139-2024 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứNăm27-6-2024
BệnhhogàởTP.HCMtăng, có cabiến chứngnặng
Trao đổi với PV, ThS-BS Nguyễn Đình Qui, Phó
Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2, cho biết ca bệnh ho
gà tại BV có xu hướng tăng. Thời điểm này năm ngoái
khoa không ghi nhận ca nào, năm nay ho gà mới xuất
hiện, số lượng ca bệnh tăng theo từng tuần.
Hiện khoa đang điều trị cho bảy trẻ mắc bệnh ho gà, trong
đó 1/3 trẻ phải thở ôxy do cơn ho kéo dài kèm tím tái nhiều.
Lứa tuổi thường gặp mắc bệnh ho gà là trẻ dưới ba
tháng tuổi. Những ca dưới hai tháng tuổi chưa được tiêm
ngừa, nguồn lây chủ yếu là từ cha, mẹ hoặc người chăm
sóc chính mắc bệnh ho gà. 
Gần đây, mỗi ngày khoa Nhiễm tiếp nhận điều trị
khoảng 1-2 ca bệnh ho gà. Phần lớn trẻ có triệu chứng
nổi trội là ho nên người nhà thường nghĩ con bị ho bình
thường, không biết trẻ bị ho gà.
Theo ThS-BS Qui, ho gà hay bị nhầm lẫn với ho thông
thường. Có những phụ huynh khi thấy con ho liền đi mua
thuốc cho con uống, khi thấy con không bớt ho mới đưa
con đi BV khám gây kéo dài thời gian điều trị.
“Việc phát hiện và điều trị trễ bệnh ho gà có thể gây
biến chứng viêm phổi vì sau cơn ho, đàm nhớt rất dai, bị
tắc nghẽn gây sặc phổi, từ đó gây viêm phổi” - ThS-BS
Qui cảnh báo.
Ho gà có thuốc điều trị đặc hiệu, phác đồ điều trị chỉ
khoảng năm ngày. Nếu phát hiện sớm, đôi khi trẻ không
cần nhập viện mà có thể theo dõi tại nhà, khi cần mới đi
tái khám.
“Khi trẻ ho kéo dài, sau cơn ho thường tím tái, đỏ mặt,
người nhà cần nghĩ ngay đến ho gà để đưa trẻ đi khám
ngay, được cách ly kịp thời, tránh lây lan bệnh. Ho gà lây
qua đường hô hấp, khi chăm sóc phụ huynh nên mang
khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên để hạn chế lây lan
cho những trẻ khác” - ThS-BS Qui khuyến cáo.
Cũng theo ThS-BS Qui, ngoài trẻ nhỏ chưa đủ tuổi
tiêm vaccine ngừa ho gà, khoa cũng tiếp nhận những trẻ
lớn mắc ho gà chưa được tiêm vaccine. Có trẻ đã ba tuổi
nhưng chưa tiêm ngừa vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 do gián
đoạn tiêm trong đợt dịch COVID-19.
THẢO PHƯƠNG
“Ma túy ghê lắm, không nên thử dù chỉ một lần”
Theo ôngChương, nhữngngày nghiệnma túy là nhữngngày ông sống
bất cần, bất chấp và sẵn sàng vi phạm pháp luật để có ma túy, thỏa mãn
nhu cầu của bản thân.
“Ngày bị nghiện, tôi như kẻ luôn sẵn sàng liều chết. Giờ cai nghiện rồi
thì muốn sống thêm. Ma túy nó ghê lắm, không tả được. Bất kỳ ai cũng
không nên thử ma túy dù chỉ một lần” - ông Chương nói.
Cũng theo ông Chương, sau khi cai nghiện thành công, ông thấy sức
khỏe bản thân được cải thiện, tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm.
Nói về bí quyết đoạn tuyệt với ma túy, ông Chương cho rằng không
có gì khác ngoài sự nỗ lực của bản thân cộng với sự quan tâm, động viên
từ gia đình và xã hội.
TIẾNTHOẠI
T
rao đổi với PV, một lãnh đạo
Công an xã Ea Pô, huyện Cư
Jút, Đắk Nông xác nhận ông
Phạm Thanh Chương (59 tuổi, ngụ
xã Ea Pô), một người từng nghiện
ma túy nhiều năm nhưng hiện đã
cai nghiện thành công, trở thành
công dân có ích cho xã hội.
“HiệnôngChươngmởxưởngmộc.
Ngoài việc làm các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ bằng gỗ cho khách,
ông Chương còn dạy nghề miễn
phí cho những thanh niên có nhu
cầu học việc” - lãnh đạo Công an
xã Ea Pô nói.
16 năm chìm đắm với
“nàng tiên nâu”
Tiếp PVtrong căn nhà cấp 4 khang
trang nằm ngay mặt tiền đường
trung tâm xã Ea Pô, ông Chương
chậm rãi kể lại những ngày tháng
lầm lạc vì thuốc phiện.
Theo lời ông Chương, năm 1990,
ông rời quê NghệAn vào Đắk Nông
lập nghiệp và cưới vợ. Một thời gian
sau, ông Chương theo chân đám trai
tráng trong vùng về huyện M’Đrắk
(Đắk Lắk) để đào vàng.
Xa vợ con, sống trong cảnh rừng
thiêng nước độc, ông Chương nghe
lời đám bạn rủ rê rồi dính vào “nàng
tiên nâu” lúc nào không hay.
“Hồi đi đào vàng, anh em rủ rê hút
thuốc phiện cho có sức khỏe để làm.
Tôi cũng tò mò, không ý thức hết
được tác hại rồi hút thử và nghiện”
- ông Chương nhớ lại.
Cũng lời ông Chương, khi biết
mình nghiện, ông tìm mọi cách để
đoạn tuyệt với “nàng tiên nâu” nhưng
không dứt khỏi thuốc phiện được.
Thế rồi bao năm lang bạt đào
vàng nơi rừng thiêng nước độc,
ông Chương chẳng có lấy một đồng
đem về cho vợ con. Hơn thế, khi
trở về nhà, bao nhiêu đất đai, tài
sản gây dựng được trước đó ông
Chương đều bán hết và “nướng”
sạch vào ma túy.
“Hồi đó tôi nghiện ngập, nhà cửa
chẳng còn gì. Vợ nhiều lần nói tôi
hoặc bỏ vợ hoặc bỏ ma túy. Thấy vợ
con nheo nhóc, biết bản thânmình có
lỗi nhưng tôi không bỏ được. Cũng
may vợ không bỏ tôi mà vẫn chắt góp
từngđồngnuôi con” - ôngChươngkể.
Cũng vì nghiện ma túy nặng nên
ông Chương nhiều lần bị đưa đi cai
nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, hết lần
này đến lần khác, mỗi lần cai nghiện
thành công, được trở về nhà thì ông
Chương lại tái nghiện.
Năm 2005, ông Chương tiếp tục
bị đưa đi cai nghiện bắt buộc 18
tháng. Năm 2007, ông Chương cai
nghiện thành công, được trở về nhà.
Lúc ông Chương về đến trước
cổng cũng là khi người vợ (là giáo
viên) đi chiếc xe cà tàng từ trường
Đoạn tuyệt 16 năm
đen tối, thành chủ
xưởng giúp đời
Từng tan nhà nát cửa vì nghiệnma túy trong 16 nămnhưng
bằng quyết tâm sắt đá, ông Chương đã cai nghiện thành công,
trở thành người có ích cho xã hội.
về nhà.
“Nhìn vợ đi chiếc xe cà tàng
không có thắng, không có chuông,
tôi bật khóc. Tôi nghĩ mình không
nên để vợ khổ mãi như thế. Rồi tôi
tự nhủ lòng phải cố gắng để đoạn
tuyệt với ma túy, phải làm lại cuộc
đời” - ông Chương nói.
Tấm gương cai nghiện
thành công
Được vợ con động viên, chính
quyền địa phương tạo điều kiện,
ngay năm 2007 ông Chương được
tuyển vào làm bảo vệ tại một công
ty trên địa bàn huyện Cư Jút.
Cũng từ đó, ông Chương quyết
tâm cai nghiện ma túy, đoạn tuyệt
với tất cả bạn nghiện trước đây,
đoạn tuyệt hẳn với ma túy.
Sau một thời gian làm bảo vệ,
ông Chương mua máy móc về ấp
gà và trải qua nhiều công việc khác
như bán bún, cưa gỗ tại xưởng mộc
để mưu sinh.
Nhờ cần cù, chịu khó, ông sắm
được cho vợ một xe máy. Công việc
ấp gà, bán bún… cũng giúp ông
Chương có thêm nguồn thu ổn định.
Năm 2017, sau 10 năm cai nghiện
ma túy thành công, ông Chương đã
xây được căn nhà cấp 4 khang trang,
rộng rãi ngay mặt tiền đường trung
tâm xã Ea Pô.
Hơn thế, cả ba con của ôngChương
hiện đã yên bề gia thất, ai nấy cũng
có công việc ổn định.
Gần đây ông Chương tự sắmmáy
móc, mở xưởng mộc nhỏ ngay tại
nhà để làm các vật dụng như bàn
ghế, lục bình…và nhận chế tác sản
phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ theo
yêu cầu của khách đặt hàng.
“Mỗi năm tôi kiếm được khoảng
100 triệu đồng từ nghề mộc. Ngoài
ra có vài thanh niên tới học nghề,
tôi cũng dạy miễn phí cho họ” - ông
Chương nói.
Sau nhiều nămmiệt mài tích góp,
ông Chương cũng đủ tiền mua được
một mảnh rẫy với giá hơn 800 triệu
đồng ở xã Ea Pô làm của để dành.
Theo ông Chương, ngày trước
vì nghiện ma túy nên ông phải bán
đất. Giờ dành dụm được bao nhiêu
ông ráng mua đất, để dành sau này
cho con cái.
Bà Ngô Thị Xuân (58 tuổi, vợ
ông Chương) cho biết trước đây bà
không còn niềm tin vào việc chồng
mình sẽ cai nghiện thành công. Lý
do là ông Chương đã nhiều lần tái
nghiện, nhiều lần hứa bỏ ma túy
nhưng không làm được.
Dù vậy, với trách nhiệm của một
người vợ, bà vẫn luôn nhắn nhủ,
động viên chồng cố gắng làm lại
cuộc đời, cố gắng vun vén vì tương
lai của các con.
“Thời chồng nghiện ngập, tôi mặc
cảm, tự ti, chịu biết bao tủi cực. Sau
ngày cai nghiện thành công, ổng cứ
vùi đầu vào công việc để kiếm tiền.
Vì nghiện ma túy lâu năm, sức khỏe
của ổng giờ không tốt lắm. Giờ hai
vợ chồng đã già, tôi chỉ mong ông
ấy khỏe mạnh, cùng tôi vui vầy bên
con cháu” - bà Xuân nói.
Ông Đinh Công Xoan, Chủ tịch
UBND xã Ea Pô, cho biết ông
Chương là tấm gương điển hình
cho những người tái hòa nhập cộng
đồng, vươn lên làm lại cuộc đời.
“Trong các buổi phát động phòng,
chống ma túy, phát động phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở
địa phương, ông Chương được mời
đến thamdự, phát biểu, kể lại trường
hợp của mình và khuyên bà con
tránh xa ma túy” - ông Xoan nói.•
Sản phẩmcá chép bằng gỗ do ông Chương tự làm. Ảnh: TIẾNTHOẠI
“Ngày bị nghiện, tôi như
kẻ luôn sẵn sàng liều
chết. Giờ cai nghiện rồi
thì muốn sống thêm. Ma
túy nó ghê lắm, không
tả được. Bất kỳ ai cũng
không nên thử ma túy
dù chỉ một lần.”
Bệnhhogàđangcóxuhướngtăng,cótrẻbiếnchứngnặng
phảithởôxy.Ảnh:THẢOPHƯƠNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook