7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 15-7-2024
Luật và đời
được THA không đồng ý. Đại diện
ngân hàng cho rằng đã nhận thế chấp
phần đất hơn 22.000m
2
của Công tyV
đúng quy định, đề nghị tòa giải quyết
đảm bảo quyền lợi của ngân hàng.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP Long
Xuyên chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện, buộc chi cục THADS trả
cho Công ty D 3 tỉ đồng.
Phía ngân hàng kháng cáo, đề nghị
tòa phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn.
Đường đi có trước khi
cấp giấy
Xử phúc thẩm, TAND tỉnh An
Giang dẫn lại các văn bản nêu ý kiến
của chính quyền địa phương và Sở
TN&MT liên quan đến phần đất là
lối đi chung nêu trên.
Ngoài ra, qua xem xét, thẩm định
tại chỗ khu đất, tòa nhận thấy đường
đi chung đã hình thành trước thời
điểm cấp giấy chứng nhận cho Công
ty V. Công ty V không phản đối việc
người dân sử dụng đường đi chung
và không phản đối việc UBND TP
Long Xuyên đầu tư nâng cấp đường
đi cho người dân từ đường đất thành
đường bê tông. Sự việc nàymọi người
đều biết và thừa nhận.
Đến thời điểm ngân hàng thẩm
định tài sản cho vay và nhận thế
chấp diện tích gần 22.000 m
2
kèm
hồ sơ kỹ thuật khu đất có ghi nhận
hiện trạng đường đi trong phạm vi
diện tích đất nêu trên. Ngân hàng
biết rõ nhưng không phản đối tức là
thừa nhận trong phạm vi diện tích đất
này có hiện trạng đường đi chung do
người dân sử dụng.
Từ đó, tòa cho rằng một phần đối
tượng của hợp đồng không thực hiện
được ngay từ thời điểm xác lập, đó
là diện tích hơn 626 m
2
đất có hiện
trạng là lối đi chung.
Vì vậy, căn cứ Điều 408 BLDS
năm 2015, hợp đồng mua bán trên
bị vô hiệu một phần đối với diện tích
hơn 626 m
2
đất.
Ngoài ra, tòa cũng cho rằng việc
Công ty D có văn bản đề nghị cấp
giấy chứng nhận cho phần đất hơn
626 m
2
lối đi chung không phải là lý
do để cơ quan có thẩm quyền không
cấp giấy. Vì thực tế đường đi chung
đã được người dân sử dụng để đi lại
trong sinh hoạt đời sống hằng ngày
ổn định từ trước thời điểm cấp giấy
chứng nhận cho Công ty V.
Vì vậy, Công ty D yêu cầu được
nhận lại số tiền đã thanh toán cho
phần đất hơn 626 m
2
đất là phù hợp.
Tuy nhiên, nguyên đơn chỉ yêu cầu
nhận lại 3 tỉ đồng, đây là sự tự nguyện
của công ty, tòa sơ thẩm buộc chi
cục THADS hoàn trả 3 tỉ đồng là có
cơ sở. Do đó, tòa phúc thẩm không
chấp nhận kháng cáo của ngân hàng.
Tuy nhiên, để giải quyết triệt để
vụ án và để có cơ sở cho chi cục
THADS hoàn trả 3 tỉ đồng cho Công
ty D, tòa đã sửa án sơ thẩm. Theo đó,
tòa tuyên bố hợp đồng mua bán tài
sản giữa Chi cục THADS TP Long
Xuyên với Công ty D vô hiệu một
phần đối với diện tích hơn 626 m
2
đất, buộc cơ quan THAhoàn trả cho
Công ty D 3 tỉ đồng.•
NHẪNNAM
T
AND tỉnh An Giang vừa xét
xử phúc thẩm vụ án tranh chấp
hợp đồng mua bán tài sản đấu
giá giữa nguyên đơn là Công ty D
và bị đơn là Chi cục Thi hành án
dân sự (THADS) TP Long Xuyên.
Phiên phúc thẩm được mở do có
kháng cáo của người liên quan là
một ngân hàng.
Mua đấu giá khu đất
“dính” lối đi chung
Theo trình bày của nguyên đơn,
năm 2021, Công ty D mua đấu giá
tài sản của Công ty V do Chi cục
THADS TP Long Xuyên phát mại
để THA cho ngân hàng.
Tài sản gồm diện tích đất gần
22.000 m
2
do Công ty V đứng tên và
tài sản gắn liền với đất là máy móc,
thiết bị sản xuất với tổng số tiền hơn
158 tỉ đồng. Công ty D đã giao trả
đủ số tiền trên cho chi cục THADS.
Khi thực hiện thủ tục chuyển quyền
sử dụng đất, công ty phát hiện khu đất
trên có hơn 626 m
2
là lối đi chung của
nhiều hộ dân xung quanh. Người dân
và chínhquyềnđịaphươngkhôngđồng
ý cấp giấy chứng nhận cho Công ty D
có phần lối đi chung này. Từ đó, Sở
TN&MTkhông cấp giấy chứng nhận,
công ty phải trừ diện tích lối đi chung
này ra thì mới được cấp.
Do đó, đối với phần lối đi chung
này, công ty khởi kiện yêu cầu chi
cục THADS trả lại 3 tỉ đồng (thực
tế là hơn 3,2 tỉ đồng nhưng công ty
đã rút lại số lẻ).
Phía bị đơn là chi cục THADS
thống nhất với các phần trình bày
của nguyên đơn nêu trên và đồng ý
hoàn trả 3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, phía ngân hàng là người
1 công ty mua đấu
giá đất được tòa
tuyên trả lại 3 tỉ đồng
Phát hiện khu đất mua đấu giá bao trùm lối đi chung hơn 626m
2
,
công ty kiện cơ quan thi hành án đòi trả lại 3 tỉ đồng.
Tòa cho rằngmột phần đối
tượng của hợp đồng không
thực hiện được ngay từ thời
điểm xác lập, đó là diện
tích hơn 626m
2
đất có hiện
trạng là lối đi chung, do
đó hợp đồngmua bán bị vô
hiệumột phần đối với diện
tích hơn 626m
2
đất.
Không có bếnđỗan toàn
cho quan chức kê khai
tài sảngiandối
(Tiếp theo trang1)
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, cán bộ, công chức,
người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở
lên… có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và mọi biến động
về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa
thành niên một cách trung thực.
Mục đích của việc kê khai là để khi cần thiết, cơ quan có thẩm
quyền có thể kiểm tra biến động tài sản của cán bộ, công chức,
người có chức vụ, quyền hạn. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền có
thể phát hiện phần tài sản dôi dư là minh bạch hay bất chính.
Tuy vậy, công tác này không phải lúc nào cũng thuận lợi xét
dưới góc độ quy định của pháp luật lẫn triển khai thi hành.
Về mặt pháp lý, hiện nay mặc dù Điều 30 Luật Phòng, chống
tham nhũng đã quy định nhưng vẫn xuất hiện những trường
hợp không xác định được cơ quan thực hiện kiểm soát tài sản,
thu nhập đối với người thuộc diện phải kê khai…
Thực tiễn triển khai thi hành việc kê khai tài sản còn nhiều
vướng mắc hơn. Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, sáu
tháng đầu năm 2024 có 1.083 cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được
kiểm tra về công tác kê khai, công khai tài sản, thu nhập. Thế
nhưng vẫn còn 9 bộ, ngành và 42 địa phương chưa gửi báo cáo
hoặc có báo cáo nhưng không gửi kèm biểu mẫu, số liệu minh
chứng. Như vậy, ngay trong nội bộ các cơ quan nhà nước mà
việc triển khai thi hành vẫn chưa được thực hiện nhất quán.
Nghị định 130/2020 quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu
nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh bằng
hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính. Số cơ
quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng
20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát
của mình và số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu
nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê
khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM… có số lượng
người thuộc diện phải xác minh ngẫu nhiên rất lớn. Điều này
gây quá tải cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong bối
cảnh hạn hẹp về tổ chức, biên chế, nguồn lực, đồng thời vẫn
phải đảm nhiệm đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ khác.
Bên cạnh đó, tình trạng người thuộc diện phải kê khai
không trung thực trong quá trình kê khai vẫn khá phổ biến.
Việc kê khai không trung thực xuất phát từ nhiều lý do, trong
đó có việc sợ bị phát hiện tài sản bất minh theo kiểu “nào ai
có khảo mà mình lại xưng”. Bên cạnh đó, có thể người ta còn
ngần ngại khi phơi bày con số về tài sản (dù ít hay nhiều) của
mình - một lĩnh vực vốn mang tính tế nhị, đời tư, ai cũng muốn
được bảo mật...
Tuy nhiên, đã là đảng viên, người giữ chức vụ, quyền hạn
thuộc diện phải kê khai thì phải làm đủ, làm đúng, không nên
khai gian dối. Biết rằng về lý thuyết rất có thể bản kê khai này
không bị kiểm tra, đối chiếu, không bị phát hiện. Song người
kê khai gian dối sẽ có khoảng thời gian sống trong lo âu, sợ
hãi khi tổ chức tiến hành bốc thăm để xác minh tài sản. Và
nếu bị lộ, coi như mọi thứ chấm hết, mất hết. Đó là cái giá
phải trả rất đắt!
Ông bà ta có câu “cây kim trong bọc ắt có ngày lòi ra”.
Vào tháng 3-2024, bà Nguyễn Thị Hương Giang (Phó Bí thư,
Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bị “bốc hơi”
hơn 170 tỉ đồng trong tài khoản. Dư luận tự hỏi là trong tài
khoản của quan chức này tại sao lại có số tiền “khủng” đến
vậy, tiền trong tài khoản đã nhiều như thế thì “của chìm của
nổi” còn nhiều đến đâu nữa? Và với lý do không trung thực
trong kê khai tài sản, cuối cùng bà Giang đã bị cách chức
phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện, xem như “mất
cả chì lẫn chài”.
Một ví dụ khác hồi năm ngoái hẳn nhiều người còn nhớ, đó
là trường hợp của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.
Theo đó, ngày 2-10-2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ra quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng
đối với ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy Bến Tre. Theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
ông Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không
được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh
bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài
sản không trung thực, không đúng quy định.
Thật đúng là không có bến đỗ an toàn cho những quan chức
kê khai tài sản, thu nhập kiểu đối phó, không trung thực!
TS
CAO VŨ MINH
, Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM