KCN chưa tính
đến một cách đầy đủ, khoa
học nhu cầu ở của công nhân,
lao động đến làm việc, trong
đó phần lớn là lao động ngoại
tỉnh (chiếm khoảng 50%).
Tại các KCN, CCN hiện
mới có khoảng 30% số lao
động có chỗ ở ổn định, còn lại
phải tự thu xếp, thuê trọ rải rác
ở bên ngoài với điều kiện sống
tạm bợ, hết sức khó khăn, thiếu điều kiện sinh hoạt tối
thiểu và không an toàn.
Hầu hết KCN, dự án nhà ở xã hội nằm ở ven đô, xa
trung tâm đô thị nên hệ thống nhà ở cho công nhân đã
thiếu lại không được gắn kết với tiện ích đô thị và hạ
tầng xã hội.
Các địa phương cần xây dựng nhà ở cho công nhân
tại các KCN thuê (hạn chế hình thức mua). Xây dựng
quy hoạch nhà ở cho công nhân phải đồng bộ với phát
triển đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư và nhà ở trong một
đề án tổng thể, thống nhất, làm cơ sở cho việc thu hút
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở lợi thế, điều
kiện và khả năng thực hiện.
Trong quy hoạch KCN, CCN phải bố trí đất làm nhà
ở cho công nhân thuê, mua, bảo đảm đáp ứng tối thiểu
70% số lượng công nhân có nhu cầu về chỗ ở. Đây là
yếu tố để thu hút doanh nghiệp đầu tư lâu dài.
TS
HUỲNH PHƯỚC NGHĨA
,
Giám đốc Trung tâm
Kinh tế luật và quản lý, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
:
Các địa phương cần thu hút
chủ đầu tư khu công nghiệp có tầm
Trên thực tế có những KCN,
CCN không phát triển theo quy
hoạch dựa trên những tiêu chí
khả thi để thu hút nhà đầu tư,
cộng thêm biến động kinh tế,
chính sách, thay đổi chủ đầu tư,
loại hình ngành nghề KCN thu
hút không còn phù hợp… nên
có nơi hình thành từ 10-20 năm
trước đến nay bị bỏ trống hoặc
tỉ lệ lấp đầy rất thấp.
Giải pháp để ngăn lãng phí
KCN, CCN bị bỏ trống, khai
thác không hiệu quả vẫn phải chú trọng tăng cường kết
cấu hạ tầng kỹ thuật về giao thông, xây dựng và công
nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ hai là phải lựa chọn chủ đầu tư KCN có năng lực
về tài chính lẫn quản lý. Các KCN cần bám sát yêu cầu
thực tiễn, định hướng và khả năng thu hút đầu tư, lợi thế
cạnh tranh của địa phương và hiệu quả sử dụng nguồn
lực.
Hiện tại, có nhiều chủ đầu tư KCN quy mô và chuyên
nghiệp tại Việt Nam như VSIP, Amata, Sonadezi, BW,
Viglacera, Kinh Bắc, Long Hậu, Long Thành, Becamex
IDC… Do đó, để thu hút nhà đầu tư vào các KCN thì
các địa phương cũng cần phải thu hút, lựa chọn những
chủ đầu tư KCN có năng lực về quy hoạch, phát triển hạ
tầng, quản lý vận hành.
QUANG HUY
Đoàn giám sát HĐND tỉnh KonTumkiến nghị UBND tỉnh chỉ
đạo địa phương có KCN rà soát, xác định lộ trình, giải pháp để
thu hồi đối với những trường hợp sử dụng đất không đúng
mục đích thuê để giao cho tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Cùng với đó, từng bước xử lý tình trạng người dân sinh sống
trong các CCN theo quy định. Các bộ phận liên quan thực hiện
nghiêm việc chấp hành quy định của pháp luật về thuế, tiền
thuê đất, xử lý triệt để đối với các trường hợp nợ đọng kéo dài.
Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum,
cho biết tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, khắc phục
triệt để những tồn tại, hạn chế tại các CCN do đoàn giám sát
của Thường trực HĐND tỉnh chỉ ra.
xuyên đóng cửa.
Hàng chục dự án triển khai
trong các KKT, KCN không
hoặc chậm đưa đất vào sử
dụng, sử dụng sai mục đích
như Công ty CP Khí hóa
lỏng Kon Tum, Công ty CP
Thương mại nông nghiệp và
dược liệu Đồng Xanh Kon
Tum… Lãnh đạo Ban quản
lý KKT tỉnh Kon Tum đánh
giá do chưa có nhà đầu tư hạ
tầng kỹ thuật nên việc phát
triển KKT, KCN còn chậm,
hạ tầng chưa đồng bộ, ảnh
hưởng đến việc thu hút đầu tư.
“Tiềmlực củadoanhnghiệp,
nhất là về vốn, công nghệ,
năng lực cạnh tranh còn hạn
chế. Đa số doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ. Công tác
bồi thường, giải phóng mặt
bằng gặp nhiều khó khăn,
dẫn đến việc thiếu quỹ đất
sạch để giới thiệu cho các
nhà đầu tư” - lãnh đạo Ban
quản lý KKT tỉnh Kon Tum
đánh giá.
Trong khi đó, theo ông
Nguyễn Như Trình, Trưởng
Ban quản lý KKT tỉnh Gia
Lai, KKT cửa khẩu quốc tế
Lệ Thanh có 40 dự án nhưng
hiện chỉ có 28 dự án đi vào
hoạt động. Việc đầu tư tại
KKT này có quy mô nhỏ lẻ,
mang tính chất gia đình, chủ
yếu hoạt động theo mùa vụ.
Tình hình cũng không khá
hơn tại các CCN của nhiều
địa phương ở Tây Nguyên.
Nhiều CCN triển khai quá
chậm chạp, địa phương buộc
phải thu hồi dự án. Đơn cửnhư
năm 2006, UBND tỉnh Đắk
Nông giao Công ty TNHH
MTV Vật liệu xây dựng và
xây lắp thương mại BMC
(Công ty BMC) làm chủ đầu
tư dự án CCN - tiểu thủ công
nghiệp BMC ở xã Đắk Ha,
huyện Đắk Glong. Tiến độ
thực hiện từ năm 2007 đến
2010. Tuy nhiên, lãnh đạo
Sở KH&ĐT tỉnh cho biết đến
nay dự án không hoàn thành
đúng tiến độ và sở đã giao
Thanh tra sở rà soát để thực
hiện quy trình thu hồi dự án.
Tương tự, năm2015,UBND
tỉnh Gia Lai quyết định thành
lậpCCN- tiểu thủ công nghiệp
huyện Chư Păh trên diện tích
gần 54 ha. Các doanh nghiệp
đã đăng ký triển khai dự án
lấp đầy CCNnhưng sau đó do
vướng các thủ tục đầu tư nên
tỉ lệ lấp đầy thực tế chưa được
là bao. Còn CCN Lộc Phát ở
TPBảo Lộc, LâmĐồng được
khởi công xây dựng từ tháng
9-2011 trên diện tích hơn 37
ha nhưng đến nay tỉ lệ lấp đầy
mới chỉ đạt hơn 21%.
Theo kết quả giám sát của
Thường trực HĐND tỉnhKon
Tum, các CCN trên địa bàn
thu hút 43 dự án nhưng chỉ
có 28 dự án chính thức hoạt
động. Tỉnh có sáu CCN đã
được thành lập nhưng chưa
đi vào hoạt động. Việc sử
dụng nguồn vốn ngân sách
tỉnh phân cấp hỗ trợ có mục
tiêu phát triển hạ tầng CCN
cho các huyện Đắk Hà, Đắk
Tô, TP Kon Tum chưa đảm
bảo nguyên tắc, chưa phát
huy hiệu quả. Đa số là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tổng thu
ngân sách nhà nước hằng năm
chỉ gần 3 tỉ đồng.•
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) hiện còn rất nhiều
đất trống. Ảnh: NGUYÊNVŨ