154-2024 - page 8

8
Quy định mới về xử lý chênh lệch giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Ngày 13-7, Chính phủ ban hành Nghị định (NĐ) 88 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024 về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư (BTHTTĐC) khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo NĐ88, việc tính tiền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia
đình theo bảng giá tại thời điểm duyệt phương án BTHTTĐC.
Trường hợp bồi thường cho tổ chức kinh tế hoặc cho thuê
đất thu tiền một lần thì giá đất được xác định bằng giá do
UBND cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm duyệt
phương án bồi thường.
Trường hợp chênh lệch giữa giá trị bồi thường với tiền
phải nộp khi được giao, cho thuê đất khác hoặc tiền mua nhà
ở, NĐ88 đưa ra hai phương án xử lý. Cụ thể, nếu tiền bồi
thường, hỗ trợ về đất lớn hơn tiền sử dụng đất/thuê đất, chủ
sử dụng đất sẽ được nhận phần chênh lệch. Còn nếu tiền bồi
thường ít hơn thì chủ đất phải nộp thêm khoản còn thiếu.
“UBND tỉnh có trách nhiệm quy định tỉ lệ quy đổi, điều
kiện bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại
thu hồi hoặc bằng nhà ở để bồi thường trên căn cứ quỹ đất,
quỹ nhà và tình hình thực tế tại địa phương” - NĐ88 nêu.
Trường hợp có khác biệt giữa diện tích đất thực tế với
ghi trên giấy, NĐ88 cũng đưa ra hai phương án giải quyết.
Trường hợp 1: Diện tích đất thực tế nhỏ hơn trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc.
Nếu việc đo đạc để thu hồi đất đã hoàn thành nhưng sau đó
diện tích thửa đất bị thay đổi do thiên tai, sạt lở thì nhà chức
trách sẽ dùng số liệu đã đo để lập phương án BTHTTĐC.
Trường hợp 2: Diện tích đo đạc lớn hơn, chủ đất không
có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì
phần bồi thường được xác định theo số liệu đo thực tế. Với
trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất có vị trí, tọa
độ không chính xác, việc bồi thường cũng được xem xét
theo đúng vị trí, tọa độ khi đo đạc thực tế.
Theo Luật Đất đai 2024, trong 30 ngày từ khi quyết định
phê duyệt phương án BTHTTĐC có hiệu lực, cơ quan thực
hiện bồi thường phải chi trả tiền cho người có đất bị thu hồi,
chủ sở hữu tài sản. Nếu tiền bồi thường bị chậm chi trả, chủ
đất sẽ được trả thêm khoản tiền bằng mức chậm nộp tính
theo thời gian chậm chi trả.
Nếu người có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường
được duyệt hoặc đất thu hồi, tài sản đang có tranh chấp thì
số tiền này được gửi vào ngân hàng với lãi suất không kỳ
hạn. Tiền lãi sau đó cũng được cộng vào khoản bồi thường.
Việc bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với
loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở là một trong những điểm
mới so với NĐ47 (hướng dẫn Luật Đất đai 2013) hiện hành.
VIỆT HOA
Đô thị -
ThứHai 15-7-2024
Nghịđịnh88chophépbồithườngbằngđấtcómụcđíchsửdụngkhác
vớiloạiđấtthuhồihoặcbằngnhàở.Ảnh:VIỆTHOA
TP.HCM công nhận 191 sản phẩm OCOP
Du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản
phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã được Thủ tướng Chính phủ xác định
là một trong những giải pháp quan trọng không chỉ góp phần nâng cao
thu nhập cho các xã, huyện xây dựng nông thôn mới mà còn là giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Đến nay, TP.HCM đã công nhận 191 sản phẩm OCOP của 67 chủ thể,
trong đó có 79 sản phẩmđạt chuẩn 4 sao và 112 sản phẩmđạt chuẩn 3 sao.
Ông
ĐINH MINH HIỆP
,
Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM
THUTRINH
T
P.HCM đang triển khai và tập
trung đẩy mạnh các sản phẩm
nông nghiệp xanh, sạch gắn liền
với du lịch, đồng thời giới thiệu
nhiều tour tuyến đến đông đảo du
khách trong nước và quốc tế. Một
số sản phẩm du lịch nông nghiệp
tại TP.HCM đã có là ẩm thực đồng
quê, nguồn cội, làng nghề, nhà vườn,
sinh thái…đã thu hút du khách trong
thời gian qua.
Nhiều sản phẩm du lịch
nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp, nông thôn nói
riêng và du lịch xanh nói chung đang
là xu thế cũ mà lại mới, lại nóng đối
với Việt Nam và cả thế giới. Vì thế,
theo nhiều chuyên gia, TP.HCM cần
phải nắm bắt để xây dựng và khai
thác hiệu quả.
Điển hình như hiện nay TP Thủ
Đức, huyệnCủChi, huyệnCầnGiờ…
hình thành, phát triển các mô hình
và sản phẩm du lịch gắn với nông
nghiệp. Du khách trải nghiệm tham
quanmô hình nông nghiệp công nghệ
cao, hái trái thưởng thức tại vườn và
mua mang về những sản phẩm trái
cây ngon sạch, an toàn.
Cụ thể như mô hình du lịch cộng
đồng tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã đảo
Thạnh An, huyện Cần Giờ triển khai
từ cuối năm 2022. Đến nay mô hình
này đã thu hút và đón khoảng 4.500
lượt du khách. Theo đó, du khách
được trải nghiệm các hoạt động mới
mẻ như “tắm rừng”, đua bạch tuộc,
tìm hiểu nghề làm muối hay thưởng
thức những đặc sản địa phương…
Tại TPThủ Đức, thời gian gần đây
phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch
xanh, điển hình như Suối Tiên Farm.
Bà Bùi Thị Tố Trinh, Phó Tổng
Giám đốc Khu du lịch văn hóa Suối
Tiên, cho biết vườn sung Mỹ là một
sản phẩm du lịch độc đáo, mang đến
trải nghiệm có một không hai tại
TP.HCM. Theo đó, du khách được
trực tiếp tham quan, tự tay hái, ăn
và mua trái tại vườn mà không cần
phải vượt quãng đường xa đến xứ sở
trồng sungMỹ nổi tiếng ởÝ, Tây Ban
Nha, Úc hay bang California củaMỹ.
“Để đáp ứng nhu cầu của du khách,
chúng tôi đang tiếp tục mở rộng quy
mô trồng trọt. Áp dụng công nghệ
tiên tiến để nâng cao năng suất và
Du lịch TP.HCM
hút khách bằng sản
phẩm nông nghiệp
Nhiều tour tuyến, loại hình sản phẩmdu lịch nông nghiệp tại
TP.HCMđã góp phần tạo điểmnhấn hấp dẫn cho du khách khi
đến du lịch tại TP này.
chất lượng sản phẩm” - bà Trinh nói.
Được biết loài cây này thu hoạch
quanh năm, trong đó thời điểm từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau sẽ cho
trái rộ nhất. Trung bình mỗi ngày thu
hoạch 30-50 kg tùy từng mùa trong
năm. Ngoài thưởng thức trực tiếp,
sung còn được chế biến thành các
sản phẩm khác như sung sấy, nước
ép sung…
Tại huyện Bình Chánh, các mô
hình trồng dưa Huỳnh Long, làng
mai vàng Bình Lợi, mô hình nuôi
cá koi trong ao đất trong hành trình
tour “Bình Chánh những điều chưa
kể”. Đại diện UBND huyện Bình
Chánh cho biết huyện còn rất nhiều
tiềm năng để phát triển các tour du
lịch về văn hóa, lịch sử, sinh thái...
khi sở hữu 20 tài nguyên có thể khai
thác và phục vụ du khách.
Tìm cách kết nối
các sản phẩm
Đại diện Sở Du lịch TP.HCMđánh
giá cao tiềm năng, tài nguyên du lịch
nông nghiệp tại TP.HCM với các
làng nghề, nông trại, mô hình nông
nghiệp công nghệ cao theo đúng nhu
cầu thị trường.
Sản phẩm du lịch nông nghiệp
đang được du khách quan tâm là trải
nghiệm đời sống nông thôn gắn với
du lịch cộng đồng, ăn ở cùng người
dân bản địa. Thứ hai, sản phẩm tìm
hiểu làng nghề truyền thống như bánh
tráng, làm nhang, làng mai vàng.
Theo đó, du khách được trải nghiệm
làm sản phẩm, bón phân, tưới nước
cho cây. Thứ ba, du khách muốn đi
về nông thôn nghỉ dưỡng vì có cảnh
quan thiên nhiên, tạo cảm giác thư
thái, yên bình.
Theo các chuyên gia, du lịch nông
nghiệp là sản phẩm du lịch đặc thù để
thu hút du khách, góp phần đa dạng
hóa sản phẩm du lịch và xây dựng
thương hiệu cho du lịch TP.HCM.
Bà Phan Yến Ly, Giám đốc Công
ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện
Cánh Cam, đánh giá chương trình
“Mỗi quận, huyện một sản phẩm du
lịch đặc trưng” đã góp phần đa dạng
hóa sản phẩm du lịch của TP.HCM.
Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ của
chính quyền, các nhà cung ứng dịch
vụ du lịch nông nghiệp, các doanh
nghiệp lữ hành, nông dân hay trang
trại viên phải chủ động phối hợp, liên
kết hoạt động nghiên cứu thị trường
tìm khách hàng mục tiêu. Qua đó,
tìm kiếm sản phẩm phù hợp, cùng
quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực,
đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch nông nghiệp một cách chuyên
nghiệp hơn.
TS Dương Đức Minh, Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
kinh tế và du lịch, cho biết chất liệu
du lịch nông nghiệp, nông thôn tại
TP.HCM đã có. Điều quan trọng là
TP cần kết nối chúng lại, trở thành
chuỗi trải nghiệm để gia tăng cảm
xúc. Qua đó giúp thu hút du khách,
nhất là những nhóm du khách có nhu
cầu trải nghiệm văn hóa độc đáo.
Ông PhanĐìnhHuê, chuyên gia du
lịch, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch
Vòng Tròn Việt, cho rằng việc phát
triển loại hình du lịch nông nghiệp
cũng là tạo ra sản phẩm mới có tính
sáng tạo cho các doanh nghiệp du
lịch tại TP.HCM.
Để loại hình này phát triển, ông
Huê góp ý TP cần phải có chính
sách hỗ trợ về vốn, đất đai và thuế
cho các nhà đầu tư. Trong đó, quan
trọng nhất là cho phép xây dựng
các cơ sở lưu trú nhỏ, thân thiện
với môi trường ở các trang trại
nông nghiệp để đón du khách cần
được tính đến.•
Đến với huyện CầnGiờ, du khách có thể tìmhiểu nghề làmmuối tại ấp đảo Thiềng Liềng. Ảnh: TT
Sản phẩm du lịch nông
nghiệp đang được du
khách quan tâm là trải
nghiệm đời sống nông
thôn gắn với du lịch cộng
đồng, ăn ở cùng người
dân bản địa.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook